Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng mô hình lớ học đảo ngược trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông ở tỉnh Điện Biên
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1379

Áp dụng mô hình lớ học đảo ngược trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông ở tỉnh Điện Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TIM

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TIM

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện,

dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Phương Liên. Các số liệu,

thông tin trong quá trình nghiên cứu trong luận văn là trung thực.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tim

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của

tập thể các thầy cô giáo Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - Đại học

Thái Nguyên; Trong quá trình thực nghiệm Sư phạm, tôi nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các cán bộ, giáo viên và học sinh trường

PTDTNT Tỉnh Điện Biên, Trường THPT Thanh Nưa, Trường THPT Huyện

Điện Biên. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo,

cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất về sự hướng dẫn tận

tình của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Phương Liên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình hoàn thiện luận văn này.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi

những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và đồng

nghiệp để tôi có điều kiện học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tim

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5

6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 8

7. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 8

NỘI DUNG....................................................................................................... 9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY

HỌC ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG THPT............................................................ 9

1.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học .................................................... 9

1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học ............................................................ 9

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.............................. 10

1.2. Lớp học đảo ngược và tư duy phản biện.................................................. 11

1.2.1. Khái niệm lớp học đảo ngược ............................................................... 11

1.2.2. Khái niệm tư duy phản biện.................................................................. 12

1.2.3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược............................................ 13

1.2.4. Lợi ích của mô hình lớp học đảo ngược ............................................... 15

iv

1.3. Mục tiêu, cấu trúc và đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa

lí 12- THPT .................................................................................................... 16

1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12-

THPT ở tỉnh Điện Biên ................................................................................... 20

1.5. Thực trạng dạy học Địa lí và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược

trong dạy học Địa lí ở trường THPT............................................................... 22

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 25

Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT Ở TỈNH ĐIỆN

BIÊN BẰNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ................................. 26

2.1. Khả năng áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Địa lí

12 ở trường THPT........................................................................................... 26

2.2.1. Đảm bảo mục tiêu của bài học .............................................................. 29

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 30

2.2.3. Đảm bảo tính khả thi............................................................................. 30

2.3. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược................... 31

2.3.1. Quy trình chung..................................................................................... 31

2.3.2. Quy trình cụ thể..................................................................................... 32

2.4. Các phương pháp dạy học hiệu quả trong mô hình lớp học đảo ngược ........ 34

2.4.1. Phương pháp thảo luận nhóm................................................................ 34

2.4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan................................. 38

2.4.3. Phương pháp động não.......................................................................... 40

2.4.4. Phương pháp đóng vai........................................................................... 40

2.4.5. Phương pháp tình huống ....................................................................... 41

2.4.6. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề .................................................. 41

2.4.7. Phương pháp nghiên cứu bài học.......................................................... 43

2.5. Kiểm tra đánh giá trong mô hình lớp học đảo ngược .............................. 43

2.6. Một số yêu cầu khi áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học……………

2.7. Một số khó khăn khi triển khai áp dụng mô hình LHĐN ở tỉnh Điện Biên

2.8. Thiết kế một số kế hoạch dạy học Địa lí 12 theo mô hình lớp học

đảo ngược ........................................................................................................ 45

v

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 61

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 62

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm......................................................... 62

3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 62

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm......................................................................... 62

3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm .......................................................... 63

3.3. Quy trình thực nghiệm ............................................................................. 63

3.3.1. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 63

3.3.2. Chọn trường thực nghiệm ..................................................................... 64

3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm........................................................................... 64

3.3.4. Chọn giáo viên thực nghiệm ................................................................. 65

3.3.5. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 65

3.3.6. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 66

3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 66

3.4.1. Bài thực nghiệm số 1............................................................................. 66

3.4.2. Bài thực nghiệm số 2............................................................................. 68

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 70

3.5.1. Kết quả về mặt định tính ....................................................................... 70

3.5.2. Kết quả về mặt định lượng.................................................................... 70

3.5.3. Kết quả chung về thực nghiệm.............................................................. 71

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nội dung

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 ĐC Đối chứng

3 ĐB Đồng bằng

4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

5 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

7 GV Giáo viên

8 HS Học sinh

9 LHĐN Lớp học đảo ngược

10 NTB Nam Trung Bộ

11 PPDH Phương pháp dạy học

12 PTDTNT Phổ thông Dân tộc Nội trú

13 Tb Trung bình

14 THPT Trung học phổ thông

15 TN Thực nghiệm

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Danh mục các bài dạy thực nghiệm ............................................. 63

Bảng 3.2. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm .................................... 64

Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm ............................... 65

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ........................................ 67

Bảng 3.5. Tỉ lệ xếp loại kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 1 ................... 67

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ........................................ 68

Bảng 3.7. Tỉ lệ xếp loại kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 2 ................... 69

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các mức độ của hoạt động nhận thức trong lớp học truyền

thống và lớp học đảo ngược ........................................................ 15

Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng........................................ 67

Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng........................................ 69

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận

nội dung sang giáo dục tiếp cận năng lực của người học, khi đó, người ta quan

tâm nhiều hơn tới việc người học làm được gì sau khi học. Để thực hiện được

điều đó, trong quá trình dạy học, ngoài việc thiết kế và tổ chức các hoạt động

nhằm thu hút người học tham gia tích cực, chủ động thì cũng cần chú ý lựa

các mô hình giáo dục tiên tiến, được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công

nghệ thông tin và phương pháp đào tạo hiện đại để thay đổi lớp học truyền

thống. Một trong những mô hình đó là mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN)

(Flipped classroom). Theo mô hình lớp học đảo ngược, kiến thức mà giáo

viên truyền đạt được học sinh học trực tuyến ở nhà. Giờ học ở lớp sẽ dành

cho các hoạt động hợp tác với giáo viên giúp củng cố thêm các khái niệm,

kiến thức đã tìm hiểu, phát huy cao tư duy sáng tạo của học sinh.

Môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng có nhiều điều kiện

thuận lợi để áp dụng phương pháp dạy học lớp học đảo ngược. Chương trình

Địa lí 12 – THPT nghiên cứu về Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, các mạnh nội

dung kiến thức được thiết kế theo từng phần: Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa

lí kinh tế xã hội (kinh tế ngành, kinh tế vùng) và địa lí địa phương. Với cấu

trúc của mạnh nội dung như vậy, tạo điều kiện cho việc thiết kế các chủ đề

dạy học có tích hợp kiến thức của các môn học khác nhau. Sử dụng mô hình

LHĐN là một trong những giải pháp giúp giáo viên thực hiện dạy học các chủ

đề địa lí một cách hiệu quả, qua đó, phát huy được năng lực tự chủ, tự học,

giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

Từ những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn và triển khai đề tài:

“Áp dịa lí một ụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Địa lí lớp 12-

THPT ở tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!