Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
956.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, hội nhập vào nền

kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam

phải thích nghi, trong đó có việc mở rộng các quan hệ hợp tác thương mại quốc tế,

đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Thương mại

quốc tế là một lĩnh vực quan trọng quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển kinh

tế của mỗi nước. Tại Đại hội Đảng VIII và nghị quyết 01NQ/TƯ của Bộ Chính trị

đã đề xuất mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hướng về

xuất khẩu. Cùng với tiến trình CNH-HĐH, chúng ta phải tăng cường xuất khẩu, đặc

biệt là những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh. Góp phần vào lộ trình phát triển

kinh tế của đất nước Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã tích cực đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của mình.

Thực tế cho thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu là mặt hàng xuất khẩu

đem lại hiệu quả cao và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai

nếu như được quan tâm đầu tư và có chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

trên thị trường thế giới.

Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), em nhận

thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty rất có tiềm năng trên

thị trường thế nhưng thực tế trong giai đoạn 2003-2007 xuất khẩu các sản phẩm thép mạ

kẽm và thép mạ màu chưa xứng với tiềm năng mà Tổng công ty đang có. Do đó em

quyết định lựa chọn đề tài: ”Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu

của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003 – 2007” làm đề tài

cho luận văn tốt nghiệp của em. Hy vọng với các đề xuất đưa ra có thể giúp Tổng công

ty sẽ nâng cao được khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép

mạ thép và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) trong

giai đoạn từ năm 2003 – 2007.

Nhiệm vụ nghiên cứu gồm:

+ Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản

phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu và tổng quan chung về Tổng công ty Lắp máy

Việt Nam (LILAMA)

+ Thứ hai: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và

thép mạ màu từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, những mặt hạn chế và

nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

(LILAMA) giai đoạn 2003-2007.

+ Thứ ba: Nghiên cứu các định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty.

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là xuất khẩu các sản phẩm thép

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và

thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp như:

+ Phương pháp phân tích, bình luận

+ Sử dụng các số liệu thống kê

+ Sử dụng các đồ thị và bảng tính

5. Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài được chia làm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản phẩm thép và

tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA).

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu

của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003-2007.

Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm

thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

CÁC SẢN PHẨM THÉP VÀ TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP

MÁY VIỆT NAM (LILAMA)

1. Lí luận chung về xuất khẩu

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc

tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra phạm vi địa lý của

một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

- Xuất khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương

thực thực phẩm…). Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát

triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Xuất khẩu hàng hóa vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng

chế, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy

móc…). Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của

cách mạng khoa học công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh

tế quốc dân.

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công: gia công quốc

tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc

tế và do sự phát khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Nó được phân

chia thành hai loại hình chủ yếu tùy theo vai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia

công. Khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ,

thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhận gia công cho thuê cho

nước ngoài. Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình

thức thuê nước ngoài gia công cho mình. Hoạt động gia công mang tính chất công

nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền

với thị trường nước ngoài nên nó được coi là mộ bộ phận của hoạt động ngoại

thương.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: trong họat động tái xuất khẩu ta tiến hành

nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang

một nước thứ ba. Như vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức

rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không

có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu

kho lưu bãi, bảo quản…

- Xuất khẩu tại chỗ: trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa

vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt

động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn,

cho khách du lịch quốc tế… hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả

cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, bảo quản, chi phí vận chuyển, thời gian thu

hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ.

1.2. Vai trò của xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

1.2.1. Tạo ra được nguồn vốn lớn, đưa đất nước phát triển đồng thời thúc đẩy quá

trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Trong những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ

màu của LILAMA ngày càng có những bước phát triển thần kì. Sản lượng xuất

khẩu không những đã đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong nước mà còn xuất khẩu

sang nhiều thị trường. Việc này đã góp phần tạo dựng tên tuổi và thương hiệu cho

sản phẩm thép Việt Nam trên thị trường thế giới

Các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty tăng đã kéo theo

sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan như: ngành công nghiệp khai thác và

chế biến khoáng sản, các ngành giao thông vận tải, các ngành dịch vụ phân phối

thép xuất khẩu và các ngành công nghiệp phụ trợ khác…

Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam (LILAMA) phát triển sẽ mở rộng quy mô của các nhà máy sản xuất

thép, các công ty khai thác và chế biến khoáng sản và nhiều ngành kinh tế liên

quan. Xuất khẩu các sản phẩm thép phát triển sẽ làm tăng lượng vốn cho việc tái

đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. khi đó sẽ xuất hiện hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô.

Quy mô sản xuất được mở rộng sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới phục vụ

cho ngành xuất khẩu thép và khai thác tiềm năng của đất nước như tài nguyên thiên

nhiên và nguồn lao động. Do đó, xuất khẩu thép phát triển đã giải quyết được công

ăn việc làm cho một lượng lớn nguồn lao đông đang dồi dào ở nước ta

Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam (LILAMA) tăng còn tạo ra được một lượng ngoại tệ lớn. Mặt khác,

nó hạn chế được lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài do phải nhập khẩu thép như

trước kia. Từ đó, nó làm tăng nguồn dự trữ của đất nước đưa đất nước phát triển.

