Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử lý ảnh trong công nghiệp nhu cầu thách thức và giải pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008
121
XỬ LÝ ẢNH TRONG CÔNG NGHIỆP -
NHU CẦU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Đức Long (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên)-
Phạm Thượng Cát (Viện Công nghệ thông tin - Viện KH&CN Việt Nam)
1. Mở đầu
Quan sát là một trong những phương thức thu thập thông tin quan trọng. 79% thông tin
con người thu thập được qua thị giác đều bắt nguồn từ ảnh [3]. Các hình ảnh được truyền tới bộ
não, được xử lý tại đây, rồi sau đó các chỉ thị của não sẽ gây ra các phản ứng tương ứng của cơ
thể. Nhưng những năng lực tự nhiên của con người không phải là vô hạn. Trong rất nhiều
trường hợp khả năng bắt ảnh của mắt người, khả năng xử lý của não người không đáp ứng được
các yêu cầu quan sát - Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nơi mà tốc độ của các
dây chuyền sản xuất cực kỳ nhanh, thời gian tồn tại sự kiện vô cùng nhỏ, số lượng đối tượng
quan sát, thông tin cần xử lý vô cùng lớn. Con người với sức sáng tạo không ngừng đã tạo ra
được nhiều công cụ có khả năng hỗ trợ, khắc phục được các năng lực hạn chế của bản thân. Các
camera độ nhạy cao cùng với các máy tính số mạnh đã tạo ra các hệ thống quan sát có khả năng
thay thế con người trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều khoảng trống trong
bức tranh xử lý ảnh bằng máy tính trong công nghiệp. Do sử dụng các máy tính số hoạt động
theo nguyên lý xử lý lệnh tuần tự làm công cụ thực hiện nên mặc dù các chuyên gia xử lý ảnh đã
cố gắng cải tiến, hoàn thiện các thuật toán thu và xử lý ảnh nhưng với nhiều nhu cầu như thu và
xử lý ảnh trong những thời gian cỡ micro giây, tốc độ bắt ảnh và xử lý vài trăm hình trên giây
(fps), xử lý ảnh thời gian thực từ nhiều nguồn ảnh tới cùng một lúc... thì phương pháp xử lý ảnh
truyền thống đã không đáp ứng được. Việc tăng tốc độ xử lý của các bộ vi xử lý cũng không
phải là vô hạn do các hạn chế về cấu trúc vật lý của vật liệu bán dẫn.
Mạng nơron tế bào CNN (Cellular Nonlinear/neural Network) được các nhà bác học Mỹ
Leon O.Chua và L.Yang giới thiệu năm 1988 và sau đó năm 1992 là máy tính vạn năng tương tự
logic CNN UM [5, 6, 7] đã mở ra một lối thoát cho bài toán xử lý ảnh thời gian thực. Với kiến
trúc mạng nơron tế bào, xử lý song song với hàng chục nghìn CPU (sản phNm thương mại hiện
nay là ACE16k với 16.384 CPU và Q-Eye với 25.344 CPU trong một chip), lập trình được từ
các máy tính số sử dụng hệ điều hành thông dụng như Windows 2000, XP khả năng bắt ảnh và
xử lý của các thiết bị ứng dụng công nghệ CNN đã đạt tới 10.000 fps; trong nhiều trường hợp đã
đạt đến 50.000-70.000 fps.
2. Nhu cầu xử lý ảnh trong công nghiệp
Ngày nay sản xuất công nghiệp đã đạt tới trình độ tự động hoá cao, tốc độ sản xuất của
dây chuyền rất lớn. Thực tế này dẫn tới là nếu có sai lệch trong quá trình sản xuất thì chỉ trong
những khoảng thời gian rất ngắn đã có ngay hàng loạt lớn số lượng sản phNm phế phNm. Do đó
mọi khâu từ kiểm tra giám sát đến điều chỉnh đều phải đáp ứng rất nhanh; đặc biệt là khâu kiểm
tra phát hiện. Nhu cầu xử lý ảnh trong công nghiệp hiện nay càng ngày càng lớn chủ yếu gồm:
đo, kiểm tra, phân loại, hiển thị. Các hệ thống xử lý ảnh công nghiệp này ngoài yêu cầu chính
xác còn cần phải đảm bảo yêu cầu về thời gian thực (real-time).