Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài Giảng Thiết Kế Sản Phẩm Nội Thất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THIÕT KÕ S¶N PHÈM NéI THÊT
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
TS. LÝ TUẤN TRƯỜNG
1
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
TS. LÝ TUẤN TRƯỜNG
BÀI GIẢNG
THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu đổi mới sản phẩm trong
thiết kế và sử dụng sản phẩm nội thất, việc thiết kế sản phẩm nội thất phù hợp
với yêu cầu sử dụng của con người là công việc vô cùng quan trọng. Sản phẩm
nội thất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và chất lượng của
thiết kế nội thất. Vì vậy, các nhà thiết kế và nhà sản xuất khi thiết kế và sản xuất
sản phẩm nội thất luôn đặt yêu cầu công năng sử dụng, yêu cầu kết cấu và tạo
dáng của sản phẩm dùng trong nội thất lên hàng đầu.
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất được biên soạn theo chương trình
môn học của ngành Thiết kế nội thất được Hội đồng Khoa học Trường Đại học
Lâm nghiệp phê duyệt.
Toàn bộ nội dung sách phong phú, hình vẽ đa dạng đầy đủ, có hình vẽ thực
tiễn minh họa sản phẩm. Đây là bài giảng dành cho sinh viên ngành Thiết kế nội
thất, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người ở cương vị thi công,
thiết kế, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, bài
giảng cũng có thể là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng
viên các trường trung học, đại học khác thuộc lĩnh vực này.
Bài giảng này gồm 5 chương:
Chương 1: Khái quát về thiết kế sản phẩm nội thất;
Chương 2: Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất;
Chương 3: Thiết kế công năng và tạo dáng sản phẩm nội thất;
Chương 4: Thiết kế kết cấu sản phẩm nội thất;
Chương 5: Phương pháp và trình tự thiết kế sản phẩm nội thất.
Trên cơ sở nghiên cứu trong nhiều năm, cùng với những tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp những nội dung cơ
bản nhất, đáp ứng mục tiêu chương trình đào tạo, cập nhật những kiến thức
mới nhất.
Do thời gian biên soạn ngắn, hơn nữa tốc độ phát triển của khoa học rất
nhanh và liên tục đổi mới, nội dung liên quan đến thiết kế sản phẩm nội thất rất
rộng, vì vậy bài giảng này không tránh khỏi những phần chưa thỏa đáng. Chúng
tôi rất mong được các bạn đọc đóng góp ý kiến. Các ý kiến xin gửi về: Viện
Kiến trúc cảnh quan và Nội thất - Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
4
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀTHIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT
1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất và thiết kế sản phẩm nội thất
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất
Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nhà. Sản phẩm nội thất có nguồn gốc là
đồ gia dụng, tên tiếng Anh là Furniture, nó xuất phát từ tiếng Pháp là fourniture
(thiết bị), tiếng Latin là Mobilis (di động), tiếng Đức là Möbel, tiếng Ý là Mobile,
tiếng Tây Ban Nha là Mueble.
* Nghĩa rộng: Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nội thất không thể thiếu
giúp con người đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, mở rộng hoạt động xã hội và
thực tiễn sản xuất.
* Nghĩa hẹp: Sản phẩm nội thất là đồ dùng và thiết bị dùng để cất đựng, nằm,
ngồi, ngủ, nâng đỡ trong sinh hoạt, làm việc và hoạt động xã hội của con người.
1.1.2. Khái niệm về thiết kế sản phẩm nội thất
Thiết kế sản phẩm nội thất là sự thể hiện toàn bộ quá trình từ ý tưởng đến
quyết định kết cấu và biểu diễn bằng bản vẽ nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng dự
kiến hay đã định theo nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.
1.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm nội thất
1.2.1. Tính phổ biến
Sản phẩm nội thất và công năng đặc biệt của nó xuyên suốt mọi lĩnh vực
của cuộc sống và có quan hệ mật thiết với các phương thức sinh hoạt như: ăn, ở,
mặc, đi lại hoặc làm việc, học tập, sinh hoạt, giao tiếp, vui chơi, nghỉ ngơi của
con người. Cùng với tiến bộ của phát triển xã hội, khoa học kỹ thuật và sự thay
đổi phương thức sinh hoạt của con người, sản phẩm nội thất cũng nằm trong sự
thay đổi đó. Tùy theo đặc tính công năng khác nhau, ngôn ngữ văn hóa khác
nhau, nhu cầu tâm lý và sinh lý của người sử dụng mà thể hiện tính sử dụng phổ
biến cũng khác nhau. Ví dụ: sản phẩm nội thất dùng trong khách sạn, dùng trong
thương nghiệp, phòng làm việc, gia đình...
