Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ TÀI: Bàn về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp
Lời mở đầu:
Mọi người bảo sao bạn không chọ đề tài nào lại chọn đề tài thuế, thuế giá
trị gia tăng thì có gì đáng bàn đâu. Nhưng riêng em, em rất thích tìm hiểu về
thuế giá trị gia tăng.Em thấy thuế giá trị gia tăng rất đáng nghiên cứu, nhất là
trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Luật thuế nói chung, và luật thuế giá trị
gia tăng hiện nay còn rất nhiều sơ hở, các doanh nghiệp lợi dụng những sơ hở đó
để trốn thuế. Luật về thuế giá trị gia tăng được sữa đổi bổ sung liên tục nhưng
chưa thể khắc phục hết tình trạng trốn thuế hiện nay. Em thấy mình cần hiểu rõ
về thuế giá trị gia tăng để có thể biết được nhưng sai phạm trong quá trình thực
hiện công việc của mình liên quan đến thuế giá trị gia tăng, đây là cơ hội để em
hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng.
Lần đầu làm đề án, chưa trải qua kinh nghiệm thực tế nên không thể
tránh khỏi thiếu sót, em mong thầy, cô giáo giúp đỡ để em hoàn thành đề án của
mình tốt hơn, em xin chân thành cảm ơn.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1, Khái niệm.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
2, Đối tượng chịu thuế.
Hàng hoá, dich vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại điều 4 luật
thuế GTGT.
3, Đối tượng nộp thuế.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi
chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu
thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.
4, Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất
4.1) Giá tính thuế. (Luật thuế GTGT)
1
Giá tính thuế GTGT được quy định như sau:
(1) Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế
nhập khẩu.
(2) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, ssử dụng nội bộ, biếu, tặng
là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này.
(3) Đối với hàng hoá cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ.
(4) Đối với hàng hoá trả theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hoá
tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.
(5) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công. ư
(6) Đối với hàng hoá, dịch vụ khác là do Chính phủ quy định.
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại điều này
bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ
thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá
tính thuế.
(7) Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt ở khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt nhưng chưa có thuế GTGT; ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu
cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt.
4.2) Thuế suất thuế GTGT
Hiện nay có 3 mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng cho các nhóm
hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Đó là mức thuế suẩt 0%, 5%, 10%. Trong đó, thuế
suất 0% áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, bao gồm xuất khẩu ra bên
ngoài nước và xuất khẩu vào các khu chế xuất, mức thuế suất 5% áp dụng đối
với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, Thuế suất 10% là thuế suất áp dụng
phổ biến cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.
Trước đây còn có mức thuế suất 20% mang tính chất điều chỉnh nhưng
hiên nay đã bỏ và chỉ còn có 3 mức thuế trên.
5, Phương pháp tính thuế GTGT (Diều 9 luật thuế GTGT)
Theo luật thuế GTGT thì các doanh nghiệp có thể tính thuế GTGT theo
một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính
trực tiếp trên GTGT,
5.1) Phương pháp khấu trừ thuế.
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào
2
- Thuế GTGT đầu ra= Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra × tỷ
suất thuế GTGT đầu ra
- Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi
trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng
hoá nhập khẩu.
5.2) Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Số thuế phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ × thuế suất thuế GTGT
GTGT bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh
toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng cho cá nhân, sản xuất
kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo
luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
6, Khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
6.1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
(1) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
(2) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản
xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
(3) Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác
định số thuế phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là ba tháng, kể từ
thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh; đối với tài sản cố định, nếu số thuế
đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy
định của Nhà nước.
(4) Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phải được cơ
quan hải quan xác nhận là hàng hoá đã được xuất khẩu đối với hàng hoá xuất
khẩu; phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho
bên nước ngoài; phải được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp thanh toán
bù trừ giữa hàng hoá xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay
Nhà nước và một số trường hợp thanh toán đặc biệt.
Chính phủ quy định cụ thể thủ tục, điều kiện thanh toán đối với hàng
hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào.
(5) Việc khấu trừ thuế đầu vào đối với một số trường hợp đặc biệt do
Chính phủ quy định.
3