Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của vích-to huy- gô.
MIỄN PHÍ
Số trang
68
Kích thước
623.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1067

Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của vích-to huy- gô.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ NHÀN

Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ

Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Khi mà cả xã hội Pháp đang chạy theo những thắng lợi của chủ nghĩa

tư bản thì vẫn có một con người luôn sống trong “sự im lặng” để ươm lên

những hạt mầm khát vọng trong tâm hồn nhân loại. Con người ấy luôn đấu

tranh không biết mệt mỏi cho nền tự do dân chủ của loài người tiến bộ. Và

con người đó chính là Vích-to Huy-gô- một cây đại thụ văn học thế kỷ XIX

của Pháp nói riêng và thế giới nói chung.

Trong dòng chảy của nền văn học thế giới, nếu như Bandăc được đánh

giá là “một bậc thầy của nghĩa hiện thực”, một nhà “kiến trúc sư” tài ba đã

xây dựng nên một công trình thế kỷ “Tấn trò đời” thì Vích-to Huy-gô là “hiện

thân của chủ nghĩa lãng mạn” là “tiếng vọng âm vang của thời đại”. Bằng tài

năng và tâm huyết của mình, Vích-to Huy-gô đã mang đến cho đời những tác

phẩm có giá trị. Sự đắng cay chua chát của hiện thực quyện hòa cùng cái thi

vị ngọt ngào bay bỗng của lãng mạn là cảm giác đã thấm vào trái tim người

đọc mỗi khi bước vào thế giới nghệ thuật của ông. Và chính cái lãng mạn ấy

đã đưa Vích-to Huy-gô trở thành một nhà văn lãng mạn tiến bộ, ưu tú của

nước Pháp. Và cũng chính ông là người đã luôn sát cánh bên những con

người cùng khổ nhất của xã hội để lên tiếng nói đòi công lý. Và sâu xa hơn,

ông còn thể hiện được những khát vọng bình dị và những ước muốn sâu xa

nhất của con người trong cuộc sống.

Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari là một trong những đỉnh cao của chủ

nghĩa lãng mạn mà tác giả đã xây dựng. Dường như, ông đã “thổi tinh anh

cho các ảo ảnh vĩ đại trong tâm linh, trí tuệ ông, biến các biểu hiện tượng

trưng khô cứng thành nhân vật và tình tiết sinh động, đem quan điểm hết sức

riêng tư và đôi khi rất cần xem xét lại, để nhận định đánh giá và miêu tả các

thực tế lịch sử” [3; 11]. Bởi thế, mỗi khi đọc tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari

người đọc như được tắm mình trong lịch sử Pháp thế kỷ XV, được viếng thăm

một thành phố cổ nằm giữa lòng thành phố đô hội và được lắng nghe những

phong tục văn hóa cổ xưa với hàng loạt những lễ hội đình đám. Và đặc biệt,

người đọc còn được lắng mình lại trong những “giai điệu” tình yêu bằng một

thứ ngôn ngữ uyên bác mang màu sắc huyền thoại tuyệt đẹp.

Ở trong tác phẩm còn là sự xuất hiện của những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn

cùng những chi tiết không kém phần rùng rợn, sự đan xen của nhiều hình ảnh

hư ảo đã như đưa người đọc trở về với những đêm trường Trung cổ đầy man

rợ. Nhưng ở trong đó vẫn hiện lên hình ảnh của những con người cao cả,

trong sáng. Họ yêu nhau, họ ước ao, họ khát khao về một cuộc sống công

bằng, một cuộc sống tự do, một cuộc sống chỉ có tình thương yêu tha thiết.

Mặc dù, những con người đó phải sống một cuộc sống khổ đau nhưng chính

tác giả luôn muốn mang đến cho cuộc đời của họ những gì tươi sáng nhất. Đó

có thể là tình yêu, có thể là sự sẻ chia,… để như cứu lấy linh hồn của con

người khi tất cả đã bỏ quên họ giữa cõi đời.