Hơn nữa, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA còn là

yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng GDP của đất nước. xuất

khẩu thép còn làm tăng hiệu quả sản xuất của đất nước. Bởi vì, xuất khẩu là để phục

vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng, của xã hội mà nhu cầu về sản phẩm của con

người không ngừng được nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

thì LILAMA phải đẩy mạnh cải tiến khoa học công nghệ từ đó nâng cao được hiệu

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, xuất khẩu các sản phẩm thép

mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty đã góp phần quan trọng vào quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đưa

nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

1.2.2. Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam (LILAMA) làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước

Thứ nhất, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công

ty Lắp máy Việt Nam làm chuyển dịch kinh tế theo ngành: Như chúng ta đã biết, xuất

khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu

của Tổng công ty nói riêng đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch kinh

tế theo ngành. Bất kì một doanh nghiệp nào trước khi xuất khẩu hàng hóa của mình

sang thị trường đều phải tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ

đó có chiến lược cung cấp những sản phẩm thép có mẫu mã và kiểu dáng phù hợp.

nhưng nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi mạnh mẽ. Để có thể tồn tại và

cạnh tranh được trên thị trường buộc LILAMA phải thay đổi chiến lược kinh

doanh, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Sự thay đổi đó đã kéo theo sự thay đổi

của các ngành kinh tế liên quan. Đó là các ngành trực tiếp liên quan đến sản xuất

sản phẩm thép xuất khẩu và các ngành kinh tế phụ trợ như các ngành khai thác tài

nguyên khoáng sản, các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và

ngân hàng… Khi xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng

công ty tăng, nó sẽ làm tăng nguồn vốn tích lũy cho tái đầu tư để mở rộng sản xuất.

khi đó nó sẽ thu hút lực lượng lao động từ các ngành kinh tế khác. Như vậy, khi quy

mô sản xuất thép tăng thì đồng nghĩa với nó là các ngành kinh tế làm ăn kém hiệu

quả hoặc thua lỗ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh tế

khác.

Thứ hai, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA

làm chuyển dịch kinh tế theo lãnh thổ: Như phân tích ở trên thì chúng ta thấy, khi

xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA tăng kéo theo sự

phát triển của các ngành khai thác khoáng sản. Từ đó kéo theo sự phát triển của các

vùng, các địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản. Do vậy, bộ mặt

kinh tế của các vùng các địa phương đó ngày càng được đổi mới, phát triển. Nhiều

nhà máy, xí nghiệp mọc lên, các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển thu hút nguồn

lao động tại chỗ và nguồn lao động của các địa phương khác. Mà đa số các vùng

giầu tài nguyên khoáng sản đều là các vùng núi sâu xa. Do đó, khi xuất khẩu các

sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty tăng sẽ làm cho cơ cấu kinh

tế của đất nước được chuyển dịch từ đồng bằng qua miền núi. Từ nơi phát triển đến

nơi kém phát triển.

1.2.3. Nâng cao được trình độ lao động và khoa học công nghệ, giải quyết công ăn

việc làm cho người lao động

Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường nước ngoài. Cùng với thời gian,

nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng tăng cao. Hơn nữa, trên thị trường luôn

xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Muốn cạnh tranh đựợc các doanh nghiệp phải

có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí để hạ giá thành sản

phẩm. Để làm được điều LILAMA đã tiến hành cải tiến máy móc, cải tiến công

nghệ thông qua nhiều hình thức như: Liên doanh, liên kết với nước ngoài hoặc nhập

khẩu công nghệ từ nước ngoài. Khi có công nghệ mới thì người lao động phải có

trình độ, có kiến thức để sử dụng công nghệ đó. Do đó, thông qua các công nghệ

hiện đại sẽ nâng cao được tay nghề cho người lao động. Ngược lại, Tổng công ty có

công nghệ hiện đại sẽ có khả năng xuất khẩu được nhiều sản phẩm hơn, thu được

nhiều lợi nhuận hơn từ đó có nhiều điều kiện để đầu tư cho việc hiện đại hóa dây

chuyền sản xuất

Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam LILAMA tăng còn giải quyết được công ăn việc làm cho người lao

động. Xuất khẩu thép phát triển sẽ thúc đẩy Tổng công ty mở rộng quy mô sản

xuất. Hơn nữa, nó còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan. Khi

đó, quy mô sản xuất của nhiều ngành kinh tế được mở rộng thu hút được nhiều lao

động, nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân.

1.2.4. Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp

máy Việt Nam LILAMA còn có vai trò tăng cường quan hệ ngoại giao

Các quan hệ kinh tế và quan hệ ngoại giao có tác động qua lại lẫn nhau. Các

quốc gia muốn có quan hệ kinh tế thì trước hết phải có quan hệ ngoại giao. Xuất

khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA là một trong những

lĩnh vực của quan hệ kinh tế. Vì vậy, muốn tăng cường xuất khẩu các sản phẩm

thép thì nước ta phải đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước khác. Từ đó, tạo

điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thị

trường và các bạn hàng nước ngoài.

1.3. Tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

(Lilama)

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của nhà nước

chuyên nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công nghiệp, dân dụng trong

và ngoài nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!