Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
HOA CÂY CẢNH
Người biên soạn: ThS. Đỗ Đình Thục
Huế, 08/2009
1
Phần một
LÝ THUY ẾT
Bài 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ HOA, CÂY CẢNH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU KIỆN
NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI HOA, CÂY CẢNH
Mục tiêu
* Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm và cách phân loại hoa, cây cảnh. Hiểu giá trị văn hoá
tinh thần và thẩm mỹ của hoa, cây cảnh.
- Nêu được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây trên thế gới và ở trong nước
- Nêu được các yêu cầu của điều kiện ngoại cảnh đối với hoa, cây cảnh.
* Nội dung tóm tắt:
Bài này trình bày khái niệm và các cách phân loại đối tượng hoa, cây cảnh.
Nêu các giá trị và tóm lược tình hình trồng hoa, cây cảnh, yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh chung nhất vì đối tượng hoa, cây cảnh có phạm vi rộng trong giới thực vật.
Nêu các yêu cầu về dinh dưỡng, đất, phân bón và cách sử dụng chất điều hoà sinh
trưởng cho hoa, cây cảnh.
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ HOA, CÂY CẢNH
1.1. Khái niệm
Cây hoa cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc
thân, lá, cành, củ quả, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thân, tình
cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc
cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như một khu nhà ở,
vườn sân, nội thất.
1.2. Phân loại hoa, cây cảnh
1.2.1 Một số cách phân loại hoa cây cảnh phổ biến
* Phân loại theo kiểu, cỡ cây
- Cây lớn và cây nhỡ: Bách tán, tùng, vạn tuế, mai, đào,...
- Cây bụi: Mẫu đơn, trà, trúc, quất, ngâu, nguyệt quế, đinh lăng cảnh,...
- Cây thân thảo: Cúc, thược dược, lay ơn, huyết dụ, cẩm tú cầu, cẩm chướng...
- Cây ký sinh: phong lan,...
- Cây leo: Thiên lý, vạn niên thanh, tigôn, đăng tiêu, bìm bìm, bướm bạc...
* Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng
- Cây cắt hoa trưng bày
- Cây trưng bày cả cây: Cây để hoa tự nhiên, cây thế, cây Bonsai
- Cây cảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác
2
* Phân loại theo môi trường sống
- Cây sống trong môi trường đất cạn
- Cây sống trong môi trường nước: Sen, súng,...
* Phân loại theo thời gian thu hoa
- Hoa thời vụ (hoa ngắn ngày)
- Hoa quanh năm, hoa lâu năm
1.2.2. Phân loại theo phân loài thực vật
* Căn cứ vào các nhóm cây làm cảnh trong hệ thực vật làm cảnh
(Trần Hợp - Cây cảnh hoa Việt Nam - 2003)
- Nhóm cây leo, cây hàng rào
- Nhóm cây làm cảnh bằng thân
- Nhóm cây làm cảnh bằng lá
- Nhóm cây làm cảnh bằng hoa
- Nhóm cây làm cảnh bằng quả
- Nhóm cây làm cảnh ở nước
* Phân loại theo phân loại thực vật áp dụng cho từng cây
Cách phân loại này sẽ giới thiệu trong từng cây hoa và cây cảnh cụ thể
1.2.3. Một số loài hoa, cây cảnh phổ biến ở Việt Nam
- Họ lão mai (Ochnaceae): Phổ biến ở miền Nam như cây mai vàng (Ochna
intergerrima).
- Họ hoa hồng (Rosaceae): Phổ biến như cây hoa hồng (Rosa sp.)
- Họ cam quýt (Rutaceae), hay họ phụ cam quýt (Aurantoideae): Phổ biến như:
cam, quýt, quất.
- Họ hoa cúc Asteraceae (Chrysantaceae): Cây hoa cúc (Chrysanthenum
indicum).
- Họ chè (Theaceae): Sơn trà (Camellia Japonica L.). Hải đường.
- Họ phụ mận (Prunoideae) như cây đào (Prunmuspresia).
- Họ long cốt (Cactaceae) như cây thanh long (Hylocereus undulatus).
- Họ trúc đào (Apocynaceae) như cây sứ Thái Lan (Adenium obesum).
- Họ phi lao (Casuarinaceae).
- Họ hoa tím (Violaceae).
