Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bạn đọc học sinh thpt với vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THU NGÂN
Bạn đọc học sinh THPT với vấn đề tiếp cận
tác phẩm văn học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................9
5. Bố cục của luận văn........................................................................................................................9
CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC VĂN HỌC........................................10
1.1. Mục tiêu của việc dạy học Văn học .............................................................................................10
1.1.1. Góp phần nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật........................................................11
1.1.2. Góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh............................................................................12
1.2. Các nhân tố tham gia tiến trình tổ chức dạy học văn học...............................................................14
1.2.1. Tác phẩm văn học - công cụ tác động vào học sinh....................................................................14
1.2.2. Phương pháp dạy của giáo viên................................................................................................15
1.2.3. Hoạt động học của học sinh.....................................................................................................17
3
1.3. Các cách hiểu khác nhau về việc học sinh tiếp cận tác phẩm văn học.............................................19
CHƯƠNG HAI: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC..........................................................21
CỦA HỌC SINH THPT....................................................................................................................21
2.1. Bạn đọc và bạn đọc học sinh THPT.............................................................................................21
2.1.1. Bạn đọc ..................................................................................................................................21
2.1.2. Bạn đọc học sinh THPT...........................................................................................................23
2.2. Tác phẩm văn học và tác phẩm văn học trong nhà trường THPT...................................................25
2.2.2. Tác phẩm văn học trong nhà trường THPT...............................................................................27
2.3. Vai trò của giáo viên trong việc định hướng học sinh tiếp cận tác phẩm văn học trong nhà trường
THPT..............................................................................................................................................29
2.3.1. Thầy giáo – nhân tố trung gian quan trọng giữa tác phẩm và học sinh........................................29
2.3.2. Thầy giáo – nhân tố quyết định hiệu quả của tiến trình tiếp cận tác phẩm văn học.......................32
2.4. Tiến trình tiếp cận tác phẩm văn học của học sinh ........................................................................35
2.4.1. Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương....................................................................................35
2.4.1.1. Tiếp cận tác phẩm dựa trên sự hiểu biết ngoài văn bản và vận dụng những hiểu biết đó vào cảm
thụ tác phẩm văn học ........................................................................................................................36
2.4.1.2. Tiếp cận tác phẩm dựa trên bản thân tác phẩm........................................................................39
2.4.1.3. Tiếp cận tác phẩm hướng vào đối tượng tiếp cận – học sinh.....................................................41
2.4.2. Các giai đoạn nhận thức - cảm thụ của học sinh trong tiến trình tiếp cận tác phẩm văn học.........42
2.4.2.1. Giai đoạn tri giác ngôn ngữ thông qua đọc hiểu ......................................................................42
2.4.2.2. Giai đoạn tái tạo lại tác phẩm thông qua liên tưởng, tưởng tượng .............................................45
2.4.2.3. Giai đoạn nhập thân vào tác phẩm..........................................................................................47
2.4.2.4. Giai đoạn biểu lộ hiệu quả của tiến trình tiếp cận tác phẩm văn học..........................................48
CHƯƠNG BA: THỰC TRẠNG HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HƠN HIỆU QUẢ TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC..................................................51
3.1. Thực trạng học tác phẩm văn học ở trường THPT hiện nay...........................................................51
4
3.1.1.Thực trạng...............................................................................................................................51
3.1.1.1. Thực trạng được phản ánh qua điều tra...................................................................................51
3.1.1.2. Thực trạng được phản ánh qua báo chí...................................................................................57
3.1.2. Nguyên nhân...........................................................................................................................59
3.1.2.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên ..............................................................................................60
3.1.2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh................................................................................................61
3.2. Một số kiến nghị. .......................................................................................................................63
3.2.1. Tăng cường hoạt động đọc hiểu của học sinh ............................................................................63
3.2.2. Phát huy vai trò cầu nối tích cực, chủ động của thầy giáo trong việc giúp học sinh tiếp cận tác
phẩm văn học...................................................................................................................................64
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.................................................................................................................69
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của một xã hội sẽ không thể thực hiện được nếu không nâng cao hơn
nữa trình độ văn hóa và sự trưởng thành về mặt tinh thần của con người. Văn học với tư
cách là một môn học có sứ mệnh cao cả trong việc giáo dục con người, hình thành nhân
cách cho học sinh.
Thế nhưng trong nhưng năm gần đây, học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh THPT
lại không coi trọng văn học. Các em tỏ ra khá thờ ơ với việc học môn Ngữ văn nói chung,
phân môn Văn học nói riêng. Việc đọc sách, nghiên cứu tác phẩm trở nên bị lãng quên.
Bao nhiêu người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều cuộc họp, cuộc hội thảo được
diễn ra nhằm tìm lối thoát cho việc dạy học văn. Thế nhưng thực trạng dạy và học văn
chưa khá lên mấy: vẫn còn trì trệ, gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Là một người giáo viên văn trong tương lai, tôi đau buồn trước thực trạng học văn
sa sút như hiện nay và mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào việc cải
thiện thực trạng sa sút trên. Dẫu ý thức rằng chọn lĩnh vực phương pháp giảng dạy để
nghiên cứu là một việc làm rất khó khăn, vất vả. Bao nhiêu người đã trải qua và không ít
những người thất bại. Nhưng với lòng nhiệt huyết dành cho nghề trồng người, đã tiếp cho
tôi sức mạnh để đi đến chọn đề tài “Bạn đọc học sinh THPT với vấn đề tiếp cận tác phẩm
văn học” để nghiên cứu.
