Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng BỆNH CÚM part 2 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
7
- Những trường hợp nhẹ bệnh nhân đỡ khó thở rồi hết sốt, khỏi bệnh sau 2-3
tuần. Những trường hợp nặng thì bệnh nhân tử vong trung bình 9-10 ngày sau
khởi phát.
- Tỷ lệ tử vong của cúm A (H5N1) hiện khá cao, khoảng 50% tính trên toàn
cầu mặc dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực.
6. Xét nghiệm
- Kết quả các xét nghiệm thường quy không đặc hiệu cho cúm.
- Công thức máu: những trường hợp cúm điển hình bạch cầu máu thay đổi
nhiều, có thể tăng hoặc giảm. Tuy nhiên bạch cầu máu tăng trên 15.000/mm3
nên nghi ngờ bội nhiễm vi khuẩn. Những trường hợp cúm nặng có giảm bạch
cầu và giảm nhẹ tiểu cầu.
- Chẩn đoán hình ảnh: X quang phổi đa dạng và không đặc hiệu, kể cả với
cúm A (H5N1). Tổn thương có thể gặp từ thâm nhiễm khu trú đến lan toả,
một phổi hoặc hai phổi, tiến triển nhanh hoặc không tiến triển.
- Phát hiện virus:
+ Nuôi cấy virus:
Lấy bệnh phẩm đường hô hấp, có thể lấy ngoáy mũi, ngoáy họng,
hút dịch khí phế quản. Nên lấy bệnh phẩm từ ngày thứ 3 đến
ngày thứ 4 của bệnh.
Virus mọc được ở tế bào phôi gà hoặc tế bào nuôi cấy một lớp
tiên phát.
Độ nhạy của kỹ thuật này phụ thuộc nhiều vào thời điểm lấy mẫu
bệnh phẩm.
+ Phản ứng chuỗi polymerase:
Bệnh phẩm như bệnh phẩm dành cho nuôi cấy virus
Phản ứng RT-PCR để phát hiện ARN virus
Có thể làm định lượng bằng kỹ thuật real-time RT-PCR (rRTPCR)
+ Phát hiện kháng nguyên virus: các xét nghiệm nhanh
Bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân như ngoáy mũi, ngoáy
họng...
Dùng các thử nghiệm huỳnh quang miễn dịch, miễn dịch men
Có độ đặc hiệu cao hơn độ nhạy
Có kết quả nhanh sau 15-30 phút
+ Phản ứng huyết thanh