Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

1 số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng
MIỄN PHÍ
Số trang
74
Kích thước
354.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1591

1 số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

1

Chuyên đề tốt nghiệp

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH : bảo hiểm xã hội

KPCĐ : kinh phí công đoàn

BHYT : bảo hiểm y tế

Tp : thành phố

QLCL : quản lý chất lượng

TC-LĐ-TL : tổ chức –lao động-tiền lương

KĐCL : kiểm định chất lượng

TVKSTK : tư vấn,kiểm soát, thiết kế.

2

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

3

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, một người đi làm có nghĩa là anh

ta sẽ đủ nuôi vợ con, đủ sống một cuộc sống với nhiều tiện ích và phúc lợi, đủ

trả cho các khoản nợ ngân hàng khi mua nhà và ô tô trả góp. Và khi anh ta

mất việc, anh ta sẽ phải đứng trước rất nhiều nguy cơ như không đủ nuôi vợ

con, nhà và ô tô bị tịch thu… nhưng tại Việt Nam giá nhân lực tại các công ty

trong nhiều ngành nghề cũng sàn sàn như nhau. Vì vậy việc nhân sự ra đi là

điều thường xuyên xảy ra ở nhiều doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp ấy

sẽ mất nhiều chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tinh thần

làm việc của các nhân viên còn lại bị ảnh hưởng, năng suất làm việc của toàn

công ty sẽ giảm do có nhiều vấn đề nảy sinh khi thay đổi cơ cấu nhân lực.

Như vậy, có thể thấy rằng nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với

sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để có thể duy trì được đội ngũ

nhân viên trung thành và tài giỏi ở lại với công ty thì tạo động lực cho nhân

viên là một chủ điểm quan trọng cần được các nhà quản lý quan tâm và khai

thác hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với một

doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp nâng cao

động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng

không”.

Đề tài “Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao

động tại Công ty Xây dựng công trình hàng không” tập trung phân tích hiệu

quả của việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty

ACC và từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng các công cụ tạo động lực nhằm

nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong toàn công ty.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu đối với công ty ACC có

chi nhánh tại Hà Nội với các số liệu thống kê, các tài liệu tham khảo được thu

4

Chuyên đề tốt nghiệp

thập trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007 nhằm đảm bảo tính

cấp thiết của đề tài.

Quan điểm nghiên cứu của tác giả là đứng trên lập trường của các nhà

quản lý để phân tích thực trạng, đưa ra những giải pháp và những kiến nghị

cho đề tài nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài bao gồm ba phần:

Chương I: là tổng quan về tạo động lực cho người lao động: đưa ra các

học thuyết về động lực, các công cụ tạo động lực và các nhân tố ảnh hưởng

tới hoạt động tạo động lực cho người lao động.

Chương II: trên cơ sở vận dụng những lý luận ở chương I để phân tích

thực trạng hoạt động tạo động lực tại công ty ACC, từ đó rút ra những ưu và

nhược điểm của hoạt động này.

Chương III: đưa ra các giải pháp để khắc phục những nhược điểm ở

chương II và góp phần nâng cao hơn nữa động lực làm việc của nhân viên tại

công ty ACC.

5

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Đặt vấn đề:

Nhiệm vụ của người quản lý là hoàn thành công việc thông qua hành

động cụ thể của các nhân viên. Để làm được điều này, người quản lý phải có

khả năng xây dựng động lực làm việc với người lao động. Người quản lý nên

“kéo” tất cả nhân viên của mình vào mọi hoạt động quan trọng của công ty.

Khi đó họ sẽ trung thành với doanh nghiệp và làm việc hăng say hơn.

1.1 Động lực là gì? Tạo động lực là gì?

1.1.1 Khái niệm

Khái niệm “động lực” có mối quan hệ chặt chẽ với định nghĩa “động cơ”.

Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động của con người (cộng đồng, tập thể,

xã hội), thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra.

Nếu mục đích đặt ra không phương hại đến mục đích của người khác và

của xã hội thì thủ đoạn để thực hiện mục đích dễ được xã hội chấp nhận. Còn

nếu mục đích đặt ra gây thiệt hại đến mục đích của người khác, của cộng

đồng, của xã hội thì nó sẽ bị cản phá, lên án.

Khi chúng ta trả lời câu hỏi “lý do hành động của con người là gì?”

nghĩa là chúng ta đã xác định động cơ.

Động lực là động cơ mạnh, thúc đẩy con người hành động một cách tích

cực, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghi cao và tính

sáng tạo cao nhất với tiềm năng của họ.

Tạo động lực làm việc là dẫn dắt nhân viên đạt được những mục tiêu đã

đề ra với nỗ lực lớn nhất.

6

Chuyên đề tốt nghiệp

1.1.2 Sự cần thiết phải tạo động lực

Tạo động lực cho nhân viên là chìa khóa để cải thiện kết quả làm việc.

“Bạn có thể đưa con ngựa ra tới tận bờ sông nhưng không thể bắt nó

uống nước. Ngựa chỉ uống khi nó khát – và con người cũng vậy.” Con người

chỉ làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc. Cho dù là

cố gắng tỏ ra nổi trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta

cũng chỉ hành động do bị điều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân

hay từ các nhân tố bên ngoài.

Nói tóm lại việc xây dựng các hoạt động tạo động lực trong công ty

nhằm: nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, tạo ra đội ngũ nhân

viên chuyên nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, và đạt được

mục tiêu xã hội đó là: phát triển con người.

1.1.3 Một số học thuyết về tạo động lực

a. Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Maslow (1908- 1970) là một học giả về quản lý và tâm lý học của Mỹ

được người ta viện dẫn tương đối nhiều. Ông cho rằng nhu cầu của loài người

có thể chia thành 5 loại: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã

hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự mình thực hiện. Nhu cầu của con người phù

hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến cao nhất. Khi một nhóm các

nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động lực thúc đẩy

nữa.

- Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo

cho con nguời tồn tại như: ăn, uống, mặc…A.Maslow quan niệm rằng khi

những nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì

cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi nguời.

- Nhu cầu an toàn: sau khi đã có đủ các điều kiện sinh hoạt cơ bản, nhu

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!