Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết đất lửa của nguyễn quang sáng.
MIỄN PHÍ
Số trang
69
Kích thước
652.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
785

Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết đất lửa của nguyễn quang sáng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

LÊ THỊ MẬN

Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của

Nguyễn Quang Sáng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện thực cuộc sống 1945 - 1975 với vô số xung đột, mâu thuẫn đã trở

thành nguồn cảm hứng bi kịch cho các nhà văn. Cũng trong mạch nguồn đó,

Nguyễn Quang Sáng - nhà văn tiêu biểu của mảnh đất Nam Bộ khói lửa một

thời đã tỏ ra “bản lĩnh” trong việc xây dựng nên các yếu tố bi kịch trong tác

phẩm của mình khiến cho hiện thực được phản ánh trở nên sâu sắc hơn bao giờ

hết.

Mang đặc điểm chung của những tác phẩm viết về bi kịch thời chiến

tranh, tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện sinh động những

mâu thuẫn bi kịch của hiện thực cuộc sống trong những năm kháng chiến

chống Pháp. Tuy nhiên, bi kịch trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có

những nét đặc sắc riêng, đó là sự lồng ghép đan xen - phức tạp của nhiều dạng

thức bi kịch. Đặc biệt, các tình tiết rất giàu kịch tính và có lối kết thúc đa dạng.

Chọn đề tài “Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang

Sáng”, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa và thấy

được những đóng góp, phát hiện mới mẻ của Nguyễn Quang Sáng trong việc

xây dựng bi kịch ở một tác phẩm văn học. Qua việc nghiên cứu đề tài này,

chúng tôi hy vọng bổ sung thêm nguồn tư liệu giúp ích cho việc học tập,

nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mang phong cách riêng biệt độc đáo

của miền đất Nam Bộ. Ông đã có những ấn phẩm “để đời” và thu hút được

sự quan tâm của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Trong khuôn khổ

của đề tài, chúng tôi chỉ giới thiệu những công trình, bài viết tiêu biểu liên

quan đến yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng:

Hoàng Trung Thông trong bài viết Chờ đợi những mùa gió chướng đã

2

có những nhận xét về tiểu thuyết Đất lửa trong sự chuyển biến về đề tài,

phản ánh hiện thực cuộc sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng để từ đó

khẳng định tài năng và bản lĩnh của nhà văn chuyên nghiệp này “Nếu như

truyện ngắn đầu tiên của anh “Con chim vàng” viết về tội ác của giai cấp

địa chủ báo hiệu một mầm non văn nghệ có sự rung động, lắng sâu và sự

nhận xét tinh tế, thì đến tiểu thuyết “Đất lửa” nói về tội ác của bọn giả

danh tôn giáo chống phá kháng chiến và dựng lên hình ảnh những chiến sĩ

hi sinh mang tính kịch bi tráng, anh đã có thớ viết của một nhà văn rõ

rệt”[29, tr.73].

Trần Hữu Tá trong cuốn Từ điển văn học (Bộ Mới) đã đưa ra những

nhận định khái quát về tiểu thuyết Đất lửa “Đúng như tên tác phẩm, ông đã

tái hiện hình ảnh quê hương trong những năm kháng chiến dữ dội, quyết

liệt, vừa khó khăn trong quá trình đánh trả giặc ngoại xâm, vừa phức tạp,

éo le trong việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ”[21, tr.1180]. Ông không

chỉ đưa ra những nhận xét về tiểu thuyết Đất lửa mà còn có những nhận

định chung về những sáng tác của Nguyễn Quang Sáng mà theo chúng tôi

là cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Ông khẳng định phần lớn tác phẩm

của Nguyễn Quang Sáng “lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự

nhiên; giàu chi tiết sống động nhưng kì diệu và hợp lí; tính kịch rất nổi

nhưng cũng đậm chất trữ tình đôi khi pha chất hài hước rất có duyên”[21,

tr.1180].

Lưu Khánh Thơ ở cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (1945 -

1975) đã đề cập đến bi kịch gia đình, đến mối quan hệ éo le của các nhân

vật trong tác phẩm “Cuộc sống của những nhân vật trong Đất lửa chằng

chịt những quan hệ éo le, mỗi gia đình có những bi kịch khác nhau”[2,

tr.279]. Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn khẳng định Nguyễn Quang Sáng

“là người kể chuyện và dựng cảnh tài tình”[2, tr.281], đồng thời đánh giá

3

cao tài năng của Nguyễn Quang Sáng trong việc tạo nên nét đặc sắc, độc

đáo ở việc miêu tả thiên nhiên, khung cảnh làng quê, tình yêu đôi lứa, xây

dựng tính cách và phân tích tâm lí nhân vật.

