Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀN VỀ THUẾ GTGT- MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ TÀI: BÀN VỀ THUẾ GTGT- MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu
NSNN mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý, điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một
giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách định hướng sự phát
triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải
dược cải cách cho thích hợp. Cuộc cải cách thuế nước ta từ năm
1990 đến nay được xem là một cuộc cải cách thuế toàn diện, sâu
sắc. Qua bước 1 của cuộc cải cách (1990 – 1995), hệ thống thuế
nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng như: thống nhất hệ
thống thuế áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế trong cả nước; tạo môi trường pháp lý bình
đẳng, tăng thu NSNN, góp phần đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả;
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn
chế sau: hạn chế về tính bao quát khi có nhiều ngành, nghề, nhiều
loại hình kinh doanh xuất hiện; hạn chế trong khuyến khích đầu tư;
hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh tế với các nước
khu vực và thế giới; hạn chế về tính đơn giản rõ ràng, chặt chẽ...
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được Quốc hội khoá IX
thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/1999 thay cho luật thuế doanh thu. Việc thay thế này đánh dấu
một thành công lớn trong tiến trình cải cách thuế giai đoạn hai ở
nước ta và cũng là một bước trong quá trình hội nhập để sánh kịp
các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự kiện lớn trong
đời sống kinh tế của nước ta, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động
kinh tế - tài chính ở tầm vĩ mô lẫn tầm vi mô của nền kinh tế.
1
Việc kế toán thuế GTGT liên quan đến tất cả các thành phần kế
toán, từ hạch toán vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định,
công nợ phải thu phải trả, chi phí, doanh thu và thu nhập hoạt động
khác, đến chứng từ hoá đơn, nội dung phương pháp lập báo cáo tài
chính, tổ chức cung ứng vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ và đặc biệt là phục vụ việc lập các bảng kê và tờ khai thuế
GTGT hàng tháng ở các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hiểu và triển khai thật tốt các công việc liên quan đến thực
hiện thuế GTGT là là trách nhiệm và cũng là lợi ích của bản thân
doanh nghiệp và của cán bộ kế toán. Thuế GTGT đầu ra là nghĩa vụ
của doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, thuế GTGT đầu vào là
quyền lợi được trừ hoặc được hoàn lại của doanh nghiệp. Vì thế kế
toán thuế GTGT thực sự là công cụ quan trọng để thực hiện luật
thuế mới. Em xin được phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp,
kiến nghị để khắc phục các khiếm khuyết và những hiệu ứng xấu trong
quá trình thực hiện luật thuế GTGT để mọi người hiểu rõ và hưởng
ứng tích cực luật thuế này thông qua đề tài sau: “Bàn về thuế GTGT –
một số vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục.”
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành
đề án. Do thời gian và khả năng có hạn nên đề án còn có những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những lời chỉ bảo, góp ý
của các Thầy, Cô và bạn bè để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề án này.
∗
2
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GTGT
1.Thuế GTGT là gì?
Để hiểu được một cách rõ ràng và áp dụng chính xác luật thuế
GTGT thì trước hết phải hiểu rõ về các khái niệm cơ bản, bản chất của
thuế GTGT cũng như phạm vi thực hiện và các phương pháp tính và
mục tiêu của thuế GTGT.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là: thuế tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. (Điều 1 luật thuế GTGT)
- Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là: phần chênh lệch tăng
giữa giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ thực hiện và giá thanh toán
hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Thuế GTGT phải trả khi mua sản phẩm hoặc tiêu dùng, thuế
GTGT trả cho người cung cấp, nhà cung cấp có vai trò như một
người thu hộ Chính phủ, thuế GTGT được chuyển tới người tiêu
dùng cuối cùng.
1.1. Đối tượng chịu thuế GTGT:
- Đối tượng chịu thuế GTGT: hàng hoá dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tượng quy định
ở điều 4 luật thuế VAT) (Điều 2)
- Đối tượng nộp thuế là: Tổ chức cá nhân SXKD hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác
nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) (Điều 3)
- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế VAT sau: (Điều 4)
+ Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế.
+ Sản phẩm muối.
+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3