Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
21.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
798

Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐÌNH TIÊN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG, NHÀ VƯỜN

TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VIỆT NAM HỌC

Đà Nẵng - Năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐÌNH TIÊN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG, NHÀ VƯỜN

TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRƯƠNG ANH THUẬN

Đà Nẵng - Năm 2021

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hành

FAMTRIP : Chuyến khảo sát, đánh giá, tìm hiểu tài nguyên, thị trường du lịch

FIDR : Tổ chức Cứu trợ/ Phát triển Quốc tế (FIDR)

HĐND : Hội đồng nhân dân

HU : Huyện ủy

Nxb : Nhà xuất bản

QLNN : Quản lý nhà nước

TU : Tỉnh ủy

UBND : Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Khoa học - Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc

VH-TT-DL : Văn hóa - Thể thao và Du lịch

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................iv

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................4

6. Đóng góp của luận văn............................................................................................5

7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................6

NỘI DUNG......................................................................................................................7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY

VĂN HÓA LÀNG, NHÀ VƯỜN TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC....................................7

1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................................7

1.1.1. Khái niệm về văn hóa ...................................................................................7

1.1.2. Khái niệm làng và văn hóa làng ...................................................................8

1.1.3. Khái niệm nhà vườn....................................................................................11

1.1.4. Khái niệm về bảo tồn..................................................................................12

1.1.5. Khái niệm về phát huy................................................................................13

1.1.6. Khái niệm về du lịch, phát triển du lịch......................................................14

1.2. Cơ sở của việc bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn, phát triển du lịch tại

huyện Tiên Phước .....................................................................................................15

1.2.1. Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy văn hóa với phát triển du lịch ...........15

1.2.2. Các văn bản của Trung ương, địa phương về bảo tồn, phát huy văn hóa với

phát triển du lịch ...................................................................................................17

1.3. Tổng quan về huyện Tiên Phước .......................................................................21

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA

LÀNG, NHÀ VƯỜN TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC.....................................................25

2.1. Văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước..................................................25

2.1.1. Văn hóa làng huyện Tiên Phước.................................................................25

2.1.2. Nhà vườn ở Tiên Phước..............................................................................32

2.1.3. Tiềm năng khai thác phát triển du lịch của Tiên Phước .............................37

2.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn để phát triển du

lịch tại huyện Tiên Phước .........................................................................................39

2.2.1. Công tác bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước ...............39

vi

2.2.2. Hoạt động khai thác, phát huy văn hóa làng, nhà vườn để phát triển du lịch

tại huyện Tiên Phước ............................................................................................44

2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà

vườn, phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước..........................................................50

2.3.1. Thuận lợi.....................................................................................................50

2.3.2. Khó khăn.....................................................................................................51

Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................53

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT

HUY VĂN HÓA LÀNG, NHÀ VƯỜN TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH........................................................................................................................54

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy văn hóa làng,

nhà vườn tại huyện Tiên Phước để phát triển du lịch ...............................................54

3.1.1. Những tồn tại trong hoạt động bảo tồn, phát huy, phát triển du lịch tại

huyện Tiên Phước .................................................................................................54

3.1.2. Định hướng của Trung ương và địa phương về bảo tồn, phát huy văn hóa,

phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 - 2030......................................................55

3.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy văn

hóa làng, nhà vườn để phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước ...............................58

3.2.1. Một số nhiệm vụ .........................................................................................58

3.2.2. Các giải pháp ..............................................................................................61

3.3. Đề xuất mô hình du lịch phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước............77

Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................80

KẾT LUẬN ...................................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................82

PHỤ LỤC ...................................................................................................................PL1

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nổi bậc với hai di sản văn

hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh

quyển thế giới Cù Lao Chàm và bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp. Bên cạnh

đó, Quảng Nam có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, những giá trị văn hóa phi vật

thể đặc trưng của dân cư miền biển, đồng bằng và miền núi với không gian văn hóa đa

dạng. Đặc biệt huyện Tiên Phước, nơi có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều danh

thắng, không gian làng cổ, nhà vườn mang đậm đặc trưng của vùng quê xứ Quảng.