1.2.2. Tính công năng hai mặt
Sản phẩm nội thất không chỉ là sản phẩm vật chất có tính công năng đơn
giản, mà rộng hơn còn là một sản phẩm nghệ thuật công khai phổ cập, nó vừa
6
thỏa mãn các đặc tính sử dụng trực tiếp, vừa để cho con người thưởng thức, làm
cho con người có tinh thần liên tưởng phong phú và khoái cảm thẩm mỹ trong
quá trình tiếp xúc và sử dụng. Sản phẩm nội thất vừa có liên quan với các nhiều
lĩnh vực kỹ thuật như khoa học vật liệu, công nghệ, thiết bị, điện khí, công
nghiệp hóa học (đây là những yếu tố mang tính vật chất); lại có quan hệ mật
thiết với lý luận về nghệ thuật tạo hình và khoa học xã hội như xã hội học, mỹ
học, tâm lý học, hành vi học... (đây là những yếu tố mang tính tinh thần). Vì thế
nói, sản phẩm nội thất vừa có tính vật chất, vừa có tính tinh thần, đây chính là
đặc điểm hai mặt công năng của sản phẩm nội thất.
1.2.3. Tính tổng hợp văn hóa
Văn hóa là một từ vựng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là chỉ hình
thái ý thức xã hội cùng với chế độ và cơ cấu tương ứng của xã hội nhân loại;
nghĩa rộng là chỉ sự tổng hòa các của cải vật chất và tinh thần của nhân loại. Văn
hóa luôn là tiêu điểm của giới thiết kế, đây chính là mối liên kết không thể tách
rời giữa văn hóa và thiết kế. Thiết kế là đưa ý trí tinh thần của con người thể
hiện trong tạo vật, đồng thời thông qua tạo vật thiết kế thể hiện phương thức
sinh hoạt vật chất của con người, mà phương thức sinh hoạt chính là vật truyền
tải văn hóa. Các cấp độ tinh thần của văn hóa, cấp độ hành vi, các chế độ, cấp độ
vật chất đều thể hiện trong các phương thức sinh hoạt của con người, tức là thể
hiện trong các cấp độ đời sống của con người. Vì vậy, có thể nói thiết kế vừa
sáng tạo đổi mới phương thức sinh hoạt vật chất, vừa sáng tạo ra văn hóa mới.
Sản phẩm nội thất là một hình thái văn hóa và vật truyền tải thông tin
phong phú. Loại hình, số lượng, công năng, hình dáng, phong cách và trình độ
chế tạo của nó, cùng với tình hình chiếm hữu của sản phẩm nội thất trong xã hội
phản ánh được phương thức sinh hoạt của xã hội, mức độ văn minh vật chất và
đặc trưng văn hóa lịch sử của xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của một
quốc gia và khu vực. Vì thế, sản phẩm nội thất có tính văn hóa và tính xã hội
phong phú và sâu sắc.
Có thể nói sản phẩm nội thất là tiêu chí của trình độ phát triển năng lực sản
xuất xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử của mỗi quốc gia hoặc khu vực. Cùng với
sự phát triển của xã hội, hình thái văn hóa cũng không ngừng phát triển. Vì thế,
văn hóa của sản phẩm nội thất trong quá trình phát triển cũng ít nhiều phản ảnh
7
được đặc trưng khu vực, đặc trưng dân tộc và đặc trưng thời đại.
Văn hóa sản phẩm nội thất là sự tổng hợp của văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và văn hóa nghệ thuật.
Sản phẩm nội thất là văn hóa vật chất, phản ánh sự tiến bộ và phát triển của
nhân loại từ thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp đến thời đại thông tin
thông qua chủng loại và số lượng của sản phẩm nội thất. Vật liệu sản xuất sản
phẩm nội thất là hệ thống đánh dấu khả năng lợi dụng của nhân loại đối với tự
nhiên và cải tạo tự nhiên; khoa học kết cấu và công nghệ kỹ thuật của sản phẩm
nội thất phản ánh sự tiến bộ của kỹ thuật công nghiệp và trạng thái phát triển của
khoa học; lịch sử phát triển sản phẩm nội thất là một bộ phận tổ thành quan
trọng trong sự phát triển văn minh vật chất của nhân loại.
