Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1583

Xử phạt hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

VỀ HÀNH NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

VỀ HÀNH NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG TẤT DŨNG

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dung

Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Xử phạt hành chính

về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh,

chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đặng Tất Dũng. Các số liệu,

những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này hoàn toàn trung thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Học viên

Nguyễn Thị Thùy Dung

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

STT Phụ lục số Tên phụ lục Trang

1 Phụ lục I

Các hành vi vi phạm hành chính về hành nghề và sử

dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

được quy đinh tại Điều 38 Nghị định số

117/2020/NĐ-CP

71

2 Phụ lục II

Một số hành vi được bổ sung theo Nghị định số

117/2020/NĐ-CP

78

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH

CHÍNH VỀ HÀNH NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA

NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH.............................................6

1.1 Một số khái niệm về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người

hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. ..............................................................................6

1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính đối với quy định về hành nghề và

sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh..........7

1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính .......................................................................7

1.2.2. Khái niệm vi phạm hành chính đối với quy định về hành nghề và sử dụng

chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh..............................10

1.2.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính đối với quy định về

hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa

bệnh. ..............................................................................................................................11

1.2.4. Các hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành

nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh........................................................14

1.3. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi

phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành

nghề khám bệnh, chữa bệnh.......................................................................................20

1.3.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về

hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa

bệnh ...............................................................................................................................20

1.3.2. Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về

hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa

bệnh. ..............................................................................................................................21

1.3.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định

về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa

bệnh. ..............................................................................................................................22

1.3.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu

quả đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề

của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. ...............................................................27

1.3.5. Thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám

bệnh, chữa bệnh.............................................................................................................30

1.3.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định

về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa

bệnh. ..............................................................................................................................32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................43

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI

HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÀNH NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG

CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...............................................................44

2.1. Thực trạng vi phạm các quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành

nghề khám bệnh, chữa bệnh, nguyên nhân, hậu quả...............................................44

2.1.1. Thực trạng vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.........44

2.1.2. Đánh giá tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về

hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ............................45

2.1.3. Nguyên nhân, hậu quả của tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi vi

phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

.......................................................................................................................................47

2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định

về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh................49

2.2.1. Thực trạng xử phạt........................................................................................49

2.2.2. Ưu điểm, hạn chế trong việc xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và

sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh...................................................51

2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong hoạt động xử phạt vi phạm

hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.....53

2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với

hành vi vi phạm quy định hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám

bệnh, chữa bệnh...........................................................................................................59

2.4.1. Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng

chứng chỉ hành nghề......................................................................................................60

2.4.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật trong lĩnh vực xử

phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề ....................61

2.4.3. Củng cố tổ chức thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hành nghề y (khám,

chữa bệnh) và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên y tế....................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................66

KẾT LUẬN .................................................................................................................69

PHỤ LỤC I...................................................................................................................71

PHỤ LỤC II.................................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xử phạt vi phạm hành hính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

y tế đối với từng lĩnh vực cụ thể nói riêng là công cụ quan trọng nhằm duy trì trật tự,

kỷ cương trong hoạt động quản lý hành chính của nhà nước. Và cũng là vấn đề liên

quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân được Đảng, Nhà nước và xã hội

hết sức quan tâm.

Trong những năm vừa qua, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của

người dân đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết

công tác ngành y tế năm 2019 và triển khai các hoạt động trọng tâm năm 2020, Phó

Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ông Tăng Chí Thượng cho biết, năm 2019

ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả nội bật và ngày càng đáp ứng

nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đó là tổng số bác sĩ 17.881, chiếm tỉ lệ

19,88/10.000 dân (đạt 99.4%); số lượt khám, chữa bệnh vượt hơn 50 triệu lượt

(50.096.073 lượt, tăng 12,1% so với năm 2018); công tác phòng chống dịch bệnh được

thực hiện tốt

1

.

Một trong những nguyên nhân để đạt được kết quả trên là Nhà nước đã sử dụng

một cách hiệu quả công cụ pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y

tế. Trong đó, bao gồm Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ

2 quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đã tạo được một công cụ pháp lý rất quan

trọng để chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về y tế và Nghị định số

117/2020/NĐ-CP3 để bổ sung cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y

tế nhằm đảm bảo, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của nhân dân ngày càng cao hơn, góp

phần đưa pháp luật xử lý vi phạm hành chính vào thực tiễn áp dụng nhiều hơn.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hệ thống y tế trên cả nước bao gồm cả y tế

nhà nước và y tế tư nhân, cũng đã xảy ra không ít các trường hợp vi phạm pháp luật

liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực tiễn cho thấy khi phát hiện

các hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám

bệnh, chữa bệnh, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi áp dụng các

1 Ngành Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh ngày càng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân,

<https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nganh-y-te-tphcm-ngay-cang-dap-ung-nhu-cau-kham-chua-benh-cua￾nguoi-dan-1491861551>, ngày truy cập 17/01/2020.

2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hình chính trong lĩnh vực y tế, ngày

14/11/2013.

3 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hình chính trong lĩnh vực y tế, ngày

28/9/2020.

2

quy định của pháp luật để xử phạt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động có liên quan đến hành nghề và sử

dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh còn chưa cao. Theo báo cáo công

tác thanh tra y tế từ năm 2017 đến 9 tháng năm 2020 thì việc thanh tra, kiểm tra đã

được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải nghiên cứu để

hoàn thiện các công cụ pháp luật liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử

dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” là một yêu

cầu cần thiết nhằm góp phần đề ra những giải pháp về hoàn thiện quy định pháp luật

cũng như tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm xử lý nghiêm minh, kịp

thời các hành vi vi phạm quy định về hành nghề, và sử dụng chứng chỉ hành nghề

trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói chung là đề tài đã được một

số học giả, nhà nghiên cứu tập trung khai thác trong những năm vừa qua. Tuy nhiên,

số lượng công trình nghiên cứu đề tài trong lĩnh vực này chưa thực sự đa dạng, phong

phú.

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong lĩnh

vực y tế như: “Thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”

của tác giả Trần Ngọc Duy (2017), Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, luận

văn tập trung nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới; “Xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tỉnh Yên Bái”, của tác giả

Đào Hồng Ngọc (2018), Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội Hà Nội - Viện

Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, luận văn nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận pháp

luật xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế đối sánh với thực tiễn áp dụng quy định

tỉnh Yên Bái và hướng tới đề xuất một số kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng

hệ thống quy định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế nói chung, kiện toàn phương pháp

thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái

nói riêng; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn thành phố Hà

Nội”, của tác giả Trịnh Thị Thỏa (2017) Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội

Hà Nội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, luận văn nghiên cứu những vấn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!