Là một huyện bán sơn địa chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng duyên hải với vùng

núi của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 25km về phía Tây, cách thành phố

Đà Nẵng, trung tâm du lịch Hội An khoảng 80km, Tiên Phước có địa hình đồi núi

thấp, dạng bát úp với sông suối xen kẽ. Những danh thắng vẫn còn hoang sơ nét tự

nhiên vốn có. Những ngôi nhà cổ, khu vườn, ngõ đá, làng quê đặc trưng của vùng

trung du Quảng Nam, những vùng cây ăn quả đặc sản duy chỉ có ở nơi đây đã tạo nên

cảnh quan thơ mộng phù hợp với loại hình du lịch sinh thái nông thôn, du lịch khám

phá trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, cộng đồng...

Với những lợi thế như vậy, huyện Tiên Phước xác định phát triển du lịch là ưu

tiên, trở thành một trong những ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -

xã hội và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng du

lịch của huyện Tiên Phước thì những kết quả đó vẫn chưa thoả mãn được sự kỳ vọng,

khai thác cơ hội và tiềm năng chưa thực sự hiệu quả, chưa có sự đầu tư đúng mức để

phát triển du lịch, đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn

hóa, kiến trúc nghệ thuật, chưa hình thành sản phẩm du lịch cụ thể, phong phú để thu

hút các nguồn lực và phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều làng quê Quảng Nam đang bị cuốn vào vòng xoáy

đô thị hóa, công nghiệp hóa, giá trị không gian làng đang có nguy cơ tan biến và thay

hình đổi dạng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa làng và nhà vườn

ở Quảng Nam đang đứng trước thách thức lớn. Những mất mát đó có thể chúng ta

chưa thấy hoặc thấy chưa hết những tác hại của nó, nhưng rõ ràng đó là những mất

mát lớn về văn hóa. Trong khi đó, Tiên Phước là huyện trung du phía Tây tỉnh Quảng

Nam, vùng đất mang đậm nét văn hóa vùng quê bán sơn địa, giàu truyền thống lịch sử,

văn hóa. Các làng quê còn gìn giữ được không gian, kiến trúc văn hóa đặc trưng với

những ngôi nhà cổ, nhà vườn, phong tục tập quán tốt đẹp, lối sống thuần Việt, có giá

trị lớn về khai thác và phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng quê

nông thôn...

Xuất phát từ thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung cũng như huyện Tiên Phước nói riêng, đồng thời

2

với mong muốn tận dụng những tiềm năng, lợi thế của địa phương này để tạo ra bước

đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh, góp phần giải quyết bài toán cân bằng giữa

phát triển và bảo tồn các di sản văn hóa, tạo nên những sản phẩm du lịch mới thu hút

du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh, con người Quảng Nam nói chung và huyện

Tiên Phước nói riêng trên bản đồ du lịch quốc gia, tôi đã chọn đề tài “Bảo tồn và phát

huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam để phát triển du

lịch” làm luận văn thạc sĩ ngành Việt Nam học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên địa bàn huyện Tiên Phước có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc

nghệ thuật, đặc biệt là di tích quốc gia Làng cổ Lộc Yên, một trong những điển hình về

văn hóa làng của vùng quê Quảng Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các giá trị

văn hoá của địa phương này đã thu hút được sự quan tâm ít nhiều của các học giả. Về

công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá trên địa bàn huyện Tiên Phước có

thể tìm thấy một số bài viết, đề tài nghiên cứu như:

Trong bài viết Thăm vùng đất “thập ngũ tiên sa” Tiên Phước, đăng trong báo

Tuổi trẻ online (12/6/2018), tác giả Nguyễn Văn Mỹ đã miêu tả, lý giải về nguồn gốc

tên gọi Tiên Phước, các địa danh trên địa bàn huyện Tiên Phước và những danh thắng,

không gian văn hóa làng cổ, ẩm thực, thông qua đó, giới thiệu về vẻ đẹp, tiềm năng

khai thác, phát triển du lịch của huyện Tiên Phước.