- Họ dâu tằm (Moraceae): Si (Ficus benjamina L.), sanh (Ficus retusa), đề
(Ficus reliogia), gừa (Lâm vồ, Sộp miền Trung - Ficus microcarpa Blume), duối,
ôrô.
- Họ Thầu dầu (Euphobiaceae): cây chè trồng làm hàng rào (Acalypha
sianensis), cây liễu đỏ (Excoecaria cochinchinensis), cây sơn liễu (Phillantus
Fasciculatus), cây kim mộc (Securinega spirei).
- Họ hoà thảo (Poaceae): Tre, trúc (vàng, đen), trúc Nhật.
- Họ nhài (Oleaceae): Cây nhài (Jasminum), cây mộc (Osmanthus Fragrans).
2. GIÁ TRỊ CỦA HOA, CÂY CẢNH
2.1. Giá trị thẩm mỹ tinh thần
3
- Hoa là biểu tượng của cái đẹp, hoa có nhiều màu sắc hài hòa và hương thơm
mật ngọt, hình thái đa dạng hấp dẫn cả con người và động vật.
- Hoa làm đẹp cảm xúc của con người, tạo cho con người cảm giác yêu thương
thanh thản.
- Hoa là biểu tượng của tình cảm, hoa đem lại giá trị tinh thần, tình cảm mà
không vật chất nào có thể so sánh được. Hoa là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình
bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò.
- Hoa thể hiện sự trang trọng, kính yêu, sự huy hoàng, dùng trong hội nghị, lễ,
tết.
2.2. Giá trị kinh tế
Tùy theo từng năm, từng thời điểm, tùng loại hoa cây cảnh có những giá trị
khác nhau mà hoa cây cảnh có những giá trị khác nhau. Giá trị kinh tế của hoa cao
khi nhu cầu mua hoa nhiều. Tương ứng với nhu cầu có các loại hình trồng hoa cây
cảnh theo mục đích về thời gian sử dụng như:
- Hoa thời vụ: Hoa trồng để bán vào dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn 8/3,
30/4, 1/5, 1/6, 2/9, 20/10, 20/11, 22/12,...
- Hoa quanh năm: Cung cấp hoa cho nhu cầu hàng ngày và các hội nghị và bán
vào ngày mùng một và ngày rằm các tháng âm lịch.
- Cây cảnh lâu năm: Cung cấp cho các biệt thự, nhà hàng nhằm tôn tạo vẻ đẹp
cho các công trình kiến trúc, khu nghỉ mát sinh thái.
Theo PGS. PTS. Nguyên Xuân Linh (1998) thì chi phí cho 1ha hoa 28 triệu
đồng/ha/năm, lợi nhuận thu được 90 triệu đồng/1năm so với đất trồng 2 lúa một
màu chi phí là 11,4 triệu đồng/ha/năm lợi nhuận đạt 7,6 triệu đồng/ha.
Theo TS. Đặng Văn Đông, PGS. PTS Đinh Thế Lộc trồng hoa lyli trong nhà
lưới đơn giản, sau khi trồng 1vụ (90-115ngày) 1 sào Bắc bộ chi phí 88.700.000
đồng, cho thu nhập 133.770.000 đồng, lãi thuần thu được 47.300.000 đồng và củ
giống cho vụ sau (Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Cây hoa lyli. NXB
Lao động - Xã hội, 2004). Đối với cây hoa hồng ngay năm đầu trồng hoa hồng đã
cho lãi hơn 5 triệu đồng/sào.
Theo ông Hà Út (chủ nhiệm HTX Phú Mậu 2, Phú Vang, Thừa Thiên Huế,
trồng hoa cúc theo Dự Án "Kỹ thuật trồng hoa cúc áp dụng công nghệ mới cho thu
nhập cao" ở địa phương đã tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho
người trồng hoa. Cứ 1 sào, hộ cho thu nhập trung bình đạt 7-10 triệu đồng/năm, các
hộ cho thu nhập cao lên tới 12-15 triệu đồng/năm.
2.3. Các giá trị khác của hoa cây cảnh
- Hoa cây cảnh thường được trồng ở những vùng đất khô cằn, nơi không trồng
được các cây lương thực thực phẩm khác. Đất hạn trồng cây cảnh chịu hạn, đất
ngập úng trồng sen, đất ô nhiễm thì trồng hoa do đó tận dụng được đất đai, tạo việc
làm,...