Trong bài viết Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết “Đất lửa” của Nguyễn

Quang Sáng, Phạm Ngọc Hiền khẳng định Đất lửa là tác phẩm được xây

dựng theo tinh thần của thể loại bi kịch. Ông đã có những nhận định chín

chắn, sâu sắc, những đánh giá khái quát về các dạng bi kịch khác nhau

trong tác phẩm: bi kịch lịch sử - xã hội, bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu

đôi lứa, bi kịch trong quan hệ bạn bè - đồng đội,… Bên cạnh đó, tác giả bài

viết còn đánh giá cao tài năng của Nguyễn Quang Sáng trong việc xây

dựng xung đột và giải quyết các xung đột. Kết thúc bài viết, tác giả đưa ra

nhận định thật xác đáng “Trong văn học Việt Nam, hiếm có tiểu thuyết nào

giàu màu sắc bi kịch như “Đất lửa”. Nguyễn Quang Sáng đã thành công

xuất sắc trong việc xây dựng xung đột kịch, bút pháp phân tích tâm lí, tạo

không khí truyện…”[14, tr.12].

Frank Gerke (CHLB Đức) - người dịch tiểu thuyết Đất lửa của

Nguyễn Quang Sáng sang tiếng Đức trong bài viết Nhà văn Nguyễn Quang

Sáng trong lòng tôi đã có những nhận xét thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối

với cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Quang Sáng mang tên Đất lửa.

Ông cho rằng “Trong tiểu thuyết này, tác giả miêu tả khách quan những sự

kiện xảy ra ở một làng đầu chiến tranh kháng chiến chống Pháp. Như

trong nhiều làng miền Tây thời đó, trong làng này có nhiều phe khác nhau,

đất là đất đạo Hòa Hảo, đồng thời là đất của phong trào cách mạng, lại có

nhiều quan niệm khác nhau về thực dân Pháp, về Việt Minh kháng

chiến…đến sự xung đột giữa các phe, ở trong nội bộ các phe, thậm chí ở

trong họ hàng và giữa bạn bè”[10, tr.10]. Qua sự phân tích, đánh giá, tác

giả đi đến nhận định “Đất lửa” là một trong những tiểu thuyết Việt Nam

4

thành công nhất. Đó là một tiểu thuyết về lịch sử Nam Bộ, về chiến tranh,

về cách mạng, về những khó khăn và xung đột người Nam Bộ đã phải trải

qua và khắc phục trong một thời gian nhất định”[10, tr.10].

Những bài viết trên chỉ mang tính chất nhận xét, đánh giá khái quát bước

đầu về yếu tố bi kịch trong tác phẩm mà chưa đi sâu nghiên cứu về bi kịch

trong tiểu thuyết Đất lửa theo một hệ thống. Do vậy, trên cơ sở tiếp thu và kế

thừa thành tựu của những người đi trước, với mong muốn được đi tiếp con

đường của các công trình trước đó đã có công khai phá, chúng tôi hi vọng sẽ đi

đến tận chiều sâu của vấn đề “Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của

Nguyễn Quang Sáng”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Yếu tố bi kịch được thể hiện qua

sắc màu bi kịch và một số phương thức biểu hiện yếu tố bi kịch trong tiểu

thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Đất lửa, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí

Minh, 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đặt những biểu hiện của yếu tố bi

kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng trong dòng chảy chung

của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, tập trung vào các tác phẩm có

chứa đựng yếu tố bi kịch để thấy được sự phổ biến và những nét đặc sắc của bi

kịch trong Đất lửa. Việc sử dụng phương pháp này là cơ sở để chúng tôi tiếp

cận, khảo sát và hệ thống những bài nghiên cứu liên quan đến đề tài và tiếp tục

phát triển đề tài theo định hướng ban đầu.

5

4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích phân tích và hệ thống

theo tiêu đề những biểu hiện của yếu tố bi kịch trong Đất lửa trên phương diện

nội dung lẫn hình thức. Từ đó, giúp có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về

vấn đề này trong tác phẩm.

4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu

Nghiên cứu về yếu tố bi kịch trong một tác phẩm cụ thể, chúng tôi nhận

thấy việc lựa chọn phương pháp này để so sánh, đối chiếu nó với các tác phẩm

khác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng như của các nhà văn khác cùng

thời để thấy được bước tiến của Nguyễn Quang Sáng trong việc xây dựng yếu

tố bi kịch trong tác phẩm văn học.

5. Bố cục của khóa luận

Chương 1. Yếu tố bi kịch trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Chương 2. Sắc màu bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa

Chương 3. Một số phương thức thể hiện yếu tố bi kịch trong

tiểu thuyết Đất lửa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!