Bài viết Phát triển du lịch sinh thái Làng cổ Lộc Yên đăng trên Báo điện tử Tài

nguyên và Môi trường (28/2/2020) của tác giả Võ Hà đã miêu tả đặc trưng không gian

văn hóa Làng cổ Lộc Yên hòa hợp cùng thiên nhiên, cùng với những phong tục, tập

quán được lưu giữ tại đây mang đậm dấu ấn của cư dân xứ Quảng.

Trong tham luận Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di

sản (trường hợp Làng cổ Lộc Yên) trình bày tại Hội thảo khoa học bảo tồn, phát huy

giá trị văn hóa Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển (2019), tác giả Hoàng

Thị Thu Thủy khẳng định di sản Làng cổ Lộc Yên đang bị sức ép rất lớn từ nhiều phía

cần những giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của di sản.

Trong đề tài khoa học về Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị không

gian văn hóa nhà cổ làng Lộc Yên – Quảng Nam (2009) do Phạm Văn Đốc chủ biên,

nhóm tác giả đã nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, không gian làng cổ

với những ngôi nhà cổ đặc trưng, những lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, ẩm

thực, văn học dân gian… để trên cơ sở đó xác lập cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và

phát huy giá trị không gian văn hóa nhà cổ Lộc Yên. Đồng thời đề ra một số giải pháp

thực hiện bảo tồn, phát huy và biến những tài sản văn hóa này thành các sản phẩm du

lịch đặc trưng, tạo lợi thế, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh

tế du lịch tại địa phương.

Trong luận văn thạc sĩ chính sách công Thực hiện chính sách phát triển du lịch

trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (2019), tác giả Nguyễn Hùng Anh đã

3

nghiên cứu tổng quan về quá trình thực hiện các chính sách phát triển du lịch trên địa

bàn huyện Tiên Phước. Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch, thực hiện

chính sách phát triển du lịch, luận văn đã tập trung phân tích những tiềm năng, thế

mạnh, đánh giá thực trạng về du lịch, nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách

phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Từ đó tác giả đưa ra quan điểm, định

hướng thực hiện chính sách và kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong

thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước cũng đã có một số nghiên cứu như:

Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai

đoạn 2011-2020; Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm

2030; Đề án phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại bền vững gắn với du lịch sinh

thái làng quê, xây dựng huyện Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng,

giai đoạn 2017 - 2025….

Như vậy, từ việc khảo sát trên đây, có thể thấy rằng, các bài viết, công trình

nghiên cứu liên quan đến huyện Tiên Phước tập trung định hướng, khai thác, bảo tồn

các giá trị văn hóa, lịch sử, danh thắng nhằm phát triển du lịch; nhiều đề tài, công trình

nghiên cứu cả cơ sở lý luận và thực tiễn, xác lập cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát

huy giá trị không gian văn hóa nhà cổ, về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên

Phước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ mới đặt vấn đề bảo tồn không gian

văn hóa, xây dựng chính sách phát triển du lịch chung mà chưa quan tâm đến vấn đề

bảo tồn các giá trị văn hóa để làm chất liệu, nền tảng cho phát triển du lịch, đặc biệt là

bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn, một giá trị đặc trưng của Tiên Phước để

phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Chính khoảng trống đó đã tạo ra cơ sở để tôi

lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện

Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích những tiềm năng, giá trị văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên

Phước, cũng như đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị này, trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị

văn hóa của di sản để khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng theo hướng

phát triển du lịch cảnh quan, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái làng quê..., nhằm tạo

nên một điểm đến du lịch hấp dẫn, giới thiệu văn hóa làng, nhà vườn ở huyện Tiên

Phước.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tác giả phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về huyện Tiên Phước và làm rõ một số vấn đề lý

luận về việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn để phát triển du lịch.

4

Thứ hai, phân tích những giá trị văn hóa làng, nhà vườn và việc khai thác các giá

trị văn hóa này để phát triển du lịch ở huyện Tiên Phước.

