Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu – hội sở phía bắc
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1479

bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu – hội sở phía bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

STBH: Số tiền bảo hiểm

GIC: Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu

CSLTDL: Cơ sở lưu trú du lịch

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Biểu 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)

Biểu 1.2 : Thu nhập du lịch hàng năm

Bảng 1.1: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tính đến 7/2009)

Bảng 1.2: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ

Biểu 1.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch 1990 - 2008

Bảng 1.3: Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009)

Bảng 1.4: Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của GIC từ 9/2006 – 2008

Biểu 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây (trĐ)

Biểu 2.2: Chi bồi thường bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây (trĐ)

Biểu 2.3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây

(%)

Bảng 2.2: Doanh thu và chi phí nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại GIC trong 3 năm gần

đây (trĐ)

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

- 2 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống của con người trong xã hội ngày nay đang không ngừng được nâng

cao, cùng với đó, các nhu cầu của con người cũng được thỏa mãn ngày một tốt hơn.

Sau khi các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở… được đáp ứng, thì con người bắt đầu

hướng tới những nhu cầu ở mức độ cao hơn, như nhu cầu làm đẹp, nhu cầu tín

ngưỡng, nhu cầu được tôn trọng… Và du lịch cũng là một trong các nhu cầu nhu

vậy.

Du lịch là một hoạt động đặc biệt của con người. Du lịch được thể hiện dưới

nhiều hình thức: du lịch nội địa, du lịch quốc tế, du lịch theo tour, du lịch “bụi”, du

lịch chữa bệnh… và nó đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Trong hành trình

của mình, bất cứ ai khi đi du lịch thì đều muốn có những ngày tháng nghỉ ngơi thoải

mái, nhưng cuộc sống khó có thể nói trước được điều gì, nhất là khi chúng ta đến

một nơi hoàn toàn xa lạ, khác biệt về thời gian, khí hậu, luật pháp, ngôn ngữ và văn

hóa. Chính từ những lý do cơ bản đó, bảo hiểm du lịch đã ra đời và ngày càng phát

triển để giúp con người đối phó với những rủi ro bất ngờ, không lường trước được

khi đi du lịch. Đây là loại hình bảo hiểm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trong

tương lai không xa, bảo hiểm du lịch sẽ là một thị trường sôi động và đóng vai trò

quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Vì những lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn

Cầu – Hội sở phía Bắc, em đã chọn đề tài: “Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại

công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu – Hội sở phía Bắc” làm chuyên đề thực tập.

Đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận được chia làm ba phần:

Phần I: Lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch và quy trình triển

khai nghiệp vụ.

Phần II: Tình hình triển khai Bảo hiểm du lịch tại Công ty CP bảo hiểm

Toàn Cầu – Hội sở phía Bắc.

Phần III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo

hiểm du lịch.

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

- 3 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Th.s. Nguyễn Ngọc

Hương cùng với chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Công ty Bảo Hiểm Toàn

Cầu – Hội sở phía Bắc đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do thời gian

thực tập không nhiều, trình độ còn hạn chế cả về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm

thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý

kiến của các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

- 4 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

Chương I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH

VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ

I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm du lịch

1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm du lịch

Từ xa xưa, con người đã luôn có ham muốn được khám phá thế giới, nơi mình

đang sinh sống. Ngày nay, con người đã không ngừng mở rộng được lãnh thổ dành

cho mình. Dấu chân của con người đã ngày càng cao hơn, xa hơn và thậm chí còn

in cả lên những hành tinh xa xôi trong dải thiên hà. Có thể nói, du lịch là một

“nguồn tài nguyên” vô tận có giá trị vô cùng lớn.

Thời gian gần đây, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng

cao thì nhu cầu du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là đối với

tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định và thu nhập cao. Nhắc đến du lịch, nghĩa là

nhắc tới những chuyến đi xa, thường là dài ngày tới một miền đất mới. Có rất nhiều

những điều mới lạ, kỳ thú để khám phá, song cùng với nó là những rủi ro bất ngờ

mà bất cứ du khách nào cũng có thể gặp phải. Chúng ta có thể liệt kê một số nhóm

rủi ro chính như sau

Nhóm rủi ro về sức khỏe, sinh mạng: Những sự khác biệt về múi giờ, hoặc khí

hậu có rất dễ gây ra nhóm rủi ro về sức khỏe. Khi gặp trường hợp bị đau ốm, bệnh

tật trong chuyến du lịch của mình, du khách không chỉ mất đi chuyến hành trình

khám phá thú vị mà còn có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí điều trị tại nơi tham quan,

du lịch. Trong trường hợp xấu nhất, khách du lịch bị chết hoặc bị thương tật vĩnh

viễn do những tai nạn bất ngờ trong quá trình du lịch, nạn nhân cũng như gia đình

sẽ phải chịu rất nhiều tốn kém cho các chi phí về đưa thi hài về quê nhà cũng nhu

các chi phí mai táng.

