Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
190
Kích thước
34.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
858

Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ÁNH TUYẾT

XỬ LÝ HÀNH VI

CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

XỬ LÝ HÀNH VI

CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự - Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Gs.Ts. Mai Hồng Quỳ

Học viên: Nguyễn Ánh Tuyết

LỚP: Cao học Luật, Bình Dƣơng, Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của cá

nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sƣ – Tiến sĩ Mai Hồng

Quỳ. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này

trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách

nhiệm về nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao

UBND Ủy ban nhân dân

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. XỬ LÝ HÀNH VI KHÔNG CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA

TÒA ÁN .....................................................................................................................6

1.1. Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án..............6

1.2. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp..................................9

1.3. Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài

liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đƣa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải

quyết vụ án của Tòa án.......................................................................................14

1.3.1. Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài

liệu, chứng cứ cho Tòa án ................................................................................14

1.3.2. Xử lý hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của

Tòa án ...............................................................................................................17

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................19

CHƢƠNG 2. XỬ LÝ HÀNH VI NGĂN CẢN TÒA ÁN THỰC HIỆN CÁC

BIỆN PHÁP TỐ TỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÀ HÀNH VI

KHÁC CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ......................................20

2.1. Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của ngƣời

tiến hành tố tụng .................................................................................................20

2.1.1. Xử lý hành vi từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu

sai sự thật khi làm chứng..................................................................................21

2.1.2. Xử lý hành vi không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu

của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ

của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.....................................22

2.1.3. Xử lý hành vi cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm

định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do

Bộ luật tố tụng dân sự quy định........................................................................25

2.2. Xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản

tố tụng của Tòa án ..............................................................................................28

2.3. Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham

gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án..................................................................31

2.4. Xử lý hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án,

danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của ngƣời tiến hành tố tụng hoặc những

ngƣời khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án...............................32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................36

KẾT LUẬN..............................................................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kinh tế - xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức

tạp, mỗi chủ thể trong các mối quan hệ đều mong muốn đạt được nhiều quyền lợi về

phía mình. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên làm nảy sinh tranh chấp. Theo số

liệu đã được thống kê thì số lượng các vụ việc dân sự do Tòa án thụ lý, giải quyết

ngày càng tăng. Áp lực đối với hệ thống Tòa án ngày một lớn. Việc Tòa án tiến

hành các hoạt động tố tụng để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền có được bảo

đảm về thời hạn, chất lượng, hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào sự hợp tác của

đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Thực tiễn, trong quá trình tố tụng,

Tòa án gặp rất nhiều sự cản trở, chống đối, không hợp tác, cụ thể như: triệu tập

nhưng đương sự không đến Tòa án, yêu cầu cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ

nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ không cung cấp hoặc cung cấp không

đầy đủ, kịp thời; cản trở việc xác minh, thu thập chứng cứ, gây rối trật tự tại Tòa án,

tại phiên tòa.v.v…làm ảnh hưởng đến thời hạn, chất lượng, hiệu quả giải quyết các

vụ việc dân sự và sự tôn nghiêm của Tòa án.

Nghiên cứu số liệu trong báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân

dân Tối cao từ năm 2011 đến năm 2016 thì các Tòa án chưa áp dụng biện pháp xử

lý hành chính cụ thể nào đối với các trường hợp có hành vi cản trở hoạt động tố

tụng của Tòa án mà chủ yếu là áp dụng biện pháp hành chính như nhắc nhở, buộc

đưa ra khỏi phòng xử, nhờ công an tạm giữ hành chính, chế tài cao nhất cũng là xét

xử về hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng vẫn không không đảm bảo tính răn đe

đối với một số trường hợp vi phạm nội quy phiên toà.

Hành vi cản trở hoạt động tố tụng không chỉ do những người tham gia tố

tụng thực hiện nhằm đạt được những lợi thế cho mình trong việc giải quyết vụ việc,

mà còn do các cá nhân, tổ chức không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

thực hiện, gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Tất các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, dù ở mức độ nào đều có

ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án. Thực tiễn, Tòa án rất ít áp dụng biện

pháp xử lý hành chính cụ thể nào đối với các trường hợp có hành vi cản trở hoạt

động tố tụng của Tòa án mà chủ yếu là áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Hiện nay, các hành vi cản trở hoạt động tố tụng chưa được xử lý kịp thời

triệt để do vướng mắc về mặt pháp lý, cụ thể là thiếu căn cứ pháp luật để xử lý đối

với loại hành vi vi phạm này. Pháp luật tố tụng dân sự, Luật xử lý vi phạm hành

2

chính có quy định các hành vi vi phạm mà Tòa án nhân dân được xử phạt nhưng lại

chưa được quy định cụ thể về thẩm quyền, hình thức, mức phạt, trình tự thủ tục, xử

lý những ai, Cơ quan thi hành quyết định. Tòa án khó xử lý đối với những cơ quan,

tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm như đã nêu trên.