Thứ ba, nghiên cứu tình hình bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn ở huyện

Tiên Phước trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy

văn hóa làng, nhà vườn để phát triển du lịch ở huyện Tiên Phước trong thời gian đến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện Tiên Phước, tỉnh

Quảng Nam để phát triển du lịch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tác giả nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn 3 xã Tiên

Cảnh, Tiên Châu, Tiên Mỹ của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi thời gian:

- Tác giả nghiên cứu vấn đề này trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2020. Đây

là thời gian huyện Tiên Phước thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số

26-NQ/Twngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về Nông

nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ

tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020, nhằm thực hiện mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công

nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn

dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời

sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

- Các định hướng và giải pháp thực hiện đề xuất trong luận văn được thực hiện

trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu

sau đây:

Thứ nhất là nguồn tài liệu gốc, bao gồm các văn bản phản ánh chủ trương, đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước về

bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá nói chung và văn hóa làng, nhà vườn tại

huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Thứ hai là các thành quả học thuật của giới nghiên cứu, bao gồm các luận văn,

sách báo, tạp chí,… liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung đề tài, để trên cơ sở

đó nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá phù hợp cũng như giải pháp khả

thi trong triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên

Phước.

5

Thứ ba là nguồn tư liệu Internet, bao gồm các tài liệu, bài viết trên được đăng tải

trên website của các báo điện tử, các cơ quan nghiên cứu, quản lý lĩnh vực văn hoá,

du lịch ở Trung ương và địa phương, để củng cố và làm sáng rõ thêm cơ sở khoa

học trong việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp và tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công

tác nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển kinh tế du lịch, bảo tồn di sản văn

hóa ở huyện Tiên Phước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả đã áp dụng các phương pháp như sau:

Phương pháp xử lý tư liệu: Tác giả tiến hành thu thập, tập hợp, chọn lọc các

thành quả học thuật, công trình nghiên cứu đã được công bố và các tư liệu gốc về chủ

trương, chính sách của các cấp có thẩm quyền ban hành, để phục vụ cho việc triển khai

nghiên cứu các nội dung trong luận văn.

Phương pháp điều tra xã hội học: Vận dụng phương pháp này, tác giả đã trực

tiếp gặp gỡ, trao đổi với người dân và chính quyền địa phương tại 3 xã Tiên Cảnh,

Tiên Châu, Tiên Mỹ của huyện Tiên Phước nhằm nắm bắt thông tin, thực trạng công

tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhà cổ; tranh thủ ý kiến người dân về các giải

pháp khả thi trong bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn trong phát triển du lịch.

Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát thực địa với mục đích kiểm tra

thực trạng, quan sát trực tiếp, quay phim, chụp ảnh tư liệu, để có được cái nhìn đúng

đắn về không gian sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, các hình thức tín ngưỡng, lễ

hội ở địa phương và trong đời sống người dân.

Phương pháp chuyên gia: Cùng với điều tra khảo sát, tác giả đã tham dự các hội

nghị, hội thảo của tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước về công tác bảo tồn, phát huy

các di sản văn hóa, phát triển du lịch. Đồng thời tranh thủ ý kiến của các nhà quản lý,

cán bộ có kinh nghiệm, các chuyên gia trong tỉnh, huyện về bảo tồn văn hóa, nhà cổ,

nhà vườn, về khai thác các giá trị văn hóa phát triển kinh tế, phát triển du lịch để xây

dựng luận văn.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp các kiến thức từ các lĩnh vực, các

chuyên ngành có liên quan nhằm giúp cho vấn đề nghiên cứu được sâu rộng, toàn diện

và sâu sắc hơn.

Ngoài ra, để hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này, tác giả còn sử dụng một

số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh….

6. Đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp một tài liệu chuyên khảo có giá trị

về mặt khoa học, dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu những

vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát

triển du lịch ở huyện Tiên Phước.

Luận văn đề ra những giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn để phát

triển du lịch. Trên cơ sở các tài nguyên sẵn có, xu hướng của nhu cầu thị trường để địa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!