- Hoa cây cảnh trồng làm đẹp cảnh quan môi trường, cải tạo khí hậu, ngăn bụi,
giảm tiếng ồn, thanh lọc không khí,...
4
- Hoa cây cảnh là những vị thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể: Hoa hồng, đinh
lăng, mai, ngũ gia bì chân chim...
- Hoa là nguồn mật cho nghề nuôi ong
- Làm hương liệu trong thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa,...
3. TÌNH HÌNH TRỒNG HOA CÂY CẢNH
3.1. Tình hình trồng hoa, cây cảnh trên thế giới
Diện tích trồng hoa, cây cảnh thế giới ngày càng tăng. Chỉ tính riêng giá trị sản
lượng hoa thế giới đã đạt trên 20 tỷ USD (1995). Các nước có giá trị sản lượng hoa
lớn nhất là Nhật Bản 3,731 tỷ USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD, riêng Hà Lan là
nước trồng hoa hàng đầu thế giới với khoảng 1.500 trang trại trồng hoa có tổng diện
tích gần 10 nghìn ha, trồng gần 4.000 loài hoa khác nhau, sản xuất khoảng 1,7 tỷ
bông hoa và 600 triệu chậu hoa cảnh mỗi năm, trong đó khoảng 70% là để xuất
khẩu.
Giá trị xuất khẩu hoa cây cảnh của thế giới hàng năm đều tăng lên. Năm 1996
là 7,5 tỷ USD. Trong đó thị trường hoa cây cảnh Hà Lan chiếm gần 50%. Các nước
như Colombia, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado, Đức, Canada, Pháp, Mỹ, Israel có
doanh thu từ xuất khẩu hoa trên 100 triệu USD mỗi năm. Tỷ lệ tăng hàng năm của
thị trường xuất khẩu hoa thế giới là trên 10%.
Ở châu Á, tuy nghề trồng hoa được quan tâm đẩy mạnh chậm hơn so với các
nước ở châu Âu nhưng do những ưu thế về điều kiện tự nhiên như có nguồn gen
phong phú, có khí hậu thời tiết thuận lợi nên diện tích hoa cây cảnh cũng tương đối
lớn.
Hiện tại châu Á có tổng diện tích trồng hoa cây cảnh trên 134.000ha, chiếm
khoảng 60% diện tích hoa cây cảnh toàn thế giới, tham gia thị trường xuất khẩu
chiếm khoảng 20%.
Trung Quốc (3.000ha, đạt sản lượng 2 tỷ cành/năm 2000). Ấn Độ (65.000ha,
đạt giá trị 2050 triệu R.S/năm), Thái Lan (5.452ha, đạt sản lượng 1.667 triệu
cành/1994), Malaysia (1.218ha, đạt giá trị 3.370 triệu R.M/năm 1995),...
Bảng 1: Sản lượng hoa cắt cành xuất khẩu của các nước từ năm 1991-2000
(Đơn vị tính: 1000 tấn)
Quốc gia 1991 1994 1997 2000
Toàn thế giới 1240,0 1689,3 2151,6 2316,5
Các nước phát triển 1055,7 1421,8 1827,1 1889,6
Isxaren 642,0 946,5 1321,6 1 365,4
Hà Lan 355,5 381,8 376,7 346,3
Tây Ban Nha 16,2 24,2 49,9 51,2
Niu Di Lân 15,3 28,9 29,0 25,5
Italia 12,5 13,4 14,6 13,9
Ôtxtrâylia 3,2 3,4 3,8 54,9
Luxambua 1,4 7,0 8,3 10,4
5
Đức 3,5 3,4 5,1 3,6
Anh 2,4 3,1 3,5 4,9
Nam Phi 0,0 5,3 7,6 6,3
Các nước khác 3,7 4,8 7,0 7,3
Các nước đang phát triển 184,3 267,5 324,5 426,9
Colombia 108,0 138,1 147,0 170,1
Ecuado 9,9 22,8 43,9 60,2
Kênya 15,1 34,6 35,7 34,8
Mê Hi Cô 15,5 9,4 16,1 76,4
Thái Lan 13,1 12,5 11,3 12,9
ấn Độ 1,4 3,8 10,2 10,5
Trung Quốc 0,0 3,9 3,0 4,3
Malaysia 4,1 5,5 2,4 4,4
Các nước khác 6,0 7,2 14,1 19,1
Nguồn: faostat.com, 2006
3.2. Tình hình trồng hoa cây cảnh và phân vùng hoa cây cảnh ở Việt Nam
3.2.1. Tình hình trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích lãnh thổ 33.099.093ha, diện tích đất nông nghiệp
khoảng 7.348.449ha, trong đó diện tích trồng hoa chỉ khoảng hơn 4.000ha, chiếm
khoảng 0,5%.
