Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kỳ ảo trong tập người ăn gió và quả chuông bay đi của nhật chiêu.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TẬP NGƯỜI ĂN GIÓ VÀ QUẢ
CHUÔNG BAY ĐI CỦA NHẬT CHIÊU
Người hướng dẫn:
TS. Ngô Minh Hiền
Người thực hiện:
Dương Thị Thu
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có
nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật
bình thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy mà Đảng khởi
xướng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến và
một độ lùi thời gian tương đối thích hợp là những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến những thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự nghiệp đổi mới của
Đảng, các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt
động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Trong bức
tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của văn xuôi.
Việc xuất hiện trở lại của yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện
đại đã cho thấy sự đổi mới thực sự của văn học trên nhiều bình diện. Ngoài
khả năng mở rộng đề tài phản ánh của văn học, yếu tố kỳ ảo cũng cho thấy sự
bứt phá của các nhà văn ra khỏi lối viết được xem là “khuôn vàng thước
ngọc” một thời. Yếu tố kỳ ảo được các nhà văn đương đại sử dụng nhiều và
có thể xem đó như là một phương thức để nhà văn chuyển tải những quan
niệm của mình về cuộc sống thực tại, cảm hứng nhận thức về giá trị, ý nghĩa
của sự sống con người.
Bên cạnh những gương mặt quen thuộc như Nguyễn Huy Thiệp, Võ
Thị Hảo, Hòa Vang, Tô Hải Vân, Tạ Duy Anh… Nhật Chiêu giống như một
ngôi sao lạ xuất hiện giữa làng văn Việt Nam. Không chỉ thành công với phê
bình văn học, dịch thuật, Nhật Chiêu còn tạo được ấn tượng đặc biệt trong văn
học Việt Nam hiện đại bằng hàng loạt truyện ngắn mang đậm dấu ấn văn hóa
Nhật Bản. Truyện ngắn Nhật Chiêu thường mang dáng dấp của những bài thơ
3
Haikư thu nhỏ, ngắn gọn, tinh túy và đầy suy tưởng. Cái làm nên đặc sắc cho
tập truyện ngắn này là sự xuất hiện của các yếu tố kỳ ảo, cách sử dụng mô típ
kỳ ảo, đề tài kỳ ảo, cốt truyện kỳ ảo, nhân vật và ngôn ngữ kỳ ảo. Qua đó,
Nhật Chiêu đã khẳng định tài năng của mình trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo
như một phương thức nghệ thuật hiệu quả để xây dựng thành công tập truyện
ngắn.
Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu là tập truyện ngắn
đậm sắc màu kỳ ảo. Tập truyện thu hút người đọc không chỉ bởi lối viết lạ mà
bởi không khí kỳ ảo được tạo dựng ra từ đầu đến cuối truyện. Chính vì thế
nghiên cứu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của
Nhật Chiêu sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà
văn cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về những đóng
góp, giá trị văn chương của Nhật Chiêu cũng như vị trí của ngòi bút luôn chịu
khó tìm tòi và sáng tạo này trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lời bạt của cuốn sách Người ăn gió và quả chuông bay đi, Mai
Sơn đã có cách nhìn nhận khá mới mẻ về truyện ngắn này. Với Mai Sơn,
truyện ngắn của Nhật Chiêu “là một hợp thể của văn xuôi, thơ, triết học, kinh
nghiệm huyền học, thần bí, lãng mạn, siêu thực… Và niềm vui thú đọc truyện
ông là niềm vui thú chứng kiến sự sinh thành của một cái gì mới mẻ táo bạo,
sự thể hiện tự do sáng tạo, tinh thần vô úy và tự tín. Đó còn là niềm vui thấy
nghệ thuật đang ở trên đường với người nghệ sĩ một mình đi không ngoái lại,
chỉ có gió để ăn, chỉ có chữ để hy vọng” [2,tr.216]. Bên cạnh đó Mai Sơn
cũng đánh giá cao tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nhật Chiêu khi khẳng định
rằng “Bằng và chỉ bằng ngôn ngữ, Nhật Chiêu tha hồ đùa chơi xây dựng
những cái khả hữu, những thể nghiệm của đời sống tinh thần.... Nhật Chiêu
4
đặt nền móng kỳ ảo ngay từ những câu đầu tiên của truyện và cứ thế đi đến
cuối truyện, không phút lơ là. Trọn vẹn. Thuần túy” [2,tr.214].
