Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xuất khẩu các sản phẩm giấy và năng lực cạnh tranh khi hội nhập ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
97
Kích thước
471.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
749

Xuất khẩu các sản phẩm giấy và năng lực cạnh tranh khi hội nhập ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu

Trong xu hướng hội nhập hoá, toàn cầu hoá về kinh tế các nước và nền kinh tế và

thế giới, hoạt động kinh tế trở nên hêt sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh

tế các quốc gia cũng như thế giới phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Cùng với sự hình thành các khu vực Thương mại tự do như EU, NAFTA, các nước

ASEAN cũng đang hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN

FREETRADEAREA – AFTA). Mở ra cho các nước trong khu vực những cơ hội và

thách thức hết sức to lớn. trong đó Việt Nam chúng ta.

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nướcdoanh nghiệp sản xuất giầy xuất

khẩu cần thấy được điểm mạnh điểm yếu, đánh giá khă năng cạnh tranh cũng như vị

thế của mình khi Việt Nam tham gia AFTA từ đó để đề ra các giải pháp nhằm phát

huy điểm mạnh hạn chế điểm yếu, gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Xuất

phát từ đòi hỏi này cũng như tình hình thực tế nơi cơ sở thực tập của mình, tôi chọn

đề tài: "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện

hội nhập AFTA" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình nhằm đánh giá khả

năng cạnh tranh của công ty trong điều kiện hôị nhập AFTA từ đó đưa ra một số

định hướng, giải pháp cho công ty cũng như cơ quan quản lý trực tiếp là Sở công

nghiệp Hà Nội những kiến nghị nhằm giúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh

của mình.

Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương.

Chương I : Lý luận chung về tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

và hội nhập AFTA.

Chương II: Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Giầy Thụy Khuê trong điều

kiện hội nhập AFTA.

Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty

Giầy Thụy Khuê trong điều kiện hội nhập AFTA.

Chương I: Lý luận chung về tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và

hội nhập AFTA.

A. Cạnh tranh.

I. Một số lý luận chung trong nền kinh tế thị trường.

1. Thị trường - kinh tế thị trường - cơ chế thị trường và các quy luật của thị trường.

Khái niệm thị trường cho đến nay đã có rất nhiều trong quá trình phát triển của nó.

Mỗi khái niệm tiếp cận dưới một góc độ khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là để

trả lời câu hỏi:

Thị trường là gì?

- Theo quan điểm của hội quản trị Hoa Kỳ: “Thị trường là tổng hợp các lực lượng

trong đó người mua và người bán thực hiện cách quyết định chuyển giao hàng hoá

và dịch vụ từ người bán sang người mua".

- Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để tiến hành các cuộc mua

bán nhằm thoả mãn nhu cầu của mỗi bên.

- Thị trường là tổng thể cung cầu đối với một loại hàng hoá trên thị trường vận động

theo những quy luật riêng và điều tiết thị trường thông qua quan hệ cung cầu, đây là

định nghĩa mang nhiều tính lý thuyết.

- Ta cũng có thể nói rằng thị trường là nơi hàng hoá thực hiện các chức năng trao

đổi của nó. Theo Mác thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động của xã hội

là một trong những khâu của quả trình tái sản xuất mở rộng, là lỉnh vực lưu thông

hàng hoá là nơi gặp gở của cung và cầu.

Đứng trên góc độ của doanh nghiệp thì thị trường của doanh nghiệp là tập

hợp các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó tức là nơi khách hàng đang

mua và có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp vận dụng cho khái niệm thị

trường quốc tế của doanh nghiệp, ta có khái niệm “thị trường quốc tế của doanh

nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó“.

Bên cạnh đó nói tới thị trường đi liền với nó là khái niệm kinh tế thị trường, Cơ chế

thị trường. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các vấn đề cơ bản: sản xuất cái

gì? sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào là do thị trường quyết định. Nói cách

khác nền kinh tế thị trường là nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết, đó là cơ

chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hoá dưới sự tác động khách quan của các qui luật

kinh tế vốn có. Nền kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội trong

đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều thể hiện thông qua

hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ của từng thành viên

, chủ thể là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích theo sự dẫn dắt của giá trị thị trường, cơ

chế thị trường thì ta định nghĩa cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ

môi trường động lực và các qui luật kinh tế chi phối sự vận động của cơ chế thị

trường.

Các qui luật này bao gồm qui luật giá trị,m qui luật cung cầu qui luật lưu thông, qui

luật cạnh tranh. Các qui luật trên đều có vị trí, vai trò độc lập song lại có mối liên hệ

chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra sự vận động của thị trường, chi phối sự

hoạt động của các chủ thể kinh tế. Vì vậy, bất cứ một chủ thể nào hoạt động trong

nền kinh tế đều không thể không tính tới qui luật này, đặc biệt là các qui luật cạnh

tranh.

- Qui luật giá trị: Qui định hàng hoá được sản xuất ra và trao đổi trên cơ sở hao phí

hao phí lao động xã hội cần thiết tức là mức chi phí bình quân trong xã hội .