Hoa cây cảnh được trồng ở nước ta từ rất sớm. Hiện nay diện tích hoa cây cảnh
tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân,
Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng
Ninh), Nam Điền (Nam Định), Hội An (Quảng Nam), Gò Vấp, Hoóc Môn (TP. Hồ
Chí Minh), Sa Đéc, Tân Qui Đông (Đồng Tháp). Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre.
Các quận 11, 12 thành phố Đà Lạt, cũng tại nơi đây đã hình thành các Làng
Hoa và 12 nghệ nhân trong 6 làng hoa đã được đã được tôn vinh trong Festival Đà
Lạt năm 15/12/2007 đó là: Xuân Thành, Xuân Thọ, Hà Đông (phường 8), Đa Thiện
3 (phường 8), Vạn Thành (phường 5), An Sơn (phường 4), Thái Phiên (phường 12).
Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hoa cây
cảnh thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt đầu tư phát triển các
trang trại trồng hoa xuất khẩu.
Bảng 2: Các địa phương có diện tích trồng hoa lớn của nước ta
Tên tỉnh Diện tích (ha)
Hà Nội 1.200
Hải Phòng 300
Lâm Đồng 2.027
TP Hồ Chí Minh 700
Miền núi trung du phía Bắc 136
Nguồn: website: vietnamnet; rauhoaquavietnam.vn, 2007.
6
Hiện tại Việt Nam chúng ta sản xuất khoảng 3 tỷ bông hoa mỗi năm. Riêng Đà
Lạt có diện tích chiếm khoảng 40% diện tích và 50% sản lượng hoa cây cảnh của
tỉnh Lâm Đồng đã sản xuất và cung ứng cho thị trường trong năm 2007 khoảng 880
triệu cành (khoảng 88 triệu cành dành cho xuất khẩu). Thành phố Hồ Chí Minh mỗi
năm xuất khẩu khoảng 2,5 triệu USD hoa cây cảnh ra thị trường thế giới.
Trong các năm từ 2004-2010, Hà Nội sẽ phát triển 500ha hoa cây cảnh tập
trung trong nhà có mái che, thành phố Hồ Chí Minh tăng diện tích lên khoảng 700-
1000ha, Lâm Đồng 1500ha (đến cuối năm 2007 Đà Lạt có 2415ha). Các tỉnh thành
khác tiến hành sản xuất 20-30ha phục vụ nhu cầu trong tỉnh và có thể tham gia thị
trường xuất khẩu. Đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 8.000ha trồng hoa, sản xuất
khoảng 4,5 tỷ bông hoa và xuất khẩu 1 tỷ bông, thu về 60 triệu USD. Các vùng
chuyên canh sản xuất hoa cây cảnh công nghệ cao có sự đầu tư của nước ngoài
đang từng bước được hình thành ở Đà Lạt, Hà Nội và một số nơi khác phục vụ nhu
cầu nội địa và xuất khẩu. Nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam đã tìm được hướng
đi tốt để phát triển mạnh trong thời gian tới.
Hiện nay các loại hoa cây cảnh chính được trồng ở Việt Nam bao gồm hoa
hồng (Rosa sp.) chiếm 29,3%, hoa cúc (Chrysanthemum sp.) chiếm 42%, hoa cẩm
chướng (Dianthus Caryofullus), hoa lay ơn (Gladiolus communis), họ hoa lan
(Orchidaceae), cây sanh (Ficus viens Ait), cây si (Ficus benjamia Linn), cây sung
(Ficus Racenmosa Linn). Cùng với việc phát triển những loại cây truyền thống,
chúng ta đang không ngừng tìm kiếm, du nhập thêm các loại mới có giá trị để làm
phong phú thêm nguồn hoa cây cảnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng
trong nước và thị trường xuất khẩu.
Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh ngày càng tiên tiến: Những kỹ thuật trồng trọt, cắt
tỉa tạo hình cây cảnh bí quyết lâu năm được duy trì và phổ biến. Những công nghệ
kỹ thuật mới tiên tiên được chuyển giao về cho nông dân và người trồng hoa như:
Công nghệ sinh học nuôi cấy mô, sử dụng các phương pháp điều tiết hoa nở trái vụ.
Việc tạo môi trường ánh sáng, nhiệt độ thích hợp với giống hoa mới nhập nội được
vận dụng sáng tạo và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của người
nông dân hiện nay.
3.2.1. Phân vùng trồng hoa cây cảnh
(Nguyễn Xuân Linh - Hoa và Kỹ thuật trồng hoa NXB NN, Hà Nội - 1998)
Hiện nay theo định hướng phát triển Nông nghiệp Việt Nam thì các khu vực
trọng tâm phát triển hoa cây cảnh ở Việt Nam là:
- Cao nguyên Mộc Châu và Sapa
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Cao nguyên Đà Lạt
- Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long
4. YÊU CẦU CỦA HOA CÂY CẢNH ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN NGOẠI
CẢNH
4.1. Yêu cầu nhiệt độ
7
* Phân nhóm cây theo yêu cầu nhiệt độ
Mỗi loài hoa cây cảnh thích hợp với nhiệt độ khác nhau và theo nhóm như sau:
- Nhóm hoa nhiệt đới như hoa lan (Orchidaceae), hoa trà (Camelia), hoa hồng
môn, hoa đồng tiền,...
- Nhóm hoa ôn đới như: Hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay
ơn, hoa phong lan ôn đới,...
* Yêu cầu nhiệt độ của một số loại hoa
Nhiệt độ quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa, chất lượng hoa.
- Nhiệt độ tác động đến cây qua con đường quang hợp của cây.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa của cây hoa.
+ Hoa hồng: Tổng tích ôn của hoa hồng trên 1.7000C, ở Việt Nam, hoa hồng
sinh trưởng phát triển và ra hoa quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa thu, đông.
+ Hoa cúc: Hoa cúc yêu cầu nhiệt độ thích hợp từ 20-250C. Trong điều kiện
Việt Nam, các giống hoa cúc sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm.
+ Hoa lay ơn: Thích nhiệt độ 20-250C, nhiệt độ thấp khi lay ơn có 6-7lá sẽ làm
giảm tỷ lệ nở hoa và giảm số hạt trên bông.
+ Hoa cẩm chướng: Thích nhiệt độ 17-250C, ở miền Bắc, hoa cẩm chướng
sinh trưởng thích hợp từ tháng 9-5. Mùa hè nóng ẩm, cây hoa cẩm chướng khó phát
triển.
+ Hoa lan: Yêu cầu nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày 3-5
0C.
Nhóm lan nhiệt đới, nhóm lan cận nhiệt đới và nhóm lan ôn đới.
Nhóm lan nhiệt đới: phân bố từ vĩ độ 12-150
. Yêu cầu nhiệt độ ban ngày thích
hợp từ 21-300C. Ban đêm từ 18-220C. Điển hình của nhóm này là các loài thuộc
giống Vanda, Phalaenopsis.
Nhóm lan cận nhiệt đới: Phân bố từ vĩ độ 16-280
. Yêu cầu nhiệt độ ban ngày từ
18-240C. Ban đêm từ 16-180C. Như các giống Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
Nhóm lan ôn đới: Phân bố từ vĩ độ 280
-400
. Yêu cầu nhiệt độ của nhóm này về
mùa hè từ 16-210C. Yêu cầu nhiệt độ ban đêm khoảng 130C. Mùa đông ban ngày từ
13-180C. Ban đêm khoảng 100C. Điển hình là các loài nhóm ôn đới như
Cymbidium, Paphiopecdilum.