Sản phẩm nội thất là văn hóa nghệ thuật, tạo nên không gian nội thất mang
tính nghệ thuật riêng biệt thông qua tạo hình, màu sắc và phong cách nghệ thuật
của nó. Sản phẩm nội thất là một sản phẩm nghệ thuật có tính thực dụng, tức là
vừa có tính khoa học kỹ thuật, vừa có tính văn hóa nghệ thuật.
Sản phẩm nội thất là văn hóa tinh thuần, có công năng giáo dục, công năng
thẩm mỹ, công năng đối thoại, công năng giải trí... Hình thức công năng đặc biệt
và hình tượng nghệ thuật của sản phẩm nội thất thể hiện ra trong không gian
sinh hoạt của con người, khêu gợi lên hứng thú thẩm mỹ của con người, bồi
dưỡng tâm lý thẩm mỹ và nâng cao năng lực thẩm mỹ của con người. Đồng thời
sản phẩm cũng dựa vào hình thức nghệ thuật trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
ẩn dụ hoặc tư tưởng văn mạch phản ánh ý thức tôn giáo và xã hội của thời đại,
công năng tượng trưng hiện thực và công năng đối thoại.
1.3. Phân loại sản phẩm nội thất
Do sự đa dạng hóa về vật liệu, kết cấu, môi trường sử dụng và công năng
sử dụng của sản phẩm nội thất dẫn đến sự đa dạng về kiểu dáng của sản phẩm.
Vì vậy, dùng một phương pháp để phân loại sản phẩm nội thất là rất khó. Ở đây
chỉ có thể phân đưa ra các phương pháp phân loại sản phẩm nội thất ở các góc
độ khác nhau để thuận tiện cho việc hình thành một khái niệm hoàn chỉnh về hệ
thống sản phẩm nội thất.
1.3.1. Phân loại theo công năng sử dụng
Hình thức phân loại này dựa vào mối quan hệ giữa con người với sản phẩm
8
và giữa sản phẩm với sản phẩm. Đây là phương pháp phân loại khoa học dựa
trên nguyên lý ergonomics. Theo công năng cơ bản gồm 3 loại sau:
Loại nâng đỡ: Là sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ trực tiếp cơ thể người
khi ngồi, nằm, như ghế tựa, ghế đôn, ghế xa lông, giường, sập..., loại sản phẩm này
cũng có thêm công năng cất đựng hoặc để đặt đồ trang trí như: bàn ăn, bàn họp,
bàn làm việc... Đây là sản phẩm nội thất có quan hệ trực tiếp với cơ thể người.
Loại cất đựng: Là sản phẩm nội thất dùng để cất đựng hoặc để bày biện
đồ vật như: tủ áo, tủ bếp, tủ rượu, hòm, giá sách, giá hoa, bàn hoa, kệ ti vi, giá
đựng sách báo... Đây là sản phẩm nội thất có quan hệ gián tiếp với cơ thể người.
1.3.2. Phân loại theo hình thức cơ bản
Sản phẩm nội thất loại ngồi: Là các loại sản phẩm nội thất dùng để nâng
đỡ cơ thể người khi ngồi, ngồi tựa như: ghế tay vịn, ghế lưng tựa, ghế gấp, ghế
xoay, ghế dài, ghế vuông, ghế tròn, ghế xa lông...
Sản phẩm nội thất loại bàn: Là các sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ
cơ thể người khi làm việc, học tập, họp, viết... như bàn, bàn dài, bàn học sinh,
bàn họp, bàn trà...
Sản phẩm nội thất loại tủ: Là các sản phẩm nội thất dùng để cất đựng, trưng
bày như: tủ áo, tủ đầu giường, tủ trưng bày, tủ sách, tủ bếp, tủ ti vi, tủ lưu trữ...
Sản phẩm nội thất loại nằm: Là các sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ
cơ thể người khi nằm, nghỉ ngơi thư giãn như: giường, giường đôi, giường tầng,
giường trẻ em, giường treo, sập...
