Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên Việt Nam - vai trò điều tiết của niềm tin vào năng lực bản thân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM - VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NIỀM TIN
VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN
Thành phố Hồ Chí Minh, 4/ 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------------------
SVTH: LÊ THANH HOÀNG
MSSV: 1954112029
GVHD: TS.PHẠM MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM - VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NIỀM TIN
VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN
Thành phố Hồ Chí Minh, 4/ 2023
SVTH: LÊ THANH HOÀNG
MSSV: 1954112029
GVHD: TS.PHẠM MINH
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................... 4
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu. ................................................................................................... 4
1.5.1 Đóng góp lý thuyết ................................................................................................ 4
1.5.2 Đóng góp thực tiễn................................................................................................ 4
1.6 Kết cấu báo cáo. ......................................................................................................... 5
Tóm tắt chương 1...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 7
2.1 Thuyết hành vi kế hoạch - TPB................................................................................ 7
2.2 Thuyết nhận thức xã hội - SCT ................................................................................ 7
2.3 Khởi nghiệp điện tử. .................................................................................................. 8
2.4 Ý định khởi nghiệp điện tử. .................................................................................... 10
2.5 Vai trò của Giáo dục khởi nghiệp đối với Ý định khởi nghiệp điện tử............... 10
2.6 Các nghiên cứu liên quan........................................................................................ 11
2.6.1 Nghiên cứu của Jaeyeob Jeong và Myeonggil Choi (2017)................................ 11
2.6.2 Nghiên cứu của Wardana và cộng sự (2020)...................................................... 12
2.6.3 Nghiên cứu của Lai và To (2020) về ý định khởi nghiệp điện tử........................ 12
2.6.4 Nghiên cứu của Batool và cộng sự (2015).......................................................... 13
2.6.5 Nghiên cứu của Abdelfattah và cộng sự (2022).................................................. 15
2.7 Giả thuyết và mô hình đề xuất................................................................................ 16
2.7.1 Mối quan hệ giữa kỳ vọng kết quả và ý định khởi nghiệp điện tử....................... 16
2.7.2 Mối quan hệ giữa Thái độ và ý định khởi nghiệp điện tử. .................................. 17
2.7.3 Mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Kỳ vọng kết quả............................. 18
2.7.4 Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và thái độ............................................. 18
2.7.5 Vai trò điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân ......................................... 19
Tóm tắt chương 2.................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................ 22
3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.2 Thiết kế Nghiên cứu định tính................................................................................ 23
3.2.1 Phương pháp ....................................................................................................... 23
3.2.2 Thực hiện nghiên cứu định tính........................................................................... 23
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính. ............................................................................. 26
3.3 Thiết kế Nghiên cứu định lượng............................................................................. 33
3.3.4 Phương pháp ....................................................................................................... 33
3.3.5 Thực hiện nghiên cứu định lượng. ...................................................................... 33
Tóm tắt chương 3.................................................................................................... 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 37
4.1 Mô tả mẫu................................................................................................................. 37
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................... 38
4.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu. ............................................................................. 44
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 49
Tóm tắt chương 4.................................................................................................... 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ............................................ 51
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 51
5.2 Hàm ý quản trị ......................................................................................................... 52
5.2.1 Hàm ý về giáo dục khởi nghiệp........................................................................... 52
5.2.2 Hàm ý về kỳ vọng kết quả.................................................................................... 53
5.2.3 Hàm ý về Thái độ đối với khởi nghiệp điện tử. ................................................... 53
5.2.4 Hàm ý về Niềm tin vào năng lực bản thân .......................................................... 54
5.3 Hạn chế và nghiên cứu cho tương lai..................................................................... 54
Tóm tắt chương 5.................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 57
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 73
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 78
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 79
GVHD: Phạm Minh
SVTH: Lê Thanh Hoàng - 1954112029
1
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - VAI TRÒ
ĐIỀU TIẾT CỦA NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp là một hiện tượng được thế giới quan tâm (Cassia và cs, 2014) và sự ảnh
hưởng của nó trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ ngôn ngữ (Lanero và cs, 2011), giáo dục
(Millman và cs, 2009; Matlay, 2008), văn hóa (Konrad, 2013) và đặc biệt là kinh tế
(Li và cs, 2012). Theo Reynolds (2000), thúc đẩy khởi nghiệp là một yếu tố không
thể thiếu trong động lực phát triển của nền kinh tế (Barrachina Fernández và cs, 2021).