4.2. Yêu cầu ẩm độ
Nước là điều kiện cần thiết để cho cây sinh trưởng phát triển, mỗi loại hoa cây
cảnh yêu cầu độ ẩm phù hợp khác nhau. Quá ẩm ướt sâu bệnh phát triển mạnh, hoa
cho năng suất thấp, chất lượng hoa kém. Các loại ôn đới như hoa hồng, hoa cúc,
cẩm chướng yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng 70-80%. Các loại hoa như hoa sen,
hoa súng yêu cầu luôn có mực nước ngập.
4.3. Yêu cầu ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa.
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp xảy ra theo phương trình:
6O2
+ 6H2O + Q (calo) = C6H12O6
+ 6O2
Quang hợp phụ thuộc vào thành phần quang phổ của ánh sáng và cường độ
chiếu sáng. Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ ánh sáng tăng
8
(trong khoảng nhiệt độ giới hạn). Trên cơ sở độ chiếu sáng, các cây trồng được chia
thành nhóm cây ngày dài và nhóm cây ngày ngắn.
- Cây ngày dài: Yêu cầu thời gian chiếu sáng dài trong ngày. Thời gian tối từ
8-10giờ/ngày như hoa tulip (Curcuma alismatifolia).
- Cây ngày ngắn: Yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn trong ngày. Thời gian tối
từ 10-14giờ/ngày, như cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.).
- Cây trung tính: Cây không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng, như
cây cúc vạn thọ (Tagestes).
Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ Hydrat
cacbua giảm, protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm. Do đó cây không
ra hoa. Trường hợp cây ngắn ngày trồng trong điều kiện ngày dài, lượng
Hydratcacbua tăng nhanh dẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa.
Vùng nhiệt đới, ánh sáng hàng ngày thường có từ 7-17giờ. Cường độ ánh sáng
tăng dần và đạt cực đại lúc 12-14giờ, sau đó giảm dần. Các loại hoa như hoa hồng,
hoa cúc, hoa lay ơn, hoa cẩm chướng thích hợp với ánh sáng trực xạ. Một số loài
hoa như hoa lan, hoa trà, hồng môn,...không ưa sáng trực xạ. Đặc biệt vào lúc giữa
trưa nắng gắt do đó cần phải che nắng.
Trong một họ, các loài cũng yêu cầu ánh sáng không giống nhau. Đối với họ
lan, Sullen Costiptin dựa theo yêu cầu ánh sáng đã chia ra các nhóm:
- Nhóm ưa ánh sáng: Nhóm này có thể phát triển tốt với ánh sáng tự nhiên. Các
loài Angannisia, Arpophyllum, Giganterum, Cattleya Citrina, Epidendrum,
Oncidium.
- Nhóm trung gian: Nhóm yêu cầu ánh sáng trung bình. Các loài Acineta,
Calenthe vestita, Dendrobium, Cymbidium, Cattleya aciandiea, Vanda.
- Nhóm ưa bóng: Nhóm này không thích hợp với ánh sáng mạnh. Như loài lan
Phalaenopsis, Rhynchotylis, Paphiopedilum, Doristis...
Nếu thiếu ánh sáng, thì cây chậm lớn, lá xanh thẫm lại, mềm yếu. Nếu cây thừa
ánh sáng, lá chuyển sang màu vàng cây kém phát triển.
Theo Nishico J.(1987), ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa cúc. Thời
gian chiếu sáng thời kỳ ra búp tốt nhất là 10giờ, với nhiệt độ thích hợp là 180C.
Thời gian chiếu sáng kéo dài, sinh trưởng hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to,
hoa ra muộn, chất lượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11giờ, chất lượng hoa cúc
tốt nhất. Đối với hoa cẩm chướng, ánh sáng ngày dài lại hầu như không có ảnh
hưởng. Đối với hoa hồng, nếu bị giảm ánh sáng, năng suất và chất lượng hoa bị
giảm.
Hoa lay ơn nếu bị giảm mức chiếu sáng lúc cây 3-4lá, dẫn đến tỷ lệ hoa nở và
số hoa trên bông bị giảm. Ngày dài làm chậm quá trình ra hoa, thân cây kéo dài và
làm tăng chất lượng hoa lay ơn.
4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng
4.4.1. Đất trồng hoa cây cảnh
Mội trường trồng (đất, giá thể) của cây hoa rất quan trọng. Nó cung cấp nước,
dinh dưỡng và không khí cho sự sống của cây hoa.