6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy văn, học văn là một vấn đề quan trọng của mọi nền giáo dục nói chung và nền
giáo dục Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà việc dạy văn, học văn được nghiên cứu
khá sớm trên nhiều phương diện, kể cả việc tiếp cận tác phẩm văn học cũng ít nhiều được
bàn đến. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các nhà đi trước như
một số công trình của Giáo sư Phan Trọng Luận từ những thập niên bảy mươi của thế kỉ
XX cho đến nay như: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, xuất bản năm 1977
bàn về một số phương pháp, biện pháp cụ thể dùng để giải mã những tác phẩm văn
chương trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học; công trình Con
đường nâng cao hiệu quả dạy văn, xuất bản 1978 đề cập đến ra một số phương thức có
thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học như: giảng dạy văn học gắn với
định hướng phát triển năng lực của học sinh, giảng dạy văn học phải gắn với cuộc sống,
mối quan hệ biện chứng giữa văn học và học sinh,…; công trình Cảm thụ văn học –
Giảng dạy văn học ra đời 1983 cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết khoa học về cảm
thụ văn học và vận dụng những hiểu biết đó vào việc giảng dạy tác phẩm văn học; công
trình Phương pháp dạy học văn, tập một, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành vào năm
2001 được xem như là cuốn giáo trình chính để đào tạo giáo viên Sư phạm văn. Trong
công trình này, Giáo sư Phan Trọng Luận đã đi sâu vào những vấn đề cốt yếu trong việc
dạy văn, học văn, đặc biệt tác giả dành một chương để viết về vấn đề học sinh trong cơ
chế dạy học văn và cơ chế tiếp cận tác phẩm văn học. Gần đây, năm 2008, cùng với một
số tác giả khác, Giáo sư Phan Trọng Luận đã cho ra đời chuyên luận Hướng dẫn thực
hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn với mục đích bồi dưỡng giáo viên
thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12. Sở dĩ người viết nhắc đến chuyên luận
này là vì trong đó tác giả đề cập đến một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến tiếp cận tác
phẩm văn học trong dạy học, đặc biệt quán triệt quan điểm “tiếp cận đồng bộ tác phẩm
văn chương” [13, tr.84] theo ba hướng: tiếp cận tác phẩm văn học dựa vào lịch sử phái
sinh và vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hóa, nhà
văn…) để cắt nghĩa tác phẩm; tiếp cận tác phẩm dựa trên quan điểm tiếp cận văn bản và
7
tiếp cận tác phẩm văn bản hướng vào đáp ứng của học sinh. Đồng thời, tác giả đã vận
dụng quan điểm này để tìm hiểu một số tác phẩm. Chuyên luận đã đem lại nguồn tri thức
quý báu không chỉ cho giáo viên dạy lớp 12 mà còn có ý nghĩa hầu hết với tất cả giáo
viên văn. Với một người được coi như là cha đẻ của ngành phương pháp giảng dạy văn
học của Việt Nam thì chắc hẳn, Giáo sư Phan Trọng Luận còn nhiều công trình nghiên
cứu khác. Thời gian và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập đến một số công trình
của Giáo sư có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Ngoài những công trình của Giáo sư Phan Trọng Luận, còn có một số công trình
của các tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề dạy văn, học văn nói chung và vấn đề tiếp
cận tác phẩm văn học nói riêng như:
Công trình Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương của Trịnh Xuân
Vũ xuất bản năm 2000. Trong công trình này Trịnh Xuân Vũ đi vào nghiên cứu hai phần
chính Văn chương và Phương pháp giảng dạy văn chương. Thông qua hai phần đó, tác
giả đi vào tìm hiểu hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà
trường trung học phổ thông.
Công trình Dạy văn, đọc văn của Đặng Hiển xuất bản năm 2005. Cuốn sách gồm
ba phần, phần một là những bài viết về phương pháp dạy văn, được nhà văn – nhà giáo –
nhà nghiên cứu Đặng Hiển rút ra từ thực tiễn nghề nghiệp. Phần hai gồm những bài phân
tích bình giảng một số tác phẩm văn học trong nhà trường, và phần ba gồm những sáng
tác thơ văn. Cuốn sách đã đem lại những kinh nghiệm quý cho những người thầy người
cô dạy văn.
Để cập nhật những vấn đề dạy văn học hiện nay trong chương trình trung học phổ
thông, năm 2007, tác giả Nguyễn Thanh Hùng cùng một số tác giả khác cho ra đời công
trình Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật. Trong công trình này
các tác giả đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường trung
học phổ thông và phát triển năng lực văn học cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm và coi đó là một sự đổi mới.