Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm ngân hàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với một
nền kinh tế và sự thông thương giao lưu buôn bán giữa các nước đã có từ rất lâu
đời. Và ngày nay khi mà thế giới chúng ta đang sống được gọi là “ Thế giới phẳng”
(Theo học thuyết của nhà kinh tế học hiện đại Friedman), Việt Nam đã là thành viên
thứ 150 của WTO thì đây không còn là một vấn đề mới đối với mọi người. Nhất là
ở giai đoạn của Việt Nam hiện nay, giai đoạn hậu WTO. Là thời đại mà quá trình
sản xuất trong nước phải gắn chặt với những diễn biến của nền kinh tế thế giới
thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Và như chúng ta đã biết, muốn cho
quá trình thông thương hàng hoá phát triển và diễn ra một cách trôi chảy thì phải
cần một điều kiện cần thiết đó là dịch vụ vận chuyển. Có thể nói “Không có thương
mại nếu không có vận chuyển”. Có nhiều phương tiện vận chuyển hàng hoá xuất
nhập khẩu hàng hoá(XNKHH) bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng
không...Trong đó, vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90% tổng khối lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu của thế giới. Nhiều nước ở vị trí không tiếp giáp với biển
cũng phải thông qua cảng các nước khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
như Cộng Hoà Séc, Hungari, Lào…Bởi vì vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều
ưu điểm. Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường biển luôn tiềm ẩn rất nhiêu rủi ro các
rủi ro này có thể do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kĩ thuật hoặc yếu tố xã hội, con
người. Trong lịch sử loài người đã có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu
trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hoá xuất
nhập khẩu. Mặt khác, ngày nay trong nền kinh tế mở, ngành bảo hiểm ra đời không
những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho những chủ hàng, mà còn góp phần
thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh
hưởng sâu sắc tới vấn dề kinh tế - xã hội cho cả hai nước xuất nhập. Vì vậy
BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết khách quan, đến nay đã trở
thành tập quán thương mại quốc tế.
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 2
Ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm trong lĩnh vực này và qua quá
trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIC) em thấy
rằng đây là nghiệp vụ có doanh thu đáng kể trong các nghiệp vụ mà BIC đang triển
khai, là nghiệp vụ rất có tiềm năng phát triển và được BIC rất quan tâm đề ra chiến
lược lâu dài với mục tiêu là một trong ba nghiệp vụ đem lại doanh thu lớn nhất cho
BIC nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng
hoá vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”
Để vấn đề trình bày được mạch lạc, rõ ràng, tiện theo dõi luận văn chia ra
làm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại BIC.
Chương III: Giải pháp triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại BIC.
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA
1.1.Vai trò
- XNK là thế lực to lớn chi phối nền kinh tế thế giới, mang lại giá trị sử dụng cho
nền kinh tế quốc tế. Là hoạt động làm lợi về mặt giá trị sử dụng cho toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Thông qua hoạt động mua, bán nó làm thay đổi cơ cấu giữa tích
luỹ và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội
- XNK làm lợi về mặt giá trị cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hoá giúp cho thương mại trong nước phát triển, tăng tính
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước tạo điều kiện cho các sản phẩm ngày
càng có mẫu mã đẹp, phong phú, đa dạng; chất lượng ngày một nâng cao.
- Qua hoạt động trao đổi các ngành sẽ tiến hành hợp tác hoá, chuyên môn hoá để
giảm chi phí sản xuất, từ đó tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm giúp các
doanh nghiệp tăng lợi nhuận, góp phần tăng GDP.
1.2. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá
Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua hợp đồng
giữa người mua và người bán với nội dung về số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy
cách đóng gói, giả cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm,
thủ tục và đồng tiền thanh toán…
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang
người mua.
- Hàng hoá XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu
sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch…tuỳ theo quy định của mỗi nước. Đồng thời
để được vận chuyển ra (hoặc vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 4
thương mại quốc tế. Người tham gia bảo hiểm có thể là người bán hàng ( người xuất
khẩu) hoặc người mua hàng (người nhập khẩu). Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) thể
hiện quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm đối với hàng hoá được
bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người
mua hàng để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn thất có thể đòi công ty bảo hiểm
bồi thường.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng các phương tiện
khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện, trong đó có tàu biển, hàng
không, đường bộ… Người vận chuyển hàng đồng thời cũng là người giao hàng cho
người mua.
Quá trình XNKHH có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên chủ yếu
là: người bán, người mua, người vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy phải phân
định rõ ràng trách nhiệm các bên liên quan.
II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN (BHHHXNKVCBĐB)
1.1.Sự cần thiết của BHHHXNKVCBĐB
- BHHHXNKVCBĐB ra đời đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm an toàn cho cho
các chủ hàng, từ đó tạo động lực thúc đẩy thương mại trong nước phát triển.
- Việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, góp phần phát triển tốt mối quan hệ
kinh tế quốc tế giữa các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước;
góp phần tăng thu ngoại tệ…
- Giúp cho quá trình thông thương hàng hoá diễn ra suôn sẻ, tạo điều kiện thúc
đẩy hoạt động ngoại thương phát triển theo kịp các nước trong khu vực. Đồng thời
tạo động lực giúp cho thị trường bảo hiểm trong nước phát triển, khiến các doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước phải nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng tài
chính để thu hút khách hàng trong nước và quốc tế.