Tại Bàn tròn Văn chương lần thứ 6, tổ chức tại Hội Nhà văn TP.Hồ
Chí Minh ngày 7-4-2007, Tôn Nữ Thu Thủy cho rằng: “Tập truyện rất ấn
tượng, cho thấy nội lực thực sự của tác giả. Hiện thực huyền ảo đan xen với
mơ mộng, vừa nhẹ tênh như cõi mộng, vừa nặng trĩu ưu tư, vừa phóng
khoáng lại vừa chăm chút [22]”.
Trong bài viết Người ăn gió và quả chuông bay đi - Tập truyện ngắn,
Anh Vân đã có một cách nhìn toàn diện về tập truyện ngắn này: “Huyền ảo,
trữ tình và hết sức sâu sắc, tập truyện ngắn đầu tay của Phan Nhật Chiêu
mang lại giọng văn độc đáo nổi bật, hoàn toàn mới lạ so với truyện ngắn Việt
Nam từ trước đến nay” [32].
Đánh giá tổng quan về tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông
bay đi, Lâm Văn Nhân Tiến trong bài viết Bước ra khỏi động đã nhận xét:
“Đọc kỹ mỗi truyện ngắn, ta thấy tác giả rất tinh tế trong việc sắp xếp cấu trúc
câu chuyện, cấu trúc từ, kỹ thuật chơi chữ và kỹ thuật trình bày. Mặc dù hầu
hết các truyện ngắn trong tập truyện có vẻ như không có cốt truyện, không có
tứ… Mỗi truyện ngắn hầu như đều có sex, đều có tự tử, đều có Maya, đều có
vú, đều có bóng dáng của cái chết. Các yếu tố ấy đã được tác giả đẩy đến mức
kỳ ảo… Mỗi truyện ngắn của Nhật Chiêu đều mang bút pháp thực tại biến
khởi. Chính nó làm mới lại những cái cũ rích” [30].
Ngân Hoa trong bài viết Viết tên trên nước đã nhìn nhận khái quát về
các truyện ngắn của Nhật Chiêu: “Thế giới của Nhật Chiêu luôn luôn tạo nên
bằng những yếu tố huyền ảo, hư hư thực thực như thể đó là những cánh cửa
kỳ lạ dẫn ta đi vào chiêm nghiệm cái bí ẩn của đời sống, của tình yêu và cái
chết” [12].
5
Qua Người ăn gió và quả chuông bay đi, Việt Dũng đã nhìn nhận trong
truyện ngắn của Nhật Chiêu: “Cái thực và cái mơ, cái hiện hữu và vô hình cứ
như hoà trộn. Có thể nó là cuộc đối thoại của chính linh hồn và thể xác trong
một giấc chiêm bao, nhưng cũng có thể đó là một ước mơ thanh bình, hạnh
phúc của một con người bình thường đang bước chân trần trên những cánh
đồng cỏ vào một buổi sớm mai” [8].
Bằng việc khảo sát khái niệm - bản chất của yếu tố kỳ ảo cũng như sự
biến thiên về giá trị trong quá trình hành chức của yếu tố này, Nguyễn Thành
Trung đã so sánh cái kỳ ảo trong tác phẩm của Borges (Mỹ Latinh) với tác
phẩm Nhật Chiêu nhằm có cái nhìn khách quan và chính xác về tác phẩm của
hai nhà văn. Nguyễn Thành Trung khẳng định : “Yếu tố kỳ ảo và truyện ngắn
Nhật Chiêu gặp nhau từ nhiều ngã của văn chương Đông Tây kim cổ… truyện
kỳ ảo của Nhật Chiêu nói chung và yếu tố kỳ ảo của ông nói riêng mang đậm
tính Phật học. Mô hình của Nhật Chiêu là tay vịn hành lang đi vào mê cung
của tiền nhân. Bản chất cũng là mê cung nhưng tay vịn giúp hành giả lần theo
trên hành trình vào trung tâm mê cung, chiếm lấy cái bí mật vô biên và sức
mạnh tuyệt đối của tâm linh, đó là thứ ánh sáng mà Nhật Chiêu gọi là công
án” [29].
