Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THÁI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THÁI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thái
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học,Trường
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thái
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.............................................................. 13
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 13
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 14
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn................................................................................ 14
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU VỚI DÒNG
CHẢY CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG
ĐẠI.................................................................................................................. 16
1.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo ............................................. 16
1.1.1. Khái niệm kì ảo ..................................................................................... 16
1.1.2. Yếu tố kỳ ảo trong văn học ................................................................... 19
1.2. Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo
ở Việt Nam...................................................................................................... 24
1.2.1. Khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam .......... 24
1.2.2. Nguyễn Quang Thiều và các truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo ................... 26
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31
Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU.......................................................................... 33
2.1. Thế giới nhân vật kì ảo............................................................................. 33
2.1.1. Thế giới hồn ma hiển hiện .................................................................... 34
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.1.2. Thế giới thần thánh hiển linh ................................................................ 45
2.1.3. Thế giới người có khả năng đặc biệt..................................................... 50
2.2. Không gian kì ảo ...................................................................................... 59
2.2.1. Quãng sông nước bí hiểm ..................................................................... 59
2.2.2. Khu vườn ruộng hoang vu..................................................................................63
2.2.3. Vùng rừng núi thâm trầm...................................................................... 65
2.3. Thời gian kì ảo ......................................................................................... 67
2.3.1. Thời gian tâm tưởng.............................................................................. 68
2.3.2. Thời gian huyền thoại ........................................................................... 70
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU........................................... 73
3.1. NT xây dựng cốt truyện kỳ ảo.................................................................. 72
3.1.1. Tình huống kì ảo ................................................................................... 77
3.1.2. Kết cấu lồng ghép.................................................................................. 73
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu........................................................................... 81
3.2.1. Ngôn ngữ............................................................................................... 81
3.2.2. Giọng điệu............................................................................................. 84
3.3. Xây dựng môtip trần thuật ....................................................................... 89
3.3.1. Môtíp giấc mơ ....................................................................................... 90
3.3.2. Môtíp người chết báo oán ..................................................................... 93
3.3.3. Môtíp ở hiền gặp lành ........................................................................... 95
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 97
KẾT LUẬN.................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỳ ảo là một thủ pháp hiệu quả và độc đáo của văn xuôi, đã được áp dụng
từ lâu đời để gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Thông qua yếu tố kỳ ảo, nhà
văn thể hiện cái nhìn về hiện thực, đồng thời bộc lộ những quan điểm mới mẻ
về thế sự, nhân sinh.
Lý luận về văn học kỳ ảo và yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được xây dựng
từ thập niên 80 của thế kỷ trước và ngày càng được quan tâm rộng rãi, sâu sắc.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của một nhà văn cụ
thể vừa đóng góp vào việc xây dựng hệ thống lý luận này, vừa góp phần khắc
họa rõ nét diện mạo văn học hiện đại Việt Nam đương đại.
Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa tài và sung sức, xuất hiện thường
xuyên trên văn đàn, báo chí. Từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn
học, ở “cuộc chơi” nào Nguyễn Quang Thiều cũng định vị được cho mình một
cá tính riêng, độc đáo. Với quan niệm “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo
không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn
sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó”, ông đã đóng góp cho nền văn
học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị. Những giải thưởng cao quý trong sự
nghiệp văn chương của ông: hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc
tế, trong đó có giải của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Sự mất ngủ của
lửa (1993); Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với các tác phẩm:
“Sự mất ngủ của lửa” (1992), “Những người đàn bà gánh nước sông” (1995)
và “Mùa hoa cả bên sông” (1989) năm 2017... và tháng 9/2018 là giải thưởng
văn học quốc tế Hàn Quốc Changwon đã khẳng định vị trí của Nguyễn Quang
Thiều trong nền văn học Việt Nam đương đại nói riêng, văn học Việt Nam nói
chung.
Nguyễn Quang Thiều từng dành nhiều giải thưởng về thơ, song bên cạnh
đó ông cũng ghi dấu ấn đậm nét về tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, trong đó phải kể đến đóng góp trong
lĩnh vực truyện ngắn, đúng như nhận định của nhà biên tập cuốn Mùa hoa cải
bên sông: “Nguyễn Quang Thiều là một cây bút truyện ngắn tài hoa ...Văn
chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào rất dễ say” (Dẫn
theo [18, tr 19]).