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 5
1.2 Rủi ro trong BHHHXNKVCBĐB
1.1.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm
Rủi ro là khả năng có thể gây ra hư hỏng, thiệt hại hoặc huỷ hoại đối tượng
bảo hiểm .
Trong BHHHXNKVCBĐB rủi ro được bảo hiểm phải là những thiên tai, tai nạn bất
ngờ của biển gây ra hư hại hàng hoá và phương tiện vận chuyển chứ không phải là
mọi rủi ro trên biển. Nhìn chung các rủi ro thông thường được bảo hiểm bao gồm:
+ Tổn thất hoặc nhiễm bẩn xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý
cho
- Cháy, nổ
- Tàu hay sà lan mắc cạn, đắm hay lật úp;
- Đâm va với bất kể vật thể nào bên ngoài không kể nước;
- Dỡ hàng tại một cảng hoặc tại một địa điểm lánh nạn;
- Động đất, núi lửa phun, sét;
- Hy sinh tổn thất chung;
- Ném, (đổ) hàng xuống biển;
- Nước biển sông hồ xâm nhập vào hầm hàng;
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang
xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan;
- Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
1.1.2.Rủi ro loại trừ
Các rủi ro loại trừ thường bao gồm:
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí được quy cho hành vi xấu cố ý của Người được
bảo hiểm;
- Rò rỉ thông thường hoặc hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường,
hoặc biến chất ở đối tượng được bảo hiểm;
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí gây ra bởi khuyết tật hoặc tính chất của đối tượng
được bảo hiểm;
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 6
- Mất mát, hư hại hay chi phí phát sinh do tàu bè không đủ khả năng đi biển; tàu
bè, phương tiện vận chuyển, container hay toa hàng không thích hợp cho việc
chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ biết được riêng trạng
thái không đủ khả năng đi biển hoặc trạng thái không thích hợp đó vào thời gian đối
tượng bảo hiểm được xếp vào đối tượng như vậy;
- Người bảo hiểm miễn bãi mọi vi phạm về những đoan kết ngầm định về tàu đủ
khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới
điểm đến, trừ khi Người được bảo hiểm hay người làm công cho họ được biết riêng
về tình trạng không đủ khả năng đi biển hay tình trạng không thích hợp đó;
- Mất mát, hư hại gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro
được bảo hiểm;
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc
thiếu vốn về tài chính ở người chủ, người quản lý, người thuê tàu;
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất cứ một loại vũ khí
chiến tranh gì dùng tới phản ứng hạt nhân hoặc đốt nóng hạt nhân hoặc nguyên tử
hoặc phản ứng khác tương tự hoặc năng lượng hoặc chất phóng xạ;
- Chiến tranh, đình công…
1.1.3.Rủi ro đặc biệt
Rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt: Rủi ro do chiến tranh, đình
công, bạo loạn…(gọi chung là rủi ro chiến tranh) thường không được nhận bảo
hiểm. Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu, rủi ro chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm
kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện chủ hàng phải trả thêm
phụ phí.
1.3 Tổn thất trong BHHHXNKVCBĐB
Tổn thất trong BHHHXNKVCBĐB là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hoá
được bảo hiểm do rủi ro:
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B
Luận văn tốt nghiệp 7
Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có thể chia ra tổn thất bộ phận
(TTBP) và tổn thất toàn bộ (TTTB)
- TTBP là một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm
(HĐBH) bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. TTBP có thể là tổn thất về số lượng, trọng
lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.
Ví dụ: Xi măng bị mất 4 bao (400)kg, gạo bị ướt giảm giá trị thương mại 40%, chất
lỏng xăng dầu rò rỉ, bay hơi…
- TTTB là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng,
mất mát, thiệt hại.
Có hai loại TTTB là TTTB ước tính và TTTB thực tế.
+ TTTB thực tế là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư
hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được
bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa. Chỉ có “TTTB thực tế”
trong bốn trường hợp sau:
o Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn;
o Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được;
o Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm;
o Hàng hoá ở trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích.
Ví dụ: Một tàu chở cà phê xuất khẩu từ Hải Phòng sang Nhật Bản. Trên hành
trình tàu gặp bão lớn. Cà phê bị ướt và vón cục. Nếu tiếp tục chở đến Nhật Bản thì
cà phê sẽ bị hỏng toàn bộ (không còn giá trị thương mại). Trong trường hợp này,
khi hàng đến Nhật Bản thì TTTB là không thể tránh khỏi.
+ TTTB ước tính là trượng hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại, mất
mát chưa tới mức độ TTTB thực tế, nhưng không thể tránh khỏi TTTB thực tế; hoặc
nếu bỏ thêm chi phí ra cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn
GTBH.
Ví dụ: Một tàu chở sắt thép xây dựng bị đắm trên hành trình do gặp bão. Nếu tiến
hành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị ban đầu của lô
hàng.
SV: Vũ Thị Huyền Lớp: Bảo hiểm 45B