Trước những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn, tác giả chọn

đề tài “Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự” làm luận văn thạc sỹ,

nhằm góp phần nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thẩm

quyền, hình thức xử phạt, trình tự, thủ tục của việc xử lý các hành vi cản trở hoạt

động tố tụng để làm rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật so với thực tiễn từ

đó mạnh dạn đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của

pháp luật về nội dung trên.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về “Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự” tác giả nhận

thấy các giáo trình như: Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học

Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật Tố tụng dân sự của Trường Đại học Kinh tế

- Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến nhưng chủ yếu

nghiên cứu các trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Các sách tham

khảo “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011”

của tác giả Nguyễn Đức Mai, “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”

của tác giả Đoàn Tấn Minh, “Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2015” do tác giả Nguyễn Thị Hoài hương chủ biên cũng chỉ dừng lại ở mức

độ phân tích, bình luận, có so sánh những điểm mới, những điểm bổ sung so với Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Các sách tham khảo “Bình luận Luật xử lý Vi phạm hành chính và trình tự,

thủ tục xem xét Quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính” của Nhà xuất

bản Hồng Đức, “Bình luận khoa học Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 –

Tập 1”, “Bình luận khoa học Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 – Tập 2”

của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Bình luận khoa học một số vấn

đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng” của NXB Tư pháp, Hà Nội

cũng chỉ đơn thuần phân tích về hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, trình tự,

thủ tục xử phạt hành chính đối với các lĩnh vực khác nhau trong đó có đề cập đến

thẩm quyền xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.

3

Các bài báo “Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự” của Th.S

Lê Thu Hà đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 10 – 2004; “Sự cần thiết ra

văn bản pháp luật về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng” của tác giả Đỗ Văn

Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân tháng 01 – 2007, “Vấn đề xử lý hành

chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án” của Ts. Nguyễn

Đức Mai, thẩm phán tòa quân sự Trung ương đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân

tháng 10 – 2007, “Những vướng mắc trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính

của Tòa án nhân dân” của Ts. Cao Vũ Minh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân

tháng 7 – 2018 ít nhiều cũng nêu ra vấn đề về sự cần thiết phải ban hành văn bản

pháp luật để hướng dẫn việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu mang

tính chuyên sâu. Vấn đề này chỉ được nhắc đến như một nội dung nhỏ trong các

Giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo, hay các công trình nghiên cứu. Hiện cũng

chưa có chưa có Luận án tiến sỹ, Luận văn cao học hay Khóa luận tốt nghiệp cử

nhân nào nghiên cứu về đề tài này. Trước thực trạng tình hình nghiên cứu, tác giả

nhận thấy cần có sự nghiên cứu riêng biệt có chiều sâu và toàn diện về các quy định

về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự dựa trên thành quả nghiên cứu của

các công trình khoa học đã công bố.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: hân tích, đánh giá những quy định của pháp luật và

thực tiễn áp dụng về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố

tụng dân sự và pháp luật có liên quan, trên cơ sở đó có những kiến nghị hoàn thiện

các quy định pháp luật về hoạt động xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

hân tích, đánh giá những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về

việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự và pháp luật

có liên quan.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho từng vấn đề cụ thể đã phân tích, góp

phần tích cực cho hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự của cơ quan tiến hành tố

tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp

luật có liên quan về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, việc áp

4

dụng các quy định vào thực tiễn và phương hướng hoàn thiện những quy định về

việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.