Theo đó, Sukasame và cộng sự (2008) đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của khởi
nghiệp và quan điểm này cũng đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ cả về mặt lý thuyết
và thực nghiệm (Sabahi và Parast, 2020). Đặc biệt, ảnh hưởng của khởi nghiệp tại các
nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi được cho là mạnh mẽ hơn nhiều
so với các quốc gia phát triển (Gilbert và cộng sự, 2004). Nhận thức được điều này,
ngày càng nhiều các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập cũng như các nguồn
lực từ chính quyền cũng được gia tăng mạnh mẽ (Huang và cs, 2022a; Colombo và
Grilli, 2006) nhằm tối ưu hóa những lợi ích đặc thù từ khởi nghiệp.
Là một nhánh trong khởi nghiệp nói chung (Farooq và cs, 2018), khởi nghiệp điện tử
cũng đang dần trở thành một dạng thức khởi nghiệp được ưu tiên lựa chọn (Sukasame
và cs, 2008). Lý giải cho điều này, sự phát triển phi thường của Internet đã tạo tiền
đề cho thương mại điện tử trỗi dậy (Matlay, 2008b; Tan và Li, 2022) và hình thành
một thị trường rộng lớn, tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thị trường hiện
hữu (Matlay và Westhead, 2005; Lu và cs, 2021). Nhờ những vai trò quan trọng, đơn
cử như giải quyết nhiều bài toán chi phí so với khởi nghiệp/kinh doanh truyền thống
(Matlay và Westhead, 2007; Al-Shourbaji và Zogaan, 2021), khởi nghiệp điện tử tạo
ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới, dù là nước phát triển (Viu-Roig và Alvarez-Palau, 2020) hay các nền kinh tế
mới nổi (Bakos, 2001). Thực tế chứng minh, các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh
GVHD: Phạm Minh
SVTH: Lê Thanh Hoàng - 1954112029
2
mẽ thường dựa trên cơ sở áp dụng thành công các thành tựu công nghệ (Garelli, 2004)
và các nghiên cứu cũng chỉ ra tác động tích cực của của thương mại điện tử đến nền
kinh tế toàn cầu (Huang và cs, 2022b). Như một hệ quả, thị trường rộng lớn dẫn đến
sự phát triển tích cực của nguồn lực các doanh nhân mới, điều này có thể làm tăng độ
cạnh tranh (Bakos và cs, 2005) trong việc chiếm lĩnh thị phần hoặc tiếp cận khách
hàng (Hategan và cs, 2021).
Khởi nghiệp là một lĩnh vực được giới học thuật đặc biệt quan tâm. Theo phát biểu
của Stevenson and Jarillo (2007), nghiên cứu về khởi nghiệp chia thành ba lĩnh vực
chính tương ứng với ba câu hỏi “tại sao khởi nghiệp”, “khởi nghiệp như thế nào” và
“kết quả của khởi nghiệp là gì”. Trong đó, lý giải nguyên nhân khởi nghiệp, Trivedi
(2017) cho rằng ý định khởi nghiệp là phương diện cần lưu tâm mạnh mẽ vì nó giải
thích được quá trình khởi nghiệp một cách thấu đáo và chi tiết (Krueger và Carsrud,
1993; Kolvereid & Isaksen, 2006). Vai trò chỉ báo của ý định khởi nghiệp đối với
hành vi khởi nghiệp cũng được đề cập và chứng minh thành công trong nhiều nghiên
cứu (Hockerts, 2017; Sánchez, 2011). Các minh chứng trên đã chứng minh tầm quan
trọng của nghiên cứu về ý định trong giải thích hành vi nói chung và hành vi khởi
nghiệp nói riêng. Kết luận, nhằm có được cơ sở để xây dựng một hệ thống quản trị
khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng, phải thấu hiểu và giải thích
được ý định khởi nghiệp.
Theo Curto và cộng sự (2021), sinh viên có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực
từ kinh tế đến xã hội, thậm chí là văn hóa và giáo dục. Tuan và Pham (2022) cũng
phát biểu rằng sinh viên là nguồn nhân lực hùng hậu và đủ trình độ cho hầu hết các
lĩnh vực. Do đó trong bối cảnh khởi nghiệp, giải thích hành vi và ý định của sinh viên
là cực kì cần thiết. Đây là cơ sở cho việc sớm đưa ra những kế hoạch quản trị lượng
doanh nhân mới tiềm năng này.
