Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
7.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1697

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THÀNH LIN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN

ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 831 06 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ MAI AN

Đà Nẵng, 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THÀNH LIN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN

ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 831 06 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ MAI AN

Đà Nẵng, 2020

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................3

6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY .............................5

GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT KHU DI TÍCH MỸ SƠN ............5

1.1. Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ du lịch ...5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................5

1.1.2. Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển du lịch...............................13

1.2. Khái quát khu di tích Mỹ Sơn.............................................................................14

1.2.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................14

1.2.2. Những giá trị của khu di tích Mỹ Sơn ........................................................17

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................21

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN

HÓA MỸ SƠN .............................................................................................................22

2.1. Bộ máy tổ chức quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn................................................22

2.1.1. Bộ máy quản lý ...........................................................................................22

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn.......................23

2.2. Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn ...........................................24

2.2.1. Bảo tồn di tích trước tác động của tự nhiên và bảo vệ rừng cảnh quan Mỹ

Sơn.................................................................................................................................31

2.2.2. Công cuộc trùng tu di sản văn hóa Mỹ Sơn................................................39

2.2.3. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ...............................46

2.3. Thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn .........................................47

2.3.1. Phát huy giá trị di sản gắn với du lịch ........................................................47

2.3.2. Cơ chế phối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn.........58

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................63

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH ......................................................................................................................64

3.1. Định hướng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn ......64

3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ...........................................................64

3.1.2. Định hướng của tỉnh Quảng Nam và Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn65

iii

3.2. Một số vấn đề đặt ra về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn..69

3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn.........................70

3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn

.......................................................................................................................................70

3.3.2. Giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn .....................................72

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................80

KẾT LUẬN ..................................................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

BT Bảo tồn

DLBV Du lịch bền vững

DS Di sản

DSVH Di sản văn hóa

PH Phát huy

QL Quản lý

TĐMS Thánh địa Mỹ Sơn

VH Văn hóa

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1. Đánh giá hiện trạng di tích 25

2.2.

Nhiệt độ trung bình (0C) các tháng trong giai đoạn 2001-

2015

32

2.3. Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 2001-2015 33

2.4.

Lượng mưa trung bình các tháng trong giai đoạn 2001-

2015

33

2.5.

Lượng mưa và số ngày mưa trung bình năm giai đoạn

2001-2015

33

2.6. Đánh giá khả năng phù hợp của các loài cây 37

2.7.

Thống kê các điểm, cơ sở phục vụ du lịch tại vùng phụ

cận di sản văn hóa Mỹ Sơn 49

2.8.

Thống kê số lượng khách và doanh thu đạt được tại Mỹ

Sơn từ năm 2015 đến năm 2019 51

vi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Số hiệu hình

và biểu đồ

Tên hình và biểu đồ Trang

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL Di sản Văn hoá Mỹ Sơn 22

2.2.

Thể hiện ý kiến của khách du lịch về các địa điểm

lưu trú tại Mỹ Sơn

53

2.3.

Thể hiện ý kiến khách du lịch về địa điểm lưu trú

khi đến Mỹ Sơn 53

2.4. Thể hiện cảm nhận của du khách khi đến Mỹ Sơn 54

2.5.

Thể hiện ý kiến của khách du lịch về việc bổ sung

chỗ tham quan 54

2.6.

Thể hiện ý kiến khách du lịch về thời gian tham

quan tại Mỹ Sơn

55

2.7.

Thể hiện ý kiến khách du lịch về tiết mục múa

Chăm

55

2.8.

Thể hiện ý kiến khách du lịch về số lượng các điểm

du lịch xung quanh Mỹ Sơn

56

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam được

quản lý nghiêm ngặt theo công ước Quốc tế và luật pháp Việt Nam, được Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia năm 1979, được UNESCO công

nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999. Tiếp đến, Thủ tướng

Chính phủ đã có Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 xếp hạng Mỹ Sơn vào

danh sách Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là sự khẳng định những giá trị toàn cầu của

quần thể kiến trúc Mỹ Sơn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của nhân loại, cũng là dấu

mốc quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích.

Các đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng qua 10 thế kỷ liên tục với 13 nhóm công

trình có liên hệ mật thiết (được đặt tên từ nhóm A đến nhóm O). Những di tích hiện

hữu và phế tích tồn tại trong các nhóm thể hiện lịch sử kiến trúc liên tục trong suốt

thời kỳ tồn tại của Vương quốc Chămpa. Đây là những công trình độc đáo đã được các

nhà khảo cổ, sử gia và các học giả khác minh chứng là tuyệt tác về xây dựng của thời

đại về phương diện kỹ thuật và điêu khắc ở khu vực Đông Nam Á. Tuy Mỹ Sơn có

những giá trị rất đặc biệt về văn hóa, lịch sử và quy mô lớn như vậy nhưng hiện nay,

một số đền tháp tại Mỹ Sơn bị xuống cấp và chưa phát huy hết tiềm năng du lịch. Vì

trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam nhiều đền tháp đã bị phá hủy, cộng với điều kiện

thời tiết khắc nghiệt của vùng miền Trung như mưa lớn gây lũ quét và độ ẩm cao đã