Sản phẩm nội thất khác: Là các sản phẩm nội thất có hình thức khác với
các sản phẩm nội thất trên, có quan hệ gián tiếp với cơ thể người như: giá hoa,
giá treo áo mũ, bình phong, giá đựng sách báo...
1.3.3. Phân loại theo môi trường sử dụng
Dựa vào môi trường sử dụng tức là dựa vào loại hình sinh hoạt xã hội và
môi trường sinh hoạt, làm việc điển hình để phân loại sản phẩm. Chủ yếu gồm
các loại hình sản phẩm sau:
Sản phẩm nội thất dân dụng: Là những sản phẩm trong gia đình, chủ yếu
gồm sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng
sách, phòng vệ sinh, phòng trẻ em, phòng tiền sảnh...
Sản phẩm nội thất công sở: Là những sản phẩm dùng trong phòng làm
9
việc, phòng hội nghị, phòng máy tính... như: bàn làm việc, ghế làm việc, bàn hội
nghị, ghế hội nghị, tủ hồ sơ, sản phẩm nội thất tự động hóa văn phòng (office
automation furniture), sản phẩm nội thất văn phòng gia đình (small office &
home office furniture)...
Sản phẩm nội thất dùng trong công trình công cộng: Là sản phẩm dùng
trong các công trình công cộng như: khách sạn, trường học, bệnh viện, nhà hát,
thương nghiệp, rạp chiếu phim.
Sản phẩm nội thất dùng trong giao thông: Là những sản phẩm dùng trên
máy bay, tàu thuyền, bến xe, tàu hỏa, bến tàu, sân bay...
Sản phẩm dùng ngoài trời: Là những sản phẩm ở công viên, bể bơi, hoa
viên, sân vườn, quảng trường, đường bóng mát, đường đi bộ...
1.3.4. Phân loại theo đặc trưng kết cấu
Phương thức liên kết giữa các bộ phận với bộ phận, chi tiết với chi tiết của
sản phẩm nội thất có rất nhiều. Dựa vào phương thức liên kết khác nhau có thể
tổ thành sản phẩm có đặc trưng kết cấu khác nhau.
Phân theo phương thức liên kết
- Sản phẩm nội thất dạng cố định: Là sản phẩm nội thất được tổ thành theo
các hình thức như: sử dụng liên kết mộng (có keo hoặc không có keo), linh kiện
liên kết, liên kết keo và liên kết đinh để liên kết các bộ phận hoặc chi tiết với
nhau. Đặc điểm của nó là kết cấu chắc chắn, ổn định, không thể tháo lắp lại.
- Sản phẩm nội thất dạng tháo lắp: Là sản phẩm nội thất được tổ thành theo
hình thức sử dụng mộng tròn hay chốt mộng giữa các bộ phận (không dùng keo)
hoặc sử dụng linh kiện liên kết bằng kim loại để liên kết các bộ phận hoặc chi
tiết với nhau. Sản phẩm loại này có thể tháo rời và lắp ráp nhiều lần, có thể thu
nhỏ thể tích để thuận tiện cho vận chuyển và tiết kiệm không gian lưu kho. Hình
thức tháo lắp của loại sản phẩm này gồm sản phẩm dạng tháo lắp tổ hợp và tháo
lắp bộ phận. Sản phẩm nội thất dạng tháo lắp gồm sản phẩm nội thất dạng tháo
lắp KD (knock-down furniture), dạng đợi tháo lắp RTA (ready-to-assemble
furniture), dạng dễ tháo lắp ETA (easy-to-assemble furniture), dạng tự tháo lắp
DIY (do-it-yourself furniture), dạng tấm thiết kế theo hệ thống “32mm”. Loại
sản phẩm này thường được đóng gói bằng hộp giấy và có kèm theo hướng dẫn
sử dụng khi bán hàng.
10
- Sản phẩm nội thất dạng gấp: Là những sản phẩm nội thất sử dụng liên kết
gập hoặc lật xoay, gồm sản phẩm nội thất dạng gấp một phần và gấp toàn bộ.
- Sản phẩm dạng giá đỡ: Là những sản phẩm mà các bộ phận hoặc chi tiết
liên kết với nhau tạo thành giá đỡ.