- Qui luật cung cầu: Nêu ra mối quan hệ giữa nhu cầu cung ứng trên thị trường. Qui

luật này qui định cung và cầu luôn có xu hướng chuyển dịch xích lại gần nhau để

tạo ra sự cân bằng trên thị trường.

- Qui luật lưu thông tiền tệ: Xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng

tổng số giá cả hàng hoá chia cho số lần luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ

cùng loại.

- Qui luật cạnh tranh: Tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá qui luật cạnh tranh

biểu hiện sự cạnh tranh giữa người bán và người mua giữa người bán và người bán

giữa người mua với người mua ... và luôn diễn ra mọi nơi mọi lúc trong tất cả các

hoạt động kinh tế trên thị trường.

Do đó trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp các chủ thể kinh tế luôn phải

năng động đáp ứng nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp này luôn phải cạnh

tranh gay gắt với nhau để tồn tại, phát triển và trong cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm

đạt tới lợi nhuận cao nhất.

2. Cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh là thuộc tính quan trọng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh

là sự đấu tranh gay gắt quyết định giữa các nhà sản xuất, kinh doanh vời nhau dựa

trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm chiếm được những điều kiện

sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát

triển. Do đó, nói tới cạnh tranh là ta không thể không nói đến các nhân tố cấu thành

cạnh tranh. Cạnh tranh chỉ xẩy ra khi có đủ ba yếu tố sau đây:

Một là, các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh, tức là những người có cung và có

cầu về hàng hoá và dịch vụ.

Hai là, đối tượng để thực hiện sự cạnh tranh tức là hàng hoá dịch vụ.

Ba là, môi trường cho cạnh tranh đó chính là thị trường.

Tuỳ theo từng góc độ tiếp cận chúng ta có thể phân cạnh tranh theo các nội dung

khác nhau:

+ Theo chủ thể tham gia trên thị trường, cạnh tranh được chia làm ba loại :

Một là, Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

Hai là, cạnh tranh giữa người mua với người bán.

Ba là, cạnh tranh giữa người bán với người bán.

Cạnh tranh giữa người babs với ngươi mua là cuộc cạnh tranh diễn ra dưới hình

thức sẽ bán đắt, người bán luôn mong muốn bán sản phẩm, dịch vụ của mình với

giá cao. Trong khi người mua lại muốn mua với giá thấp. Sự cạnh tranh được thực

hiện trong quá trình vẫn thường gọi là quá trình "mặc cả” với mức giá chấp nhận là

giá thống nhất giữa người bán và người mua.

Cạnh tranh giữa người mua với nhau là cuộc cạnh tranh trên cơ sở qui luật cung

cầu. Khi mức cung của một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó nhỏ hơn mức cầu hoặc

thay đổi thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Và giá cả của hàng hoá, dịch vụ đó

sẽ tăng lên. Ta vẫn biết rằng đường cầu của mỗi cá thể không hoàn toàn giống

đường tổng cầu nên nếu người nào đưa ra được giá chung thống nhất phù hợp nhất

thì người đó sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh này.

Cạnh tranh giũa người bán với người bán là cuộc cạnh tranh giữa những người cung

cấp, hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nhằm bán được nhiều hàng hoá,dịch vụ. Đối

với mỗi doanh nghiệp đây là ý nghĩa sống còn, trong điều kiện quốc tế hoá , khu

vực hoá thì hội nhập thì cuộc cạnh tranh này lại càng khốc liệt hơn.

Theo phạm vi ngành kinh tế: Michael Porter đã chia cạnh tranh thành năm nhân tố

cạnh tranh.

1) Cạnh tranh giữa những người mới đi vào sản xuất kinh doanh ở ngành công

nghiệp đối với những doanh nghiệp của ngành.

Sự xuất hiện của các công ty mới tham gia vào thị trường có khả năng chiếm lĩnh

thị trường ( thị phần) của các công ty khác, để hạn chế sự cạnh tranh giữa các đối

thủ này các doanh nghiệp thường dựng lên các hàng rào như.

+ Mở rộng khối lượng sản xuất của công ty để giản chi phí.

+ Dị biệt hoá sản phẩm.

+ Mở rộng khả năng cung cấp vốn.

+ Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối tăng đầu tư vốn.

+ Mở rộng các dịch vụ bổ sung.

Ngoài ra có thể lựa chọ địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của chính phủ

và chon lựa đungs đắn thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm.

2) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và các nhà cung cấp. Sự cạnh tranh

ảnh hưởng đến doanh nghiệp về khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm

chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty.

3) Cạnh tranh giữa doanh nghiệp và những người mua. Khách hàng có thể mặc cả

thông qua sức ép làm giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa

ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá.

4) Cạnh tranh giữa các sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm thay thế khi giá cả

của sản phẩm, dịch vụ tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch

vụ thay thế sự cạnh tranh này đe doạ sự mất mát về thị trường của công ty. Các

công ty đưa ra thị trường những sản phẩm có khả năng khác biệt hoá cao độ so với

sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay các

điều kiện tài chính.

