Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p2 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
13
pháp luật thừa nhận. Do đó, bằng chứng duy nhất về hôn nhân là giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp. “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng, thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”
(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 11 khoản 1).
II. Chế tài đối với các vi phạm quy định về kết hôn
A. Các khái niệm
Kết hôn trái pháp luật. Gọi là kết hôn trái pháp luật việc xác lập quan hệ vợ,
chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm những điều kiện kết hôn do pháp luật quy
định (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8 khoản 3). Vậy, không thể coi là kết
hôn trái pháp luật việc xác lập quan hệ vợ, chồng vi phạm những điều kiện kết hôn do
luật quy định và cũng không có đăng ký kết hôn. Ta gọi loại quan hệ sau này là quan
hệ như vợ chồng trái pháp luật, sẽ được nghiên cứu sau.
Vi phạm các điều kiện về nội dung và vi phạm các điều kiện về hình thức.
Các điều luật liên quan đến hôn nhân trái pháp luật trong Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 chỉ đề cập đến các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện về nội dung:
kết hôn mà chưa đến tuổi tối thiểu được phép, kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối, kết hôn
giữa những người có quan hệ thân thích... Không có điều luật nào nói rằng việc kết
hôn là trái pháp luật, nếu có vi phạm các điều kiện về hình thức: hồ sơ xin kết hôn
không có hoặc không đủ, nhận hồ sơ trong điều kiện không bên nào có mặt, nhận hồ
sơ qua bưu điện hoặc qua người trung gian, không có thủ tục niêm yết công khai,
không tôn trọng thời hạn niêm yết, không tiến hành xác minh, lập giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn mà không hỏi hai bên về việc có đồng ý hay không đồng ý kết hôn,...
Nói chung, người làm luật không coi các vi phạm điều kiện về hình thức kết hôn là
những sự kiện có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hôn nhân.
B. Chế tài trong trường hợp kết hôn trái pháp luật
1. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Những người có
quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, trong khung cảnh của luật hiện hành,
được liệt kê tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Trong trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối, thì bên bị cưỡng ép,
bị lừa dối, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu
Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
- Trong trường hợp kết hôn mà chưa đủ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc
có chồng, với người mất năng lực hành vi, kết hôn giữa những người có cùng dòng
máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời, kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với người đã từng là con nuôi, giữa bố
chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng, thì những người sau đây có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc
đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật: vợ, chồng, cha,
mẹ, con của các bên kết hôn; Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.