hạm vi nghiên cứu: tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu hành vi không chấp

hành quyết định của Tòa án, hành vi ngăn cản tòa án thực hiện các biện pháp tố

tụng để giải quyết vụ việc dân sự và các hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng dân

sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành

chính năm 2012, các văn bản pháp luật liên quan. hân tích những bất cập trong

quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện

pháp luật.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp

nghiên cứu: hân tích, so sánh, bình luận và tổng hợp. Cụ thể như sau:

hương pháp phân tích để phân tích các khái niệm về chủ thể, nội dung của

các quy định pháp luật về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xử lý hành vi cản

trở hoạt động tố tụng dân sự dựa trên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

hương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015 với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Giữa

quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xử lý hành vi cản trở hoạt động

tố tụng dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật xử lý vi phạm hành

chính năm 2012 và các văn bản pháp luật khác. So sánh thực trạng áp dụng quy

định pháp luật so với thực tiễn.

hương pháp bình luận được sử dụng để bình luận các quyết định, biên bản

làm việc tại Tòa án, từ đó rút ra các đánh giá, nhận xét về việc áp dụng pháp luật

trong thực tiễn, nhìn thấy các vướng mắc, bất cập, giúp tác giả đề ra một số kiến

nghị nhằm khắc phục bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động

của thẩm phán xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Phương pháp tổng hợp ở mục kết luận nhằm tổng hợp khái quát kết quả về

các nội dung đã nghiên cứu. Kết luận luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tổng

hợp để khái quát những phân tích trong phần nội dung để đi đến kết luận những vấn

đề trọng tâm cần đạt được của đề tài.

Như vậy, trong công trình này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân

tích, so sánh và phương pháp tổng hợp. Hai phương pháp này được thực hiện xuyên

suốt quá trình nghiên cứu trong luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

5

Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã góp phần hoàn thiện các quy định của pháp

luật còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố

tụng dân sự.

Giá trị ứng dụng của đề tài: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Luật sư. Ngoài ra, luận văn còn có

thể sử dụng để học tập, nghiên cứu.

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

Chương 1: Xử lý hành vi không chấp hành quyết định của tòa án

Chương 2: Xử lý hành vi ngăn cản tòa án thực hiện các biện pháp tố tụng để

giải quyết vụ việc dân sự và các hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng dân sự

6

CHƢƠNG 1

XỬ LÝ HÀNH VI KHÔNG CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Hoạt động tố tụng của Tòa án là hoạt động giải quyết các vụ việc thuộc thẩm

quyền của Tòa án các cấp do Tòa án nhân dân các cấp thực hiện hoặc cơ quan, tổ chức,

cá nhân khác thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Tòa án1

.

Hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức

gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của

Tòa án2

.

Ở góc độ Tố tụng dân sự, hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là hành vi

không tuân thủ những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

3

.

Hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án là hành vi có lỗi do cá nhân,

cơ quan, tổ chức thực hiện nhằm cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án mà chưa

đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

4

.

Điều 70 BLTTDS 2015 đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. Sử

dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở

hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác.

Hành vi không chấp hành quyết định của Tòa án theo quy định tại BLTTDS

2015 bao gồm các hành vi: Cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Vi

phạm nội quy phiên tòa, phiên họp; không thi hành quyết định của Tòa án về việc

cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc

giải quyết vụ án của Tòa án. Các hành vi này Luật có quy định xử lý, thực tiễn hiện

nay các hành vi này xảy ra tương đối phổ biến nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào

bị xử lý. Do đó, cần có quy định cụ thể về việc xử lý các hành vi trên.

1.1. Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

- Quy định của pháp luật:

Điều 490 BLTTDS 2015 bổ sung quy định xử lý đối với người phiên dịch,

người giám định và bỏ quy định về việc xử lý đối với bị đơn, người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần

1 Khoản 1 Điều 2 Dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của toà án.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Th.S Nguyễn Công Bình,

Nhà xuất bản Tư pháp, 441.

3 Lê Thu Hà (2004) “Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự”. Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng

10-2004 số 19/2004.

4 Khoản 2 Điều 2 Dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của toà án.

7

thứ hai mà vẫn không có mặt tại Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa không có

lý do chính đáng so với quy định tại Điều 384 BLTTDS 2004.

Theo tác giả, việc bổ sung quy định như trên là phù hợp. Bởi người phiên

dịch, người giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan

của vụ việc nhằm giải quyết vụ việc một cách toàn diện.

