Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bai giảng sinh lý người và động vật - Chương 13
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 13
Sinh lý các cơ quan cảm giác
13.1. Ý nghĩa và quá trình phát triển
13.1.1. Ý nghĩa
Để nhận được thông tin từ môi trường xung quanh, hệ thần kinh phải dựa vào các
cơ quan cảm giác hay các cơ quan thụ cảm, Mỗi cơ quan thụ cảm chịu trách nhiệm về
một dạng thay đổi của môi trường được gọi là kích thích, nó tạo ra xung thần kinh tương
ứng truyền về hệ thần kinh trung ương. Các cơ quan cảm giác là bộ phận đầu tiên của
một quá trình thần kinh phức tạp. Nhờ các cơ quan cảm giác mà người và động vật mới
nhận thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh cũng như thế giới chủ quan bên trong
của chính mình. Ở người, nhờ sự hoàn thiện về cấu tạo của các cơ quan cảm giác và của
hệ thần kinh cao hơn, phức tạp hơn so với thế giới động vật, con người ngoài những bản
năng, tập tính còn có quá trình tư duy trừu tượng. Bởi vậy con người đã tách ra khỏi thế
giới động vật, sống thành một xã hội riêng.
13.1.2. Sự tiến hoá
Trong quá trình phát triển chủng loại, ngay ở những cơ thể đơn bào như amip đã có
quá trình cảm nhận kích thích từ môi trường, tránh những chỗ có luồng chiếu sáng mạnh.
Càng ở cao trên bậc thang tiến hoá, cơ quan cảm giác của động vật càng có cấu tạo tinh
vi phức tạp và hoàn thiện hơn. Nhờ vậy mà khả năng tiếp nhận những biến đổi của môi
trường cũng chính xác hơn.
Mỗi cơ quan cảm giác đều có cấu tạo gồm ba phần chính: phần thụ cảm (bộ phận
ngoại biên), phần dẫn truyền gồm các dây thần kinh hướng tâm và phần trung ương.
13.1.3. Phân loại các cơ quan cảm giác
* Phân loại theo vị trí cấu tạo
- Các thụ quan bên trong là các tế bào thụ cảm nằm tại các cơ quan, cấu tạo bên
trong cơ thể để tiếp nhận kích thích của nội môi, như cơ quan nhận cảm áp lực trong hệ
tuần hoàn (xoang động mạch cảnh, xoang động mạch cổ) trong bàng quang…
- Các thụ quan ngoài hay, còn gọi là giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, vị
giác, thính giác.
- Các tự thụ quan hay thụ quan bản thể. Các thụ quan này nằm ở phần đầu gân, cơ
bám xương, các khớp.
*Theo bản chất kích thích:
- Các thụ quan hoá học như khứu giác, vị giác… gọi chung là chemoreceptor.
- Các thụ quan lý học như thụ quan cơ học, nhiệt, âm thanh, ánh sáng.
- Các tự thụ quan.
* Theo cách thức thu nhận kích thích
- Các thụ quan trực tiếp như vị giác, xúc giác…