Phân loại theo loại hình kết cấu
- Sản phẩm nội thất dạng khung: Là sản phẩm nội thất sử dụng gỗ tự nhiên
(gỗ tròn hoặc gỗ hộp) liên kết với nhau bằng mộng tạo thành khung chịu lực
chính (có kiểu tháo rời và không tháo rời), xung quanh dùng các tấm gỗ liên kết
vào khung chính.
- Sản phẩm nội thất dạng tấm: Là sản phẩm nội thất chủ yếu sử dụng ván
nhân tạo làm nguyên liệu chính, dùng linh kiện liên kết chuyên dụng để liên kết
các bộ phận với nhau. Dựa vào hình thức liên kết khác nhau của các bộ phận có
thể phân sản phẩm dạng tấm thành dạng tháo lắp và dạng không thể tháo lắp.
- Sản phẩm dạng khối rỗng: Là những sản phẩm mà toàn bộ sản phẩm hoặc
các chi tiết sử dụng vật liệu nhựa, kính, kim loại ép khuôn một lần hoặc dán
ghép các tấm ván đơn với nhau tạo thành. Các sản phẩm này có tạo hình đơn
giản và tinh xảo, dễ di chuyển, công nghệ đơn giản, tiết kiệm nguyên vật liệu,
hiệu quả sản xuất cao. Các sản phẩm đúng khuôn rỗng từ vật liệu nhựa còn có
nhiều màu sắc khác nhau, thích hợp dùng với các môi trường nội ngoại thất khác
nhau, đặc biệt là môi trường ngoại thất.
- Sản phẩm dạng bơm hơi: Là những sản phẩm sử dụng vật liệu màng
mỏng nhựa chế tạo thành dạng túi, sau khi bơm hơi sẽ tạo thành sản phẩm. Có
thể sử dụng màng nhựa mỏng có nhiều màu sắc khác nhau hoặc trong suốt để
tạo thành. Sản phẩm này có tính đàn hồi, tuy nhiên khi bị rách thì không thể
dùng lại được, vì vậy tuổi thọ của sản phẩm ngắn.
Phân loại theo cấu thành kết cấu
- Sản phẩm nội thất dạng tổ hợp bộ phận (còn được gọi là sản phẩm dạng
bộ phận thông dụng): Là những sản phẩm nội thất do các bộ phận thông dụng có
quy cách thống nhất và kết cấu lắp ráp nhất định tạo thành. Đặc điểm của sản
phẩm này là có thể sử dụng các bộ phận quy cách khá ít lắp ráp thành các sản
phẩm có hình thức và cách sử dụng khác nhau. Ngoài ra, còn có thể quản lý và
tổ chức sản xuất đơn giản hóa, có thể thực hiện sản xuất tự động hóa và chuyên
11
nghiệp hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Sản phẩm nội thất dạng tổ hợp đơn thể: Là đem sản phẩm phân thành nhiều
đơn thể, trong đó bất kỳ một đơn thể nào cũng vừa có thể sử dụng độc lập, vừa có
thể ghép lại với nhau theo chiều dài, chiều rộng và chiều sâu để tạo thành một sản
phẩm mới. Đặc điểm của sản phẩm này là do các đơn thể có thể tích nhỏ, nên
thuận tiện khi lắp ráp và vận chuyển. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể dựa
vào điều kiện nhà ở, điều kiện kinh tế và yêu cầu thẩm mỹ của mình để lựa chọn
các đơn thể và ghép thành các hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm này có
nhược điểm là lặp lại các tấm theo chiều cao và chiều rộng, dẫn đến giá thành cao.
1.3.5. Phân loại theo hình thức bố trí
Hình thức cố định của sản phẩm là hình thức lắp đặt trong quá trình sử
dụng sản phẩm. Dựa vào khả năng di chuyển và cố định của sản phẩm có thể
phân thành 3 loại sau:
Dạng di động: Là sản phẩm nội thất đặt trên mặt sàn nhà có thể di
chuyển hoặc thay đổi vị trí. Loại sản phẩm này gồm loại gắn bánh xe hoặc
không gắn bánh xe.
Dạng cố định: Là sản phẩm nội thất không thể di chuyển được, nó được
gắn chặt hoặc đóng chặt vào mặt tường hoặc mặt sàn kiến trúc bằng đinh vít,
như tủ tường. Sản phẩm này sau khi lắp ráp khó tháo dỡ hoặc thay đổi.
