Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài Giảng Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
TS. NGUYỄN TIẾN THAO, ThS. HOÀNG THỊ DUNG
ThS. NGUYỄN THỊ THÙY
QU¶N Lý NHµ NƯíc
vÒ kinh tÕ
TS. NGUYỄN TIẾN THAO, ThS. HOÀNG THỊ DUNG
ThS. NGUYỄN THỊ THÙY
BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
i
MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................................ i
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ iv
Lời nói đầu ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ............... 2
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước ...........................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước........................................................................... 3
1.1.2. Bản chất và đặc điểm của nhà nước ......................................................... 5
1.1.3. Các kiểu và hình thức nhà nước................................................................ 6
1.1.4. Vai trò xã hội của nhà nước...................................................................... 8
1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế .....................................................................................9
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 9
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế........ 11
1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học quản lý nhà nước về kinh tế.. 16
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học ........................................................ 16
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của môn học................................................... 16
Câu hỏi ôn tập chương 1 .......................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo chương 1.................................................................................... 19
Chương 2. CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ................................................................................................................. 20
2.1. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế................................................................ 20
2.1.1. Khái niệm, bản chất chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. ................ 20
2.1.2. Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo tính chất tác động ..... 20
2.1.3. Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác động .... 30
2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế ........................................................ 33
2.2.1. Khái niệm và yêu cầu của nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế........ 33
2.2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế........................................... 33
Câu hỏi ôn tập chương 2 .......................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo chương 2.................................................................................... 44
ii
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ..................................................................................................................45
3.1. Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế .....................................................45
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế .........45
3.1.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế cơ bản............................45
3.2. Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế.....................................................................50
3.2.1. Khái niệm, bản chất của công cụ quản lý nhà nước về kinh tế. ..............50
3.2.2. Các công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước về kinh tế ............................50
Câu hỏi ôn tập chương 3 ...........................................................................................62
Tài liệu tham khảo chương 3.....................................................................................63
Chương 4. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ..................................................................................................................64
4.1. Thông tin quản lý nhà nước về kinh tế...................................................................64
4.1.1. Khái niệm về thông tin .............................................................................64
4.1.2. Vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế .........................64
4.1.3. Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế ...........64
4.1.4. Các loại thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế..............................65
4.2. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế ................................................................67
4.2.1. Khái niệm .................................................................................................67
4.2.2. Đặc trưng của quyết định quản lý nhà nước về kinh tế ...........................67
4.2.3. Các loại hình quyết định quản lý nhà nước .............................................68
4.2.4. Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước về kinh tế..........................69
4.2.5. Căn cứ ra quyết định................................................................................71
4.2.6. Quá trình ra quyết định quản lý nhà nước về kinh tế ..............................72
Câu hỏi ôn tập chương 4 ...........................................................................................75
Tài liệu tham khảo chương 4.....................................................................................76
Chương 5. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ..................................................................................................................77
5.1. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế......................................................................77
5.1.1. Khái niệm và hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế .....77
5.1.2. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế..................82
5.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam............86
iii
5.2. Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế................................................... 94
5.2.1. Khái niệm và đặc trưng của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh
tế ........................................................................................................................ 94
5.2.2. Phân loại cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ..................... 96
5.2.3. Vai trò của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ................... 96
5.2.4. Nghĩa vụ của cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế................. 97
Câu hỏi ôn tập chương 5 .......................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo chương 5.................................................................................. 100
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
CSNT Cộng sản nguyên thủy
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
1
LỜI NÓI ĐẦU
Bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng như hiện nay đòi hỏi vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước ở mỗi
quốc gia phải có sự tương thích nhằm ổn định và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển bền vững. Ở Việt Nam, các nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
duy trì tốc độ tăng trưởng. Chính vì vậy, việc học tập nghiên cứu và vận dụng vào
thực tiễn những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà
nước về kinh tế nói riêng rất có ý nghĩa đối với sinh viên và những người nghiên
cứu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
Nhằm giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo viên, sinh viên
và học viên có tính hệ thống, cơ bản kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, nhóm
giảng viên giảng dạy môn học Quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện biên soạn bài
giảng Quản lý nhà nước về kinh tế. Bài giảng được biên soạn dựa trên cơ sở lý luận
và thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế đã được đúc kết trong nền kinh tế thị
trường và trong quá trình đổi mới kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Bài giảng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống
về quản lý nhà nước về kinh tế, các chức năng và nguyên tắc cơ bản trong quản lý
nhà nước về kinh tế, các công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế,
thông tin và quyết định trong quản lý nhà nước về kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước
và cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả có kế thừa và chọn lọc những kiến
thức từ những công trình nghiên cứu, các chuyên đề về quản lý nhà nước và quản lý
nhà nước về kinh tế cũng như những thực tiễn trong quá trình quản lý nền kinh tế
quốc dân của nhà nước. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các tác giả của những
công trình có tư liệu được tham khảo trong cuốn bài giảng này, những đóng góp quý
báu của các thành viên hội đồng nghiệm thu bài giảng, các bạn sinh viên và đồng
nghiệp trong quá trình biên soạn.
Do thời gian, trình độ và năng lực có hạn, bài giảng không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, nhóm tác giả rất mong tiếp tục nhận được ý kiến phản biện, góp
ý quý báu của bạn đọc.
Nhóm tác giả
2
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước
Lịch sử đã chứng minh rằng, xã hội loài người đã có một thời kỳ dài không có
Nhà nước, đó là thời kỳ của xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT) hình thái kinh tế
xã hội đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.
Cơ sở kinh tế của xã hội CSNT là chế độ sở hữu chung (công hữu) về tư liệu
sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong sản xuất và sản
phẩm lao động được phân chia theo nguyên tắc bình quân. Do đó, xã hội không có
người giàu, người nghèo, không phân chia giai cấp, không có đấu tranh giai cấp. Cơ
sở kinh tế đó đã quy định hình thức tổ chức, quản lý của xã hội đó.
Xã hội CSNT được tổ chức rất đơn giản, thị tộc là tế bào, là cơ sở cấu thành
của xã hội.
Thị tộc: Là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên, là đặc thù của chế độ CSNT phát
triển, được hình thành theo huyết thống và lao động tập thể cùng với tài sản chung.
Để tồn tại và phát triển thị tộc cần đến quyền lực và hệ thống quản lý để thực hiện
quyền lực đó. Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là hội đồng thị tộc và tù trưởng.
Hội đồng thị tộc là cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm các thành viên
đã trưởng thành. Tù trưởng do hội đồng thị tộc bầu ra, là người đứng đầu thị tộc, có
thể bị bãi miễn nếu không có đủ tín nhiệm. Quyền lực trong tổ chức thị tộc là quyền
lực xã hội do tất cả các thành viên tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, do nhiều yếu tố khác nhau tác động (chế độ ngoại
tộc hôn) đã đòi hỏi các thị tộc phải mở rộng các quan hệ với các thị tộc khác dẫn
đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc.
Bào tộc: Là tổ chức cao hơn thị tộc, do một số thị tộc có quan hệ hôn nhân với
nhau hợp thành. Tổ chức quyền lực cũng tương tự như trong thị tộc nhưng mức độ
tập trung cao hơn. Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của
các thị tộc. Hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng của bào tộc.
Bộ lạc: Hình thành ở giai đoạn phát triển cao và là hình thức tổ chức cuối
cùng của xã hội CSNT. Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc liên minh lại. Tổ chức quyền
lực cũng tương tự như trong thị tộc và bào tộc nhưng ở mức độ tập trung cao hơn.