Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yêu nghề hãy yêu quý vật nuôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN - TIÊU THỤ SẢN PHẨM
19
Tạp chí chăn nuôi số 1 - 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Farmers should be respected)
Yêu nghề - Hãy yêu quý vật nuôi
Lưu Kỷ
ỗi người có một nghề, mà nghề nào cũng có
cái đẹp, cái hay; muốn biết cái đẹp, cái hay đó
trước hết phải yêu nghề. Yêu nghề không phải
là chung chung, đối với nghề chăn nuôi dù trực tiếp
hay gián tiếp; bất cứ công việc gì có liên quan đến vật
nuôi, trước hết là phải yêu vật nuôi. Bởi vì, vật nuôi
có quan hệ mật thiết với con người, dễ gần con người
và cũng có tình cảm qua lại với con người, phục vụ
cho con người về vật chất và tinh thần.
Lẽ thường tình là “có đi, có lại”, ta yêu quý vật nuôi,
ta sẽ nhận được vật nuôi yêu quý lại (quan hệ con
người với con người cũng vậy). Vật nuôi cũng giàu
tình cảm lắm chứ! Người xưa có câu “Khuyển mã chí
tình” rồi. Vẫn là “con chó, con ngựa” đấy! Nhưng
người xưa cũng dặn “Hàm chó, vó ngựa”, để cảnh
giác. Vậy, hai vế của 2 câu tục ngữ trên, nó thể hiện 2
mặt: nếu thân quen yêu quý nó thì ta nhận được
“khuyển mã chí tình”. Nếu xa lạ với nó, thậm chí có
hành vi thô bạo với nó thì hãy coi chừng “hàm chó,
vó ngựa” đấy!.
Mặc dù, có những con vật hung dữ như thú rừng
hoang dã, nếu ta hiểu nó, yêu quý nó, quan tâm chăm
sóc và có những biện pháp thuần dưỡng nó, huấn
luyện nó... ta sẽ cải huấn được nó và làm theo ý muốn
của ta. Ví như các vật nuôi (trâu, bò, ngựa, lợn, dê,
cừu và gia cầm, chim muông...) và cả thú rừng (hổ,
báo, voi, khỉ, trăn...) chúng rất thông minh tham gia
diễn xiếc rất hấp dẫn.
Vật nuôi không biết nói, không hiểu tiếng người nên
không giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhưng con người và
con vật hiểu qua nhau bằng thái độ, bằng hành vi. Vật
nuôi qua hành vi đối xử của con người, nó sẽ đáp lại
bằng hành vi đó. Người hiểu bản tính của nó qua
hành vi của nó để biết nó muốn gì? nó cần gì? Ví dụ
như: lúc nó đói, nó khát, ăn không hợp “khẩu vị”; lúc
nó rét quá hay nóng quá; nó ở chật chội quá, ẩm ướt
quá... hoặc tập tính sinh hoạt của nó bị xáo trộn hay
bị sự thô bạo của con người... tất cả đều được thể
hiện qua hành vi của nó.
Những hành vi ấy, ta nhận biết được, hiểu được chỉ
qua sự quan tâm, yêu quý nó, để đáp ứng nhu cầu nó
cần gì? Vẫn phải quan sát sự đáp ứng ấy đã đủ chưa?
đã đúng chưa? Nếu đúng, đủ thì hành vi của nó sẽ
không tái hiện.
Yêu quý vật nuôi không phải chỉ yêu nghề, từ xưa
đến nay dân tộc ta cũng yêu nghề. Vật nuôi đã có
trong những câu chuyện cổ tích lý thú; đi vào ca dao,
tục ngữ rất có ý nghĩa; được ghi vào địa danh tên con
vật; đi vào thơ ca, hội họa nghệ thuật; trong các trò
chơi dân gian và lễ hội; kể cả đi vào những huyền
thoại tâm linh; có bóng hình trong 12 con giáp.
Còn đối với người trong nghề hãy yêu quý nó, chăm
sóc nó từ sơ sinh đến trưởng thành, lúc khỏe mạnh
cũng như lúc ốm đau... tùy theo đối tượng vật nuôi
mà ta yêu cầu nó cho ta sản phẩm gì? nhiều hay ít, tốt
hay xấu, dài hay ngắn... đều có những quy trình kỹ
thuật nuôi dưỡng, chăm sóc mà các nhà quản lý, các
nhà khoa học đã quy định. Đồng thời, tìm hiểu thêm,
phát hiện thêm những yêu cầu gì của người nuôi và
của bản thân vật nuôi, để cho ta những năng suất,
chất lượng ngày càng cao hơn. Theo luật tự nhiên “có
cho thì có nhận” và có mối quan hệ tương ứng.
M