Dạng treo: Là sản phẩm nội thất được treo hoặc đóng lên trên tường
hoặc dưới trần nội thất bằng linh kiện liên kết. Loại sản phẩm này phân thành
kiểu cố định và kiểu di động.
1.3.6. Phân loại theo chủng loại vật liệu
Sản phẩm nội thất chất gỗ: chủ yếu do vật liệu gỗ tự nhiên hoặc ván
nhân tạo (gỗ công nghiệp) chế tạo thành như: ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh.
Ví dụ: sản phẩm nội thất dạng khung, sản phẩm nội thất dạng tấm, sản phẩm nội
thất gỗ uốn cong, sản phẩm nội thất ép thành hình, sản phẩm nội thất chạm khắc.
Sản phẩm nội thất tre, nứa, song, mây: Chủ yếu dùng vật liệu tre, nứa
hoặc song, mây để chế tạo. Sản phẩm phần lớn gồm: ghế, đôn, xa lông, bàn trà
và một số sản phẩm tủ.
Sản phẩm nội thất kim loại: Chủ yếu dùng ống kim loại (ống tròn hoặc
ống vuông bằng sắt, hợp kim nhôm, thép không rỉ), thanh kim loại và tấm kim
12
loại làm khung của sản phẩm, kết hợp với kính và ván nhân tạo (gỗ công nghiệp)
để tạo thành sản phẩm.
Sản phẩm nội thất mộc mềm: Chủ yếu sử dụng các vật liệu chất mềm
như bọt nhựa, vải, đay, da, lò xo, dây thép, xốp chế tạo thành. Sản phẩm chủ yếu
gồm đệm giường, ghế xa lông.
Sản phẩm nội thất nhựa: Là sản phẩm nội thất mà toàn bộ sản phẩm
hoặc một số bộ phận chủ yếu của sản phẩm làm bằng nhựa. Bao gồm sản phẩm
nhựa chất cứng được hình thành bằng cách ép đùn và ép khuôn; sản phẩm nhựa
bóng gương (kính hữu cơ), sản phẩm vỏ nhựa sợi thủy tinh, sản phẩm khung
mềm chế tạo bằng bọt nhựa.
Sản phẩm nội thất kính: Là sản phẩm nội thất sử dụng kính làm bộ phận
chính, khung đỡ bằng kim loại hoặc sản phẩm được làm toàn bộ bằng kính ép
định hình.
Sản phẩm nội thất đá: Là sản phẩm nội thất mà toàn bộ sản phẩm hoặc
một số bộ phận chủ yếu của sản phẩm làm bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch
hoặc đá nhân tạo.
Sản phẩm nội thất vật liệu khác: Như sản phẩm nội thất giấy carton ép
khối , sản phẩm nội thất gốm sứ ...
1.4. Những yêu cầu chung của sản phẩm nội thất
Thiết kế sản phẩm nội thất là thiết kế theo nhu cầu sử dụng của con người,
vì con người mà tồn tại và phục vụ cho con người. Vì thế, sản phẩm nội thất
phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
1.4.1. Yêu cầu về công năng
Mỗi sản phẩm đều có những công năng sử dụng nhất định được thiết lập
theo ý đồ của người thiết kế, công năng đó có thể chỉ là dùng để trang trí. Yêu
cầu đầu tiên đối với với một sản phẩm nội thất là phải thoả mãn chức năng đó.
Công năng của sản phẩm nội thất hiện đại có nội hàm rất phong phú, bao
gồm công năng vật lý (tức là tính năng, kết cấu, độ tinh xảo và tính tin cậy của
sản phẩm); công năng sinh lý (tức là tính thuận tiện, tính an toàn, tính thích hợp
với con người của sản phẩm sử dụng); công năng tâm lý (tức là tạo hình, màu
sắc, vân thớ và trang sức của sản phẩm); công năng xã hội (tức là sự tượng trưng
hay thể hiện giá trị cá nhân, hứng thú, sở thích hoặc địa vị xã hội của sản phẩm).
13
Khi xem xét, phân tích sản phẩm nội thất, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến
các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó không chỉ có một chức năng cố định
mà còn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng.