Đối với việc bỏ quy định xử lý đối với bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ

liên quan không có yêu cầu độc lập là không hợp lý bởi lẽ không có chế tài bắt buộc

đương sự chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ tố tụng gây cản trở hoạt động tố tụng

dân sự thì các đương sự không tự giác chấp hành. Việc không chấp hành theo giấy

triệu tập của Tòa án là vi phạm nghĩa vụ của đương sự. Và việc họ không chấp hành

theo giấy triệu tập ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự khác.

Một trong các nghĩa vụ của đương sự là có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, “xét về vị

trí tố tụng, bị đơn là người bị buộc phải tham gia tố tụng để giải quyết yêu cầu khởi

kiện của nguyên đơn. Xét về góc độ tâm lý cũng như góc độ quyền lợi, bị đơn thường

không muốn tham gia tố tụng và nại ra những khó khăn để không thực hiện các yêu

cầu của Tòa án. Một trong những biểu hiện thường gặp của bị đơn là không đến Tòa

án theo giấy triệu tập của Tòa án”

5

. Việc bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án, việc vắng mặt của họ ảnh hưởng đến

việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng đến hoạt động xác minh, thu

thập chứng cứ, hòa giải, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết

vụ án và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác.

- Thực trạng:

Thực tiễn quá trình giải quyết vụ án tại TAND huyện Bàu Bàng và TAND

thị xã Bến Cát liên quan đến việc vắng mặt bị đơn, như sau:

Vụ án thứ nhất: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam khởi kiện bà Nguyễn Thị

Nhung về việc tranh chấp quyền sử dụng đất của TAND huyện Bàu Bàng6

. Tòa án

tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ phần đất tranh chấp nhưng bà Nhung không có

mặt do đó Tòa án lập biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ không được. Việc bà

Nhung không có mặt để chỉ ranh giới phần đất của bà Nhung làm ảnh hưởng đến

việc xác định phần diện tích tranh chấp giữa hai bên làm cơ sở cho việc giải quyết

5 Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng,

NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.177

6

Phụ lục 01: Hồ sơ vụ án Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam – Nguyễn Thị Nhung

8

vụ án. Để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thì ranh giới phần đất các

đương sự sử dụng ổn định lâu dài, có ranh mốc cụ thể là một trong những yếu tố

quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng đất. Bị đơn không có mặt theo giấy

triệu tập của Tòa án rõ ràng ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, làm kéo dài thời

hạn giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Luật không quy định xử lý đối với bị đơn về hành

vi không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

Vụ án thứ 2: Vụ án ly hôn giữa bà Nguyễn Thị Vân và ông Tống Thọ Việt của

TAND thị xã Bến Cát7

. Tại phiên Tòa, Kiểm sát viên phát biểu “...về việc tuân theo

pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi

thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử vào nghị án: Người tham gia tố tụng

nguyên đơn đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp

luật. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng ông Thọ không đến làm

việc cũng như tham gia phiên tòa, vi phạm Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự...”

Vụ án thứ 3: Vụ án ly hôn giữa bà Trần Thị Tuyết Vân và ông Nguyễn

Hoàng Hận của TAND thị xã Bến Cát8

. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu “về

việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn đã chấp

hành đúng theo quy định tại các Điều 70, 71. Bị đơn vi phạm nghĩa vụ có mặt tại

phiên tòa theo khoản 16 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự...’’

Việc bị đơn vắng mặt làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Bài phát biểu

của Kiểm sát viên tại phiên tòa xác định bị đơn vi phạm nghĩa vụ nhưng không có

bất kỳ đề xuất kiến nghị nào về việc xử lý.

- Ý kiến của tác giả:

Trong các vụ, việc nêu trên, bị đơn vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều

70 của BLTTDS, việc vắng mặt họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, cản trở

hoạt động tố tụng dân sự thì phải bị xử lý. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan không có yêu cầu độc lập thì cũng phải bị xử lý nếu việc vắng mặt họ ảnh

hưởng đến việc giải quyết vụ án, cản trở hoạt động tố tụng dân sự.

- Từ bất cập trên, tác giả kiến nghị:

Điều 490 BLTTDS năm 2015 nên quy định như sau: “Bị đơn, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, người làm chứng, người

7

Phụ lục 02: Bài phát biểu kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hôn nhân và gia đình giữa bà Nguyễn Thị Vân

và ông Tống Thọ Việt của Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát

8

Phụ lục 03: Bài phát biểu kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hôn nhân và gia đình giữa Trần Thị Tuyết Vân

và ông Nguyễn Hoàng Hận của Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!