Nhà thờ Đức bà Pari chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, thành quả

của tài năng, kết quả của xã hội được tác giả xây dựng sinh động trong tác

phẩm. Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về giá trị của tác phẩm và tiếng

lòng của tác giả, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài “Yếu tố lãng mạn trong tiểu

thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari (1482) của

Vích-to Huy-gô (Nhị Ca (dịch) năm 2010), Nxb Văn học.

- Phạm vi nghiên cứu: Ở đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu “Yếu tố

lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy-gô.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhà thờ Đức bà Pari- tòa nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca, đã vang lên như

một hồi chuông cảnh tỉnh thấu tận vào những ngõ ngách của lòng người.

Chính bằng những nét đặc sắc của ngòi bút lãng mạn, Vích-to Huy-gô trong

tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari đã khẳng định những thành công độc đáo của

mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Ngay từ khi ra đời cho đến nay, tiểu

thuyết Nhà thờ Đức bà Pari được đông đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới

quan tâm và đánh giá cao.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đón nhận tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà

Pari một cách nồng nhiệt với những trang phê bình đầy ý nghĩa. Có thể nói:

“Với Nhà thờ Đức bà Pari (1931), Huygo đã chuyển tấn bi kịch về những con

người bị gạt ra ngoài lề xã hội- từng xuất hiện hai năm trước đó ở “Ngày cuối

cùng của một kẻ bị kết án” (1929)- vào khung lịch sử của huyền thoại” [15;

399]. Đó là những gì mà Huy-gô muốn gửi gắn đến bạn đọc. Với ông, tình

yêu thương là sự che chở lớn lao nhất cho những con người dưới tận cùng của

xã hội. Đến với những tác phẩm của ông, đặc biệt là tiểu thuyết Nhà thờ Đức

bà Pari người đọc thấy được cuộc sống của những con người nghèo khổ

nhưng hình ảnh của họ luôn mang tầm vóc vĩ đại.

Khi nhìn nhận lại những giá trị cao cả của chủ nghĩa lãng mạn được gửi

gắm trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Đặng Anh Đào đã từng viết:

“Nhà thờ Đức Bà Pari hướng về đề tài Trung cổ nhưng không phải với những

cảnh hoang tàn, những lâu đài phong kiến và tầng lớp kỵ sĩ mà là hướng về

nền Trung cổ của nhân dân với mọi sắc thái phong tục, tập quán, tín ngưỡng,

kiến trúc... và làm toát lên sức mạnh vô tận của quần chúng” [16; 173]. Bởi,

chính tác giả đang ý thức được rằng: mình đang sống trong một khúc gãy của

tiến trình nhân loại và khát khao tìm về cái cũ, tìm về với nhân dân như một

nguồn nước vô tận vỗ về cho tâm hồn đang cằn khô trước thực tại xã hội.

Đặng Anh Đào (2003), trong cuốn Victo Huygô cuộc đời và tác phẩm

đã biên soạn những bài phê bình, nghiên cứu có giá trị về tác giả Vích-to

Huy-gô, trong đó có công trình nghiên cứu của Đặng Thị Hạnh với “Bút pháp

miêu tả của Huygô trong Nhà thờ Đức bà Pari đã nói rằng: “Bút pháp miêu tả

trong tiểu thuyết của Huygô đã tách ra khỏi bút pháp miêu tả của hai nhà tiên

tri lãng mạn Ruxô và Becnađanh đơ Xanh Pie… Thiên nhiên và cảnh trí trong

tiểu thuyết Huygô không còn thuộc về thế giới nội tâm nhỏ bé của một nhân

vật và không còn được nhìn bằng đôi mắt lồng qua cảm xúc của nhân vật…

bằng từ tượng hình “trí tưởng tượng bằng mắt” vốn được coi là năng khiếu

chủ đạo của Huygô” [7; 155]. Đó chính là nét bút diệu kỳ của Huy-gô trong

việc tạo nên những khoảnh khắc thiên nhiên đa chiều thể hiện cho bức tranh

muôn màu của cuộc sống.