Ví dụ: Sản phẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính là
ngồi. Ngoài ra, nó còn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể
được làm vật kê để đứng lên làm việc gì đó... Nếu khi thiết kế, điều này không
được quan tâm đúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ không đạt yêu cầu mong
muốn.
1.4.2. Yêu cầu về thẩm mỹ
Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm nội thất không chỉ cần đáp ứng yêu cầu
về công năng sử dụng mà cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu không có
yêu cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm nội thất sẽ trở thành vô nghĩa.
Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của sản phẩm.
Người sử dụng cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm nội thất thông qua vẻ đẹp bề
ngoài của nó. Trong thực tế, đa số các sản phẩm nội thất đều đáp ứng đủ các yêu
cầu của người sử dụng. Do đó, tính thẩm mỹ của sản phẩm không phải là thẩm
mỹ chủ quan của người thiết kế, mà nó phải có tính thẩm mỹ tính phổ biến. Một
sản phẩm đẹp là sản phẩm không cần trang trí nhưng vẫn có tính mới lạ, gọn
gàng và đáp ứng được những công năng cơ bản.
Một chiếc ghế ngồi với công năng thông thường thì không nói lên điều gì,
nhưng khi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra cảm
giác thoải mái hơn cho người ngồi cũng như những người xung quanh khác khi
nhìn vào nó.
Vì vậy, thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm, nó kết tinh nên giá
trị cho sản phẩm.
1.4.3. Yêu cầu về kinh tế
Ngoài nhu cầu về sản phẩm đơn lẻ, thì các sản phẩm hiện đại đều là những
sản phẩm cung cấp cho người sử dụng với số lượng lớn. Không chỉ riêng đối với
sản phẩm nội thất, một trong những yêu cầu khá quan trọng đối với một sản
phẩm nói chung là yêu cầu về kinh tế. Tác động của kinh tế là bành trướng, rộng
khắp và sản phẩm nội thất không thể là ngoại lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm
có thể hướng theo mục tiêu là đáp ứng chức năng tốt nhất, đẹp nhất nhưng phải
14
có giá thành thấp nhất. Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm cần có kế
hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành
sản phẩm thấp. Việc tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo và kết cấu chắc chắn,
bền lâu có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội.
Vì thế, khi thiết kế người thiết kế phải xuất phát từ lợi ích của người tiêu
dùng, dưới tiền đề là đảm bảo chất lượng, lựa chọn chính xác nguyên liệu, kết
cấu đơn giản nhằm giảm sức lao động cần thiết; thời gian sử dụng lâu dài; việc
vận chuyển, thu hồi và sửa chữa thuận tiện; giảm chi phí sản xuất của nhà máy
sản xuất và chi phí sử dụng của người tiêu dùng đến mức thấp nhất nhằmtạo ra
những sản phẩm đẹp và giá thành rẻ. Có như vậy, mới có thể đem lại lợi ích
thiết thực cho người tiêu dùng vàtạo hiệu quả cho các doanh nghiệp.
1.5. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm nội thất
Một sản phẩm nội thất thiết kế tốt phải có một số đặc điểm sau: thỏa mãn
yêu cầu kết cấu công năng của đồ gia dụng, đảm bảo sử dụng an toàn; cấu hình
đẹp, phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của người sử dụng mà những sản phẩm cùng
loại không có.
Để có một sản phẩm nội thất được thiết kế tốt, cần phải thực hiện thiết kế
theo một số nguyên tắc nhất định, bởi điều đó có ý nghĩa quyết định tới chất
lượng của sản phẩm.
Khi thiết kế sản phẩm nội thất cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:
1.5.1. Thực dụng
Thực dụng là nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế sản phẩm nội thất. Thiết kế
sản phẩm nội thất đầu tiên phải đáp ứng công dụng trực tiếp của nó, thích hợp
với yêu cầu của người sử dụng.
Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng của sản phẩm
làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng sản phẩm, ngoài mục tiêu là có mẫu mã
đẹp còn luôn phải chú ý tới khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng.
Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong quá trình tính
toán nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.
1.5.2. Đẹp
Đẹp là nhu cầu tinh thần của con người, hiệu quả nghệ thuật của sản phẩm
nội thất thông qua cảm quan của con người tạo ra phản ứng sinh lý, từ đó ảnh