đặt ra một thách thức rất lớn cho công tác bảo tồn quần thể đền tháp. Bên cạnh đó,

cùng với việc phát triển du lịch nhằm đem lại nguồn lợi về kinh tế-xã hội, Mỹ Sơn

cũng đang phải đối diện với tình trạng di tích dần xuống cấp do các tác động tiêu cực

của du lịch đem lại. Công cuộc bảo tồn không còn là chuyện chống đỡ cho di tích khỏi

xuống cấp, khỏi nguy cơ sụp đổ mà đòi hỏi bảo tồn và phát huy giá trị khu đền tháp

phải bảo đảm tính toàn vẹn và tính xác thực theo các quy định của Công ước Bảo tồn

di sản của thế giới, đồng thời góp phần đảm bảo sự bền vững cho di tích kiến trúc có

giá trị đặc biệt này.

Tròn hai mươi năm Khu Di tích Mỹ Sơn được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và

Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Di sản Văn hóa Thế giới (1999 -

2019). Trong 20 năm qua, tuy nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung

ương đến địa phương, sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước nhưng công

tác quản lý - bảo tồn - phát huy giá trị Khu di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang phải

đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Khó khăn lớn nhất là di tích nằm ở dạng phế

tích, các đặc trưng trong kiến trúc – hiện vật - chất liệu - vật liệu và kỹ thuật xây dựng

vẫn còn là những điều bí ẩn cần tiếp tục được giải mã để đưa ra giải pháp khoa học

trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di sản.

2

Bên cạnh đó ngành du lịch được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một

ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước với

mục tiêu phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch

tầm cỡ trong khu vực [37]. Nằm trên con đường di sản miền Trung, Quảng Nam được

biết đến là nơi “1 điểm đến – 2 di sản”, mảnh đất Quảng Nam có nhiều điều kiện và

thế mạnh để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho tỉnh

nhà. Thánh địa Mỹ Sơn, từng là một trong 10 điểm đến hấp dẫn của Việt Nam1

. Theo

số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố ngày 04/07/2019 tổng

lượt khách đến Mỹ Sơn năm 2018 đạt 399.657 lượt. Tuy nhiên đây chưa phải là con số

mà tỉnh Quảng Nam mong đợi, Mỹ Sơn vẫn mới chỉ thu hút du khách đến tham quan

chứ chưa thể giữ chân khách vì chưa được bảo tồn hoàn thiện và phát huy tốt đa giá trị

của mình. Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang nỗ lực bảo tồn di tích, từ

đó tiếp tục thu hút du khách trong nước và quốc tế. Vậy làm thế nào để bảo tồn và

phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn nhằm phát triển du lịch? Đó là câu hỏi

mà những nhà quản lý di sản văn hóa nói chung, những ai đang làm trong ngành liên

quan đến công tác bảo tồn, phát huy di sản đều quan tâm và trăn trở.

Thực tiễn, công tác bảo tồn và phát huy tại Di sản văn hóa Mỹ Sơn còn một số

hạn chế bất cập, chưa tận dụng hết khả năng và thế mạnh của một di sản thế giới trong

tổ chức khai thác hoạt động du lịch. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng

dụng khoa học, công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời giảm bớt áp

lực cho di tích trước sự tác động hoạt động du lịch chưa được chú trọng đầu tư. Các

sản phẩm du lịch còn đơn điệu về nội dung, chất lượng dịch vụ chưa cao. Điều đáng

ngại là nhận thức của cán bộ và người dân về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản

trong khai thác du lịch còn chưa đầy đủ, việc sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch

để đầu tư lại cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu di tích còn chưa thật sự hiệu

quả, thường xuyên.

Khu di tích Mỹ Sơn có nhiều giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử với quy mô lớn

và độc đáo, nhưng hiện nay một số di tích đang bị xuống cấp, công tác quản lý và bảo

tồn còn tồn tại nhiều bất cập. Tuy giá trị lớn nhưng thực tế chưa khai thác hiệu quả,

nhất là trong phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Đặc biệt tỉnh Quảng Nam đã

xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nên việc phát triển du lịch bền

vững trên cơ sở bảo tồn va phát huy những giá trị tự nhiên và văn hóa là những yêu

cầu cấp thiết. Theo suy nghĩ trên, nhằm có cái nhìn tổng quát về công tác bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn trong thời gian qua, đồng thời đề xuất các giải

pháp góp phần giảm thiểu sự xâm hại của các yếu tố khách quan, chủ quan từ tự nhiên

và con người đem lại cho khu di tích, tôi đã lựa chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá

1 Đánh giá xếp loại theo trang Trip Savvy, năm 2015, đây là chuyên trang du lịch nổi tiếng

toàn thế giới, chuyên đánh giá các điểm đến và dịch vụ trong lĩnh vực du lịch.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!