Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp - chương 10 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp
1
Chương 10. Công tác kiểm soát trong doanh nghiệp
* Mục tiêu: Nắm được nội dung, hình thức và các phương
pháp kiểm soát trong doanh nghiệp.
* Kế hoạch: 6 tiết.
10.1. Kiểm soát, mục đích và tính tất yếu của nó
10.1.1. Khái niệm và mục đích của kiểm soát
* Khái niệm:
Kiểm soát là quá trình áp dụng các cơ chế và phương pháp
nhằm đảm bảo các hoạt động và kết quả đạt được phù hợp với
những mục tiêu, kế hoạch đã định và các chuẩn mực đã đặt ra của
tổ chức.
Kiểm soát là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các
kế hoạch đã định để đánh giá hiệu quả công tác quản trị của cấp
dưới.
* Mục đích cơ bản của kiểm soát
Có nhiều quan điểm nói về kiểm soát. Theo H.Fayol: “Trong
ngành kinh doanh, sự kiểm soát gồm có việc kiểm chứng xem mọi
việc có được thực hiện theo như kế hoạch đã vạch ra, với những
chỉ thị, những nguyên tắc đã được ấn định hay không. Nó có nhiệm
vụ vạch ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa
tái phạm. Nó đối phó với mọi sự vật, con người và hành động”.
Theo Goctr: “Sự hoạch định quản trị tìm cách thiết lập
những chương trình thống nhất, kết hợp và rõ ràng, còn sự kiểm
soát tìm cách bắt buộc các công việc phải theo đúng kế hoạch”.
Từ những quan điểm nói trên về kiểm soát, có thể rút ra mục
đích cơ bản của kiểm soát là:
+ Xác định rõ những mục tiêu, kết quả đã đạt được theo kế
hoạch đã định.
+ Xác định và dự đoán những biến động trong lĩnh vực cung
ứng đầu vào, các yếu tố sản xuất cũng như thị trường đầu ra.
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp
2
+ Phát hiện chính xác, kịp thời những sai sót xảy ra và trách
nhiệm của các bộ phận có liên quan trong quá trình quyết định,
mệnh lệnh, chỉ thị.
+ Tạo điều kiện thực hiện một cách thuận lợi các chức năng:
uỷ quyền, chỉ huy và thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân.
+ Hình thành hệ thống thống kê, báo cáo với những biểu mẫu
có nội dung chính xác, thích hợp.
+ Đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý
nhằm đạt được các mục tiêu đã định trên cơ sở nâng cao hiệu suất
công tác của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân trong bộ máy
quản trị kinh doanh.
10.1.2. Tính tất yếu của hoạt động kiểm soát
- Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, kiểm soát đã trở thành công
cụ được các nhà quản trị sử dụng để giám sát nhân viên dưới
quyền và kiểm soát các hoạt động của họ.
- Nhờ kiểm soát mà đo lường được mức độ chính xác, sự phù
hợp của các quyết định, các mục tiêu chiến lược, chiến thuật đã
được hoạch định của doanh nghiệp.
- Nhờ kiểm soát mà có thể đánh giá được kết quả đã đạt
được, duy trì các hoạt động đang tiến hành, phát hiện nguyên nhân
sai sót, từ đó điều chỉnh các quyết định trong tương lai.
- Thông qua các tài liệu kiểm soát, nhà quản trị sẽ có được hệ
thống thông tin đầy đủ, cập nhật để làm căn cứ hoạch định mục
tiêu cho tương lai.
Tóm lại, sự kiểm soát nảy sinh từ ý muốn của những người
hoạch định và ra quyết định muốn biết kết quả thực hiện những
mệnh lệnh, quyết định của cấp dưới, qua đó thẩm định mức độ
chính xác, tính khả thi của những mục tiêu hoạch định.
Ngoài ra, tính tất yếu của kiểm soát còn xuất phát từ mối liên
hệ tương tác giữa các hoạt động trong doanh nghiệp. Kiểm soát có
ý nghĩa to lớn trong việc phối hợp các hoạt động quản trị từ: xác
định mục tiêu, xây dựng chiến lược, xác lập cơ cấu tổ chức, tạo