Kinh Khuê coi Nhật Chiêu như một hiện tượng bừng sáng trong trú xứ
văn chương: “Nhật Chiêu chọn văn chương, hay nói đúng hơn là văn chương
chọn ông và ban phát cho ông cây đũa thần kỳ lạ với những quyền năng biến
ảo đầy chất thơ của ngôn từ và chiều sâu thăm thẳm của những triết lý nhân
sinh mà suốt cuộc đời ông đã chiêm nghiệm và đã trải” [15].
Võ Tấn Cường trong bài viết Nhà văn Nhật Chiêu và thế giới của sự
huyền nhiệm lại chú ý đến khả năng cách tân nghệ thuật của Nhật Chiêu, cho
rằng: “Cái nhìn của nhà văn trong các truyện ngắn của Nhật Chiêu hướng về
ranh giới mong manh giữa thật và ảo, cái phi lý và cái có lý. Văn xuôi của
6
ông thấm đẫm chất thơ do nhà văn hướng cái nhìn ảo hóa về cái hồn lung linh
của sự vật. Truyện ngắn của Nhật Chiêu là sự phức hợp giữa văn xuôi và thơ,
giữa tự sự và trữ tình. Những câu thơ, bài thơ xen kẽ giữa những đoạn văn
không chỉ mở rộng không gian nghệ thuật mà còn tạo nên sự đa thanh, phức
điệu của các yếu tố nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Cái nhìn của Nhật
Chiêu hướng về cõi huyền nhiệm của hồn người của giấc mơ thăm thẳm nên
truyện ngắn của ông thấm đẫm chất thơ, lung linh và huyền ảo” [7].
So sánh hai tác phẩm Người ăn gió và Mưa mặt nạ của Nhật Chiêu,
Mai Thị Ngân Hoa đã đưa ra nhận xét về phong cách mới lạ trong hai truyện
ngắn này của Nhật Chiêu, đặc biệt là về việc “Chơi cùng giấc mơ” trong
Người ăn gió: “Giấc mơ trong Người ăn gió là những giấc mơ thiên về cái
đẹp qua bốn chặng đường “bắt mộng, hành trình, trò chơi, huyền ảo. Với bốn
chặng đường đó ít nhiều mang tính mở đầu sự khai tâm trước cuộc sống.
Cuộc phiêu lưu mới bắt đầu, tìm kiếm và khám phá cái đẹp” [13]. Bên cạnh
đó tác giả còn khẳng định thế giới truyện ngắn của Nhật Chiêu là “một thế
giới của thực pha ảo, của cuộc đời đang lẫn vào mộng mị, của thiên nhiên
mang màu sắc siêu nhiên…” [13].
Khi đánh giá Một ngã rẽ thú vị của truyện ngắn đương đại Việt Nam,
Trần Viết Thiện đã phát hiện: “Truyện ngắn Nhật Chiêu có sự tổng hợp của
những con đường tương tác trên, đặc biệt có sự ảnh hưởng khá đậm nét của
yếu tố kì ảo phương Tây. Thế nhưng, nói về văn xuôi: không phải nhà văn
Việt Nam nào cũng là Nhật Chiêu” [28].
Hồ Anh Thái trong bài viết về Người ăn gió và quả chuông bay đi của
Nhật Chiêu nhận xét: “Những truyện ngắn như thế này của Nhật Chiêu là một
trong những phát hiện thú vị của văn xuôi gần đây” [2].