Nhóm rủi ro về tài sản cá nhân: Khi cuộc sống được nâng cao, đồng nghĩa với

việc giá trị các tài sản cá nhân mà du khách mang đi cùng trong chuyến du lịch của

mình ngày càng cao, như vậy sẽ có rủi ro vê tài sản cá nhân như hành lý đến chậm

hoặc thất lạc, mất mát.

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

- 5 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

Nhóm rủi ro về hoãn (hủy) chuyến bay: Khi một chuyến bay bị hủy sẽ kéo

theo rất nhiều vấn đề: hành trình sẽ bị thay đổi, các khoản tiền đặt cọc… Việc này

có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí, thậm chí làm hỏng cả cuộc hành trình.

Nhóm rủi ro về trách nhiệm dân sự: Khi đến địa điểm du lịch, với rất nhiều sự

khác biệt, thậm chí là trái ngược hẳn với thói quen thông thường, khách du lịch rất

dễ dẫn đến những sai lầm, phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại vật chất

hoặc tinh thần gây ra cho người thứ ba (bên thứ ba). Rõ ràng đây là rủi ro rất dễ gặp

phải, nhất là khi du lịch ra nước ngoài nếu bạn không nắm rõ về văn hóa của đất

nước đó. Ở các nước phát triển, các khoản phạt này thường rất nặng, thậm chí còn

bắt lao động công ích xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.

Trên đây là một số nhóm rủi ro chính mà du khách có thể gặp phải khi đi du

lịch trong nước cũng như nước ngoài. Khi gặp phải các rủi ro này, trước tiên là hành

trình du lịch sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Du khách sẽ chịu các chi phí về tài chính có

khi có giá trị rất lớn. Nếu các rủi ro liên quan đến tính mạng sức khỏe thì sự ảnh

hưởng sẽ không chỉ gói gọn trong chuyến hành trình mà có khi còn ảnh hưởng đến

du khách và gia đình trong cả quãng đời còn lại. Chính vì vậy, tìm ra một cách hợp

lý nhất để tài trợ rủi ro là điều tất cả chúng ta nên làm.

Đứng dưới góc độ của một nhà kinh doanh bảo hiểm, với mục đích đảm bảo

cho chuyến du lịch đạt được thành công, giúp công ty du lịch và du khách giảm bớt

được phần nào các chi phí tài chính nếu có các rủi ro xảy ra, đem đến cho du khách

một tâm lý thoải mái, yên tâm tận hưởng hành trình, góp phần tạo nên một chuyến

đi thành công cho du khách, bảo hiểm du lịch ra đời là một tất yếu khách quan.

Trước sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói

chung, các công ty bảo hiểm đã không ngừng cải tiến, đưa ra các gói dịch vụ ngày

càng đa dạng và phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng, mang lại sự yên tâm

cho khách hàng trong hành trình của mình, tận hưởng chuyến du lịch một cách trọn

vẹn và ý nghĩa.

1.2. Các khái niệm cơ bản

Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đã quy định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi

của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu

tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

- 6 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

Theo đó du lịch có thể có nhiều mục đích, được thể hiện dưới nhiều hình thức.

Trong Luật này cũng định nghĩa về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh

quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng

tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng

nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến

du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân

văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí

hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục

đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,

văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao

động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể

được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Khi du lịch đã trở thành một nhu cầu của con người thì bảo hiểm du lịch ra đời

và phát triển là một tất yếu khách quan. Bảo hiểm du lịch là một loại hình bảo hiểm

con người phi nhân thọ, có tiền thân là bảo hiểm hành khách. Nhận thức được

những rủi ro mà con người có thể gặp phải khi đi du lịch, các nhà bảo hiểm đã đưa

ra loại hình bảo hiểm này. Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm du lịch

cũng dựa trên các quy luật cơ bản của bảo hiểm như: luật số lớn, nguyên tắc số

đông bù số ít, nguyên tắc phân tán rủi ro,… Những người khi tham gia vào quá

trình du lịch, sẽ có cùng khả năng xảy ra nhóm các rủi ro liên quan, do vậy, họ sẽ

cùng đóng góp để tạo nên một quỹ tiền tệ chung do công ty bảo hiểm nắm giữ, từ

đó chia nhỏ tổn thất mà một số ít người trong số họ gặp phải. Xác suất xảy ra rủi ro

trong quá trình du lịch sẽ quyết định phí bảo hiểm cho mỗi chuyến đi. Mức độ an

toàn của chuyến đi càng cao, số người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì mức phí

này càng thấp. Trên thế giới, bảo hiểm du lịch đã ra đời từ rất sớm và hiện nay đã

trở nên rất phổ biến, nhưng ở Việt Nam, đây là khái niệm còn xa lạ với nhiều người.

Có thể nói sự phát triển của bảo hiểm du lịch Việt Nam còn chưa tương xứng với

quy mô của thị trường du lịch. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vài nét về thị trường du

lịch Việt Nam để làm rõ hơn điều này.

Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!