Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của Liên minh châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC ANH TIÊN
BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI
THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI
THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380108
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Học viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC ANH TIÊN
Lớp: Cao học Luật, Khóa 32
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của em, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong những công trình nào khác và
những số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Ngày tháng năm 2021
Học Viên
Nguyễn Ngọc Anh Tiên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết tắt thay thế
1 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương
2 CTMR Quy chế nhãn hiệu thương mại cộng đồng
3 ECJ Tòa án công lý Châu Âu
4 EU Liên minh châu Âu
5 EUIPO Văn phòng sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu
6 EUTM Nhãn hiệu Liên minh châu Âu
7 EUTMIR Quy chế thực thi nhãn hiệu thương mại của châu Âu
8 EUTMR Quy chế nhãn hiệu thương mại của châu Âu
9 INTA Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế
10 OHIM Văn phòng điều hòa thị trường nội địa (về nhãn
hiệu và sáng chế)
11 PTO Văn phòng quản lý sáng chế và nhãn hiệu
12 SHTT Sở hữu trí tuệ
13 TLT Hiệp ước Luật nhãn hiệu năm 1994
14 TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ
15 USPTO Cơ quan quản lý sáng chế và nhãn hiệu của Hoa Kỳ
16 WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU MÙI THEO
PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .......................................................11
1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng nhãn hiệu mùi...................................11
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu mùi........................................................................11
1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu mùi..................................................................13
1.1.3. Chức năng của nhãn hiệu mùi................................................................17
1.2. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu mùi..............................................................19
1.2.1. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu mùi .............................................24
1.2.2. Khả năng phân biệt thông qua sử dụng của nhãn hiệu mùi...................24
1.3. Hình thức thể hiện và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu mùi .............................26
1.3.1. Giai đoạn trước khi sửa đổi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Liên
minh châu Âu....................................................................................................27
1.3.2. Giai đoạn sau khi ban hành Quy chế nhãn hiệu thương mại châu Âu vào
năm 2016 ..........................................................................................................29
1.4. Quy trình bảo hộ nhãn hiệu mùi ................................................................31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM .........................................................................................................................39
2.1. Đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu mùi...............................................39
2.1.1. Đánh giá khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu mùi ..............................39
2.1.2. Đánh giá khả năng phân biệt thông qua sử dụng của dấu hiệu mùi .....47
2.2. Đánh giá hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi..............................................52
2.2.1. Công thức hóa học của dấu hiệu mùi.....................................................55
2.2.2. Từ ngữ, hình ảnh mô tả dấu hiệu mùi ....................................................57
2.2.3. Mùi hương mẫu ......................................................................................59
2.2.4. Phương pháp phân tích sắc ký mùi hương.............................................59
2.2.5. Dữ liệu điện tử của mùi hương...............................................................60
2.2.6. Các hình thức phối hợp ..........................................................................62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một trong những đối tượng quan
trọng của quyền SHTT là nhãn hiệu, theo đó, nhãn hiệu được hiểu là một dấu hiệu
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác1
. Thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ
được độc quyền trong sử dụng nhãn hiệu và có thể ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh
khác sử dụng nhãn hiệu này.
Hiện nay, nhãn hiệu chủ yếu được bảo hộ ở các hình thức có thể nhìn thấy
được
2
. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học công nghệ, nhà
sản xuất đã phát triển nhiều loại nhãn hiệu mới để thu hút người tiêu dùng, thường
được gọi là nhãn hiệu phi truyền thống. Khác với nhãn hiệu truyền thống, nhãn hiệu
phi truyền thống là những loại nhãn hiệu có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác
quan thay vì chỉ được cảm nhận bằng thị giác. Văn phòng SHTT của Liên minh
Châu Âu (European Union Intellectual Property Office – EUIPO) đã liệt kê năm
loại nhãn hiệu phi truyền thống bao gồm: dấu hiệu ba chiều, hình ảnh ba chiều, màu
sắc, âm thanh, và cuối cùng là mùi hương3
.
Nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống đang trở thành một xu thế mới ở
các quốc gia, trong đó có nhãn hiệu mùi. Loại nhãn hiệu này được sử dụng lần đầu
tiên vào năm 1990 tại Hoa Kỳ
4 và sau đó được phổ biến ở nhiều nước khác trên thế
giới như Liên minh Châu Âu, Úc, Canada... Nhãn hiệu mùi đã được công nhận tại
Châu Âu là mùi cỏ mới cắt cho bóng tennis5
của công ty Vennootschap onder Firma
Senta Aromatic Marketing (gọi tắt là công ty Vennootschap). Tại Mỹ các đơn đăng
1 Trang web của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organisation), truy cập trên
trang https://www.wipo.int/trademarks/en/ vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.
2 Khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPS.
3
Jacob Bolte (2016), The Removal of the Requirement for Graphical Representation of EU Trade Marks The
Impact of the Amending Trade Mark Regulation, Master Thesis, Örebro University Juridicum, Sweden, p.19
4 Mùi hương hoa đại (Plumeria) cho sản phẩm chỉ thêu và chỉ khâu của Clarke, tài liệu vụ kiện In Re Clarke
17 USPQ2d 1238 vào năm 1990, truy cập trên trang https://www.quimbee.com/cases/in-re-clarke ngày 11
tháng 09 năm 2020.
5 Vụ kiện của công ty Vennootschap onder Firma Senta Aromatic Marketing, Case R 156/1998-2, Decision
of the Second Board of Appeal of the OHIM (11 Ferruary 1999). Nhãn hiệu đăng ký số 428870 tại Châu Âu.
thông tin chi tiết của vụ kiện được truy cập từ trang http://www.copat.de/download/R0156_1998-2.pdf ngày
28 tháng 12 năm 2019.