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu yếu tố kì ảo
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - một yếu tố có vai trò quan trọng, làm
nổi bật phong cách riêng của nhà văn. Từ đó giúp người đọc khám phá thêm lối
đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn, đồng thời cảm nhận được chiều sâu nhân
văn và triết lý được ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện kể của ông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về yếu tố kỳ ảo trong văn học
Cội nguồn của yếu tố kỳ ảo trong văn học có từ sáng tác dân gian, nhưng
việc nghiên cứu những sáng tác thuộc về văn học kỳ ảo và những sáng tác có
yếu tố kỳ ảo chỉ bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ những năm 80 của thế
kỷ XX. Một trong những bài viết đầu tiên về văn học kỳ ảo được công bố ở
Việt Nam là bài viết “Huyễn tưởng văn học - một hình thái nhận thức thẩm
mỹ” của Nguyễn Văn Dân. Ông cho rằng: "Văn học huyễn tưởng là những
truyện hay tiểu thuyết viết về cái lạ lùng, cái li kì, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn
cao...Ở huyễn tưởng thì cái hư bao giờ cũng xen lẫn cái thực. Hai cái đó ràng
buộc nhau, kết hợp với nhau và có khi chuyển hóa lẫn nhau" [7, tr 7]. Từ đây,
nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định: huyễn tưởng là một hình thái nhận thức
thẩm mĩ dùng thủ pháp kết hợp hư thực để thể hiện tư tưởng tác giả. Tuy ông
dùng khái niệm “huyễn tưởng” (không dùng khái niệm “kì ảo”) nhưng đây là
bài viết sớm nghiên cứu về yếu tố kì ảo và văn học kì ảo ở nước ta.
Cùng tiếp cận cái kì ảo ở phương diện thủ pháp nghệ thuật như tác giả
Nguyễn Văn Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch có nhận xét như sau:
"Cái kì ảo là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm cách
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tiếp cận hiện thực ... Đối với nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự nó, họ
dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc họa quan niệm của
con người về cái thế giời mà nhà văn mô tả chứ không phải để giải thích
những hiện tượng nào đó cũng như diễn biến của chúng” [28, tr 16]. Như vậy,
theo tác giả, kì ảo là một phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn tiếp cận hiện
thực để bày tỏ quan điểm về thế giới. Đây là một nhận xét quan trọng cho tác
giả luận văn khi tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Thiều.
Trong bài nghiên cứu “Dư ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong truyện
Việt Nam hiện đại”, tác giả Vũ Thanh đã chỉ ra rằng: “Các tác phẩm truyền kỳ
đời mới cũng mang một đặc trưng lớn của thể loại truyền kỳ cổ điển: phần lớn
cốt truyện đều xuất phát từ các truyền thuyết và chuyện kể dân gian, trong đó,
yếu tố thần kỳ là một đặc trưng quan trọng”[47, tr 17]. Hay khi xem xét:
"Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam"
tác giả cũng đưa ra ý kiến: "Trong truyện truyền kì các tác giả sử dụng yếu tố
kì không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc, che đậy dụng ý sâu xa của nhà văn
mà còn với tư cách là một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể
loại. Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái kì lạ" [47, tr 17]. Như vậy tác giả
Vũ Thanh cũng đồng quan điểm với Nguyễn Trường Lịch khi nhìn nhận yếu
tố kì ảo với tư cách là một phương thức nghệ thuật.
Trong chuyên luận "Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac", PGS. TS Lê
Nguyên Cẩn cũng đã xem "Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó
được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên,
khác biệt, phi thường, độc đáo... Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học
viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không
hòa tan vào các dạng thức của trí tưởng tượng" [6, tr 12]. Nhận định này đã
cho thấy tính chất độc đáo và tính chất tồn tại phổ biến của yếu tố kỳ ảo, một
gợi ý quý báu cho việc nghiên cứu yếu tố kì ảo và văn học kì ảo của nước ta.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong bài viết Cái kì ảo và văn học huyễn ảo đăng trên Tạp chí nghiên
cứu Văn học số 8 năm 2006. Tác giả Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “huyễn
ảo” (còn gọi là “huyễn tưởng”) để chỉ chung những tác phẩm văn học chứa
đựng những yếu tố mà con người chúng ta không thể lí giải được bằng tư duy
logic thông thường. Trong những tác phẩm đó, tồn tại cả hai yếu tố “thực” và
“ảo” nhưng yếu tố “ảo” trở thành đối tượng chính của nội dung và nghệ thuật.