Nghiên cứu này thực hiện giao thoa TPB và SCT nhằm xem xét toàn diện quá trình
thay đổi ý định khởi nghiệp. Đối với nghiên cứu về sự kết hợp giữa hai lý thuyết này,
các nghiên cứu giải thích rằng TPB chưa lý giải được quá trình hình thành hành vi
GVHD: Phạm Minh
SVTH: Lê Thanh Hoàng - 1954112029
3
(Al-Mamary và cộng sự, 2020) mà chỉ tập trung vào kết quả và mức độ thể hiện của
hành vi (Tuan và Pham, 2022). Ngược lại, SCT và các lý thuyết dùng SCT làm nền
tảng (SCCT - Lent và cộng sự, 1994) chỉ ra được mối quan hệ giữa cá nhân với môi
trường (Henley và cs, 2017). Nói cách khác, quá trình tương tác giữa các yếu tố chủ
quan và khách quan được thể hiện rõ ràng và chi tiết trong SCT (Chien-chi và cs,
2020). Việc áp dụng song song hai lý thuyết này trong nghiên cứu có thể giải thích
toàn bộ quá trình hình thành và thay đổi của ý định nói chung và ý định khởi nghiệp
(điện tử) nói riêng.
Bên cạnh đó, có tranh luận rằng yếu tố “niềm tin vào năng lực bản thân (SEF)” và
“nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)” là hai yếu tố riêng biệt (Tavousi và cs, 2002).
Ngược lại, cả hai yếu tố này đều được định nghĩa là niềm tin của cá nhân về việc thực
hiện hành vi. Bản thân Ajzen (2001, 2008) cũng khẳng định vai trò tương đương của
PBC và SEF (Mair và Noboa, 2006). Tiwari và cộng sự (2017) chỉ ra được sự tương
đồng giữa Niềm tin vào năng lực bản thân và Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC).
Tương tự, niềm tin vào năng lực bản thân luôn được xem là yếu tố tiên đoán và chi
phối mạnh mẽ ý định khởi nghiệp (Liu và cs, 2019). Ảnh hưởng tích cực của niềm
tin đối với ý định khởi nghiệp (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) cũng được ủng hộ trong
nhiều bối cảnh (Hsu và cs, 2019; Şahin và cs, 2019; Elnadi và Gheith, 2021; Wardana
và cs, 2021). Do đó, nghiên cứu này xem xét vai trò của niềm tin vào năng lực bản
thân như điểm mấu chốt của việc giao thoa giữa bối cảnh của TPB và SCT. Nhằm
xây dựng một góc nhìn đa phương diện, vai trò điều tiết của yếu tố niềm tin trong bối
cảnh khởi nghiệp điện tử được xây dựng và kiểm định một cách tổng quát thay vì các
tác động thông thường. Từ các khe hổng lý thuyết và bối cảnh thực tiễn đã trình bày,
đề tài “Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - VAI
TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN” được xác lập.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng mô hình nhằm kiểm định vai trò của các yếu tố trong việc hình thành ý
định khởi nghiệp điện tử trong bối cảnh TPB và SCT. Tiếp theo, xác định vai trò của
GVHD: Phạm Minh
SVTH: Lê Thanh Hoàng - 1954112029
4
“niềm tin vào năng lực bản thân” đối với các mối quan hệ trong mô hình, là cơ sở đề
xuất các hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện hơn việc tăng cường ý định khởi nghiệp điện
tử.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên Việt Nam. Mối quan
hệ điều tiết giữa niềm tin vào năng lực bản thân đối với một số mối quan hệ trong mô
hình ý định khởi nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
− Thời gian: 6 tháng (từ khi có quyết định thực hiện).
− Không gian: Các trường đại học tại Việt Nam.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Thực hiện lược khảo lý thuyết có liên quan, xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên
cứu cùng thang đo.
Thu thập mẫu theo thang đo đã xây dựng, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu nhằm
kiểm định giả thuyết nghiên cứu, làm cơ sở kết luận và đề xuất hàm ý quản trị.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu.
1.5.1 Đóng góp lý thuyết
Đề tài chỉ ra được các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định khởi nghiệp
điện tử, song song đó là ảnh hưởng điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân. Đây
là cơ sở đóng góp nhất định vào hệ thống lý thuyết chưa hoàn thiện. Ở tầm vĩ mô,
đây có thể là tiền đề cho việc cân nhắc lựa chọn biến điều tiết trong nghiên cứu rộng
rãi hơn ở nhiều lĩnh vực.
1.5.2 Đóng góp thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho bản thân sinh viên hiểu được quá trình hình thành ý định
khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng. Từ đó, sinh viên có thể lựa