5) Cạnh tranh trong mọi bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh với

nhau khốc liệt về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc sự đổi mới về sản phẩm

giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường.

Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt là do các đối thủ cạnh tranh nhiều và gần như

cân bằng; do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hiện đại ở mức độ thấp ; do các

loại chi phí ngày càng tăng ; do chưa quan tâm tới quá trình khác biệt hóa sản phẩm

hoặc các chi tiết về chi phí do sự thay đổi của các nhà cung cấp ; do các đối thủ

cạnh tranh có chiến lược kinh doanh đa dạng, có xuất xứ khác nhau ; do các hàng

rào kinh tế làm cho công ty khó có thể tự do di chuyển giữa các ngành.

3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh.

Chính sự cạnh tranh đã tạo ra động lực cho nền kinh tế phát triển tạo nên sức thu

hút, hấp dẫn cho nền kinh tế, không có cạnh tranh thì sẽ không có cơ chế thị trường,

cạnh tranh chính là sự thể hiện tính tự do ưu việt của nền kinh tế thị trường, nó luôn

luôn thúc đẩy cac doanh nghiệp ngày càng hòan thiện các sản phẩm, dịch vụ, đáp

ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp

đánh giá nhìn lại bản thân mình, phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu vận

dụng cơ hội, vượt qua được những khó khăn thử thách.

Vì vậy cạnh tranh lành mạnh luôn là mục tiêu mà xã hội thị trường và bản thân mỗi

doanh nghiệp mong muốn duy trì đạt tới.

Cạnh tranh là nhân tố kích thích tạo nguồn cho doanh nghiệp phát triển.

Nhưng mặt khác, cạnh tranh cũng rất khắc nghiệt. Cạnh tranh chỉ thực sự giúp đỡ

cho những doanh nghiệp có đủ khả năng, năng lực buộc các doanh nghiệp phải cố

gắng không ngừng nghỉ nó sẵn sàng loại bỏ không khón nhượng những kẻ lười nhác

không còn đủ khả năng thích nghi, sinh hoạt. Cạnh tranh diễn ra ở khắp nơi ta có

thể nói rằng sự hiện diện của cạnh tranh là hữu hình mà cũng có thể nói là vô tình.

Cạnh tranh lúc diễn ra công khai lúc diễn ra ngấm ngầm lúc dữ dội, lúc phẳng lặng

giữa mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế mỗi doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội tìm

được hướng đi đúng đắn.

Xét riêng đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận mở rộng thị

trường hoạt động họ tìm cách vươn ra thị trường nước ngoài. Đối với doanh nghiệp

của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay phương thức kinh doanh

quốc tế chủ yếu vẫn là xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường nước ngoài với những đối

thủ cạnh tranh rất mạnh về tiềm lực. Ví vậy muốn tăng gia xuất khẩu thì phải tăng

khả năng cạnh tranh của chính mình nhằm chiếm và giữ lấy cho mình một thị phần

nhất định hay nói cách khác tăng kgả năng cạnh tranh là biên pháp nhàm tăng khả

năqng xuất khẩu.

Như vậy, rõ ràng cạnh tranh sẽ có tác động mạnh thực sự có tinh thần cầu thị, có

đạo đức kinh doanh tạo ra cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

II. Mô hình phân tích khă năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (mô hình SWOT).

Mô hình SWOT là viết tắt của chữ Streng ths (các điểm mạnh) Oppotunities (các cơ

hội) Weaknesses (Các điểm yếu), Threates (Các thách thức). Trên cơ sở phân tích 4

nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội,

thách thức đối với doanh nghiệp trên thị trường. Để từ đó các nhà lãnh đạo doanh

nghiệp trên thị trường ở thời điểm hiện nay và giúp cho doanh nghiệp để ra được

những chiến lược đúng đắn trong giai đoạn trước mắt và tương lai sau này.

Sơ đồ mô hình phân tích khả năng cạnh tranh.

1. Phân tích bên ngoài:

Đây là sự phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra các cơ hội cũng

như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài có thể là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị , yếu tố pháp luật,

yếu tố văn hoá xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên...

Các yếu tố này là tác động gián tiếp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do

vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích các yếu tố của môi trường bên

ngoài để tăng cơ hội, giảm thách thức hạn chế rủi ro một cách tối thiểu cho doanh

nghiệp và trên cơ sở phân tích đó lựa chọn chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp.

2. Phân tích bên trong.

Đây là sự phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hay là các nhân tố nội

tại của doanh nghiệp việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Cơ cấu tổ chức.

- Đội ngũ cán bộ quản lý.

- Khả năng tài chính.

- Trình độ công nghệ ...

Từ việc phân tích những yếu tố trên, Doanh nghiệp sẽ tìm ra được những điểm

mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ biết mình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!