Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
204.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1568

bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

PHẦN 1: NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHI BẢO HIỂM XUẤT NHẬP

KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1. Sự cần thiết, tác dụng của bảo hiểm:

Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo

quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

Thứ hai, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế

quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vị

kinh doanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ

tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài. Nhờ có hoạt

động bảo hiểm trong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài,

nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình.

Thứ ba, khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số

tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. Số tiền chi bồi

thường của các công ty hàng năm là rất lớn chiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí

bảo hiểm.

Thứ tư, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành

nguyên tắc thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hoá xuất

nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm

giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên

quan.

2. Vai trò của bảo hiểm:

Một là, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc

gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải

được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng

hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.

Hai là, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do

thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất

cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần.... vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng

hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở

những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông... do đó phải tham

gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Ba là, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất

của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định) . Trên vận đơn đường biển,

rất nhiểu rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngày cả các công ước

quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở

(Hague, Hague Visby, Hamburg.....Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo

hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Bốn là, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, những

vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các

rủi ro có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một

nhu cầu cần thiết.

Năm là, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc

tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã

trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương.

3. Nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm hàng hải.

3.1. Quyền lợi có thể bảo hiểm (Insurable Interest)

Điều % MIA định nghĩa quyền lợi có thể được bảo hiểm như sau:

a. Theo những quy định của luật này, người có quyền lợi có thể được bảo

hiểm là người liên quan đến một hành trình đường biển.

b. Một người được coi là có liên quan đến một hành trình đường biển khi

người ấy co liên quan hợp pháp hoặc công bằng đối với hành trình hoặc bất cứ tài

sản có thể bảo hiểm nào chịu rủi ro trong hành trình đó mà theo đó người ấy có thể

hưởng lợi nếu tài sản có thể bảo hiểm ấy được an toàn hay về được bến đúng hạn,

hoặc có thể bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hại, hay bị cầm giữ hoặc

có thể chịu trách nhiệm về những tổn thất đó.

3.2. Trung thực tối đa – Nghĩa vụ khai báo (Utmost Good Faith – Declaration)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!