Cũng đánh giá về giá trị của Nhà thờ Đức bà Pari, Đặng Anh Đào

trong cuốn Văn học phương Tây đã khẳng định: “Nhà thờ Đức Bà Pari vẫn là

một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều trên thế giới với tất cả vẻ ngây thơ,

tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong đó” [6; 497]. Bởi, với Huy-gô

tình yêu con người là một mãnh lực giúp ông vượt qua mọi khó khăn gian khổ

và tìm về với những gì xã hội đã đánh mất.

Trong Lời giới thiệu về cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari có rất

nhiều tác giả đã đánh giá rất cao về giá trị của tác phẩm. Với Ơgien Xuy, ông

cho rằng: “Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính

kịch... cuốn truyện của ông còn gì đó làm tôi xúc động”. Còn Têôphin Gôchiê

đã đánh về về cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari: “là một thiên anh hùng

ca Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển” [3;

6]. Chính tác phẩm là một kiệt tác của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn

chủ nghĩa. Với Huy-gô lịch sử là một cuốn sổ tay chân thực về cuộc sống để

ông gửi gắm những tình cảm của mình. Chính “bằng nhiệt tình nhà thơ,

nghiêm túc nhà tri thức, lòng yêu mến nồng nàn mọi của cải vật chất và tinh

thần của đất nước, tác giả Nhà thờ Đức bà Paris lần nữa khẳng định tinh thần

dân tộc và dân chủ trong sự nghiệp nghệ thuật của ông” [3; 11]. Để từ đó

Huy-gô thể hiện được những khát vọng của mình về một xã hội tốt đẹp hơn.

Đó chính là thành quả của sự chân thành và tình thương yêu mà tác giả cuốn

tiểu thuyết muốn gửi gắm đến những thế hệ mai sau.

Và chính Nhà thờ Đức bà Pari là một sự sáng tạo nghệ thuật diệu kỳ

mà Huy-gô muốn mang đến cho nhân loại. Đến với tác phẩm người đọc

không những được chứng kiến những cung bậc tình yêu mà còn thể hiện một

khát vọng sống trong xã hội đầy tình yêu và hạnh phúc. Một xã hội mà “người

với người sống để yêu nhau”.

Không những đánh giá về giá trị của tác phẩm, các nhà nghiên cứu còn

giành cho Vích-to Huy-gô những lời đánh giá chân thành, khẳng định vị thế

của ông trên văn đàn thế giới.

Lê Huy Bắc đã từng có những nhận xét rất xác đáng về Vích-to Huy-gô

và những vị trí của ông trong giới văn học thế giới: “Thế kỷ XIX ở nước Pháp

và cả thế giới không ai có được vinh dự lớn hơn Huy-gô được coi là “đứa con

thiên tài của thời đại”. Sinh ra khi “thế kỷ đã lên hai”, bước vào văn đàn năm

17 tuổi và với cuộc đời kéo dài hơn 80 năm đầy những biến cố của nước

Pháp, con người ấy thực sự là một huyền thoại lôi cuốn độc giả nhiều thế hệ

trên nhiều mãnh đất khác nhau trong địa hạt văn chương” [2; 109]. Công trình

nghiên cứu đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của Vích-to Huy-gô đối với

nền văn học và những ảnh hưởng của ông đối với những thế hệ tiếp nhận văn

học trên thế giới.

Còn Đặng Anh Đào nhận xét: “Huygo xuất hiện như một ngôi sao mọc

sớm và lặn muộn nhất ở chân trời của thế kỷ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên

tài ấy ngay từ đầu đã tự khẳng định mình như chủ soái của trường phái lãng

mạn. Cho tới nửa sau của thế kỷ, dù trào lưu lãng mạn đã qua thời vàng son

của nó, thì bản thân Huygô vẫn làm mờ nhạt tài năng của nhiều nhà “chủ

nghĩa đang nở ra và tàn đi rất mau chóng ở cuối thế kỷ, đến nỗi họ phải than

rằng “cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết” ấy đã làm cớm cả một vùng bao

quanh” [6; 475]. Lời nhận xét đã làm nổi bật được vị thế và sức ảnh hưởng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!