Từ đây ông nhấn mạnh: “thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng
tượng, nơi sự khác lạ, hoang đường, thần diệu luôn ngự trị. Có lúc nó giúp
người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có
lúc khiến họ hoài nghi, bối rối” [5, tr 37]. Đó là nhận định mới mẻ, sâu sắc về
văn học kỳ ảo, là gợi ý quan trọng cho việc tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong truyện
ngắn Nguyễn Quang Thiều.
Bàn “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học”,
Lê Nguyên Long cũng nhận định: “Cái kì ảo không chỉ đơn thuần là cái siêu
nhiên, cái không thể xảy ra; cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra ấy muốn trở
thành cái kì ảo thì phải có tác dụng tạo ra hiệu ứng hoang mang cho những
người nào đối diện với nó” [26, tr 7]. Theo ông “Ở truyện kì ảo, khép sách
lại, độc giả không thôi băn khoăn, hoang mang, chính bởi trong quá trình
đọc, độc giả luôn bị ràng buộc và liên hệ thường xuyên các sự kiện siêu nhiên
với tính hiện thực” [26, tr 9]. Và cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, ông
cho rằng “Ở những câu chuyện đó, thế giới ma quái hư ảo được tạo ra không
hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn
nứt của hiện thực mà chủ yếu chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài
học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời” [26, tr 9].
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã có bài tổng thuật sâu sắc về văn học kỳ ảo
trên thế giới với những đặc trưng thi pháp quan trọng của loại hình tác phẩm
trong bài viết “Văn học kì ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan”. Tác giả đã đặt
các vấn đề như: Tuổi thọ của văn học kì ảo là tuổi thọ của văn học; Cơ sở
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiên cứu loại hình văn học kì ảo là hệ hình thế giới quan; Kiểu tư duy hiện
thực và các dạng cấu trúc của văn học kì ảo [35]. Bài viết đã thể hiện cái nhìn
bao quát về văn học kì ảo trong tiến trình lịch sử phát triển của nó.
Trên cơ sở khảo cứu những tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường phát triển
của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam, Đặng Anh Đào đã đưa ra
nhận định: “Cái kỳ ảo ở truyện Việt Nam hướng về cái thần diệu, siêu nhiên
của truyện dân gian... Ở nhiều truyện, nó không thể chỉ được coi là bút pháp.
Bởi mỗi chi tiết kì ảo đã là một đơn vị ngữ nghĩa tạo ra phản ứng đặc trưng
của nhân vật lan tỏa tới người đọc cảm giác mơ hồ, bất định trước sự đột nhập
của một hiện tượng siêu nhiên” [10, tr 22-23]. Bài viết đã tập trung, chú trọng
đến vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu.
Thông qua việc liên hệ, so sánh với “truyện không kì ảo”, Đặng Anh Đào đã
nêu ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về vấn đề này, góp phần giúp người
đọc hiểu rõ hơn về văn học kì ảo nước ta.
Ở bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại sau năm
1975” - Phùng Hữu Hải đã tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 ở hai bình diện “vi mô” và “vĩ mô”. Tác giả cho rằng “Ở tầm vĩ mô,
yếu tố kỳ ảo thể hiện một quan niệm mới của nhà văn về thế giới, là sự mở
rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động. Ở tầm vi mô, yếu tố kỳ ảo
chính là các hình thức nghệ thuật cụ thể như: đối thoại tâm linh, giấc mơ, cổ
tích hóa… Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám
phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ
đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy” (Dẫn theo
[24, tr 10]. Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn này vừa mang nét chung của cái kì ảo phương Đông, vừa mang
nét riêng của bầu không khí thời đại.
Cũng khảo cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Phạm
Thị Thanh Nga trong bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau