Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng mô hình “nghiên cứu bài học” trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tập sự ở trường phổ thông
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
172.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1741

Áp dụng mô hình “nghiên cứu bài học” trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tập sự ở trường phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Mậu Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 33 - 39

33

ÁP DỤNG MÔ HÌNH “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Nguyễn Mậu Đức

1*

, Đào Việt Hùng2

, Vũ Thị Thu Lê2

1

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

2

Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Những năm tháng mới vào nghề của giáo viên tập sự (GVTS) luôn có những ý nghĩa rất quan

trọng trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên (GV). Đây là giai đoạn

giáo viên bắt đầu tiếp xúc với thực tiễn giáo dục phổ thông vốn rất phong phú, phức hợp và sinh

động rất nhiều so với những gì gọi là lý thuyết, khuôn mẫu, chuẩn mực chung mà họ được đào tạo

ở trường Cao đẳng, Đại học. Đây cũng là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ về xúc cảm

nghề nghiệp, động cơ phấn đấu, đặc biệt là hoạt động rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn để phát

triển năng lực nghề nghiệp nhằm giúp họ tự khẳng định mình trước học sinh (HS), đồng nghiệp và

các cấp lãnh đạo. Việc áp dụng mô hình Nghiên cứu bài học (NCBH) cho GVTS ở các trường phổ

thông một cách thường xuyên như một biện pháp quan trọng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm

(NVSP), đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.

Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm, giáo viên tập sự, nghiên cứu bài học, giáo viên, bồi dưỡng.

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG

NVSP CHO GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở

TRƯỜNG PHỔ THÔNG*

Đối với GVTS, với tay nghề non nớt của

những năm đầu chập chững bước vào nghề,

họ gặp nhiều khó khăn và rất cần được sự

giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn

nghiệp vụ từ các tổ chức và cá nhân, nhất là

cấp lãnh đạo trực tiếp và đồng nghiệp; Theo

kết quả một số cuộc khảo sát, điều tra gần đây

cho thấy: có 99,7% GVTS của 17 trường

PTTH thuộc 8 tỉnh phía bắc (Hà Giang, Cao

Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam

Định, Thái Bình, Thái Nguyên) và có 100%

GVTS có trình độ Đại học hiện công tác tại

một số trường phổ thông và PTTH thuộc 7

tỉnh thành được khảo sát (Vĩnh Phúc, Hải

Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hòa

Bình, Đà Nẵng) có nhu cầu được bồi dưỡng

về chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tập

sự.[3, tr 45]; [4, tr 81- 87].

Đứng về góc độ quản lý, với tính chất quan

trọng đặc biệt của những năm mới vào nghề,

các cấp QLGD và GV có thâm niên công tác

cần có trách nhiệm trong việc quan tâm, giáo

dục và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ để góp

*

Tel: 0983834724; Email: [email protected]

phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

100% CBQL trường học và Tổ trưởng chuyên

môn trong 2 cuộc khảo sát, điều tra nói trên

cho rằng đây là việc làm cần thiết và có nhiều

ý nghĩa.[3, tr45]; [4, tr 87]

Hiện nay trên thế giới, ở một số nước như

Đức, Pháp, Anh, bang California - Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Philippin, Trung Quốc... đã có

chương trình đào tạo giáo viên tập sự. Mục

đích các chương trình này nhằm tạo động lực

về vật chất, tinh thần và cơ hội thăng tiến cho

đội ngũ GV trẻ giúp họ phát triển năng lực

nghề nghiệp từ đó có ý chí và tình cảm để gắn

bó lâu dài với nghề dạy học ở cấp học này.

Ở Việt Nam, GVTS ở trường phổ thông

thường chỉ được tổ chuyên môn của trường

hướng dẫn, chưa có nhiều sự quan tâm đúng

mức và cũng chưa có chương trình đào tạo

hay bồi dưỡng dành riêng cho đối tượng này

để phát triển năng lực nghề nghiệp. Việc tổ

chức hướng dẫn tập sự hiện nay đang thực

hiện là: Hiệu trưởng có trách nhiệm chính

nhưng thường là được giao về tổ chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch giúp đỡ,

hướng dẫn cho GVTS trong quá trình tập sự.

Đến hết thời hạn tập sự, tổ chuyên môn nhận

xét, đánh giá chủ yếu về hai mặt: trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và tư cách, đạo đức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!