Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ÁP DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN NAM DO BẾ TẮC pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ÁP DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
HIẾM MUỘN NAM DO BẾ TẮC
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Hiếm muộn nam do bế tắc là lĩnh vực còn bỏ ngỏ lâu
nay do thiếu trang bị kỹ thuật cao. Với sự phát triển của các kỹ thuật cao
hiện tại tại bệnh viện Bình Dân như chụp X quang lúc mổ, siêu âm qua trực
tràng, vi phẫu thuật, đã cho phép tiến hành chẩn đoán chính xác và điều trị
hiếm muộn nam do bế tắc có hiệu quả. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
đánh giá vai trò của siêu âm Doppler bìu, siêu âm qua ngả trực tràng và phẫu
thuật thám sát bìu kết hợp chụp ống dẫn tinh trong xác định vị trí tắc đối với
các trường hợp vô tinh do bế tắc (VTBT) mắc phải tại mào tinh không do
triệt sản. Ngoài ra, với sự trợ giúp của dụng cụ vi phẫu, chúng tôi đánh giá
hiệu quả của vi phẫu thuật nối thông lại ống dẫn tinh và mào tinh, bắc cầu
qua chổ tắc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân VTBT điều trị tại bệnh
viện Bình Dân từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 11 năm 2004. Nghiên cứu tiền
cứu, mô tả cắt dọc, theo phương thức can thiệp lâm sàng.
Kết quả và bàn luận: 83 trường hợp VTBT. Tuổi trung bình là 36,42 ±
1,45 năm. Độ nhạy của siêu âm bìu trong chẩn đoán tắc mào tinh là 6,94%,
độ đặc hiệu là 72,72%. Độ nhạy của siêu âm qua ngả trực tràng trong chẩn
đoán tắc ống phóng tinh là 100%, độ đặc hiệu là 48,23%. Chụp ống dẫn tinh
(ODT) xác định vị trí tắc đường dẫn tinh đoạn xa có thể thực hiện bằng bơm
dung dịch sinh ký và luồn chỉ nylon 2-0. Trong số những bệnh nhân này, 39
trường hợp được điều trị bằng vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh,
trong đó có 12 bệnh nhân được phẫu thuật nối bên-bên và 27 bệnh nhân
được phẫu thuật nối tận-bên cải biên. Kết quả được đánh giá dựa trên tinh
dịch đồ sau mổ 1-3-6-9-12 tháng, và sự thụ thai của vợ. 2 trường hợp nối
bên – bên thành công (có tinh trùng trong tinh dịch) với 1 trường hợp vợ
bệnh nhân vợ có thai. 17/27 trường hợp nối tận – bên có sự thông thương trở
lại với 10 trường hợp có thai. Hiệu quả thông thương của phẫu thuật nối tận
– bên kiểu lồng cải biên (khâu dọc ống mào tinh) là tương đương với phẫu
thuật nối tận – bên không lồng và phẫu thuật nối tận – tận (63% so với 60% -
78%), hơi thấp hơn phẫu thuật nối tận – bên kiểu lồng tam giác (85,7 - 92%).
Phẫu thuật nối bên-bên với bao xơ mào tinh có tỉ lệ thành công thấp nhất. Kỹ
thuật nối tận bên kiểu lồng cải biên, với hiệu quả có thai là 37% (10/27
trường hợp) tương đương với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm với vi thao
tác tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, mà chi phí thấp hơn nhiều (khoảng
1/10).
Kết luận: Chẩn đoán tắc tại tinh hoàn hay mào tinh dựa trên quan sát mào
tinh lúc mổ và khảo sát tìm tinh trùng trong dịch ODT. Chẩn đoán tắc ở
ODT có thể bằng bơm dung dịch sinh lý kết hợp luồn chỉ polypropylene 2-0
trong lòng ODT. Nối ống dẫn tinh – mào tinh vi phẫu nên thực hiện trong
điều trị vô sinh trên những bệnh nhân vô sinh do tắc mào tinh. Kỹ thuật nối
ống dẫn tinh – mào tinh kiểu lồng 2 mũi cải biên đem lại hiệu quả cao về sự
thông thương và thích hợp về mặt kinh tế.