Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xu hướng vận động, đổi mới của hình thức thể loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1940-1945
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 22
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, ĐỔI MỚI CỦA HÌNH THỨC THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1940 – 1945
Đinh Thị Cẩm Lê*
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TÓM TẮT
Trong thành tựu có thể nói là phong phú, rực rỡ của văn xuôi quốc ngữ gồm nhiều thể loại trƣớc
1945, truyện ngắn có tầm quan trọng và vị trí riêng. Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy những cách
tân của văn xuôi 1940-1945 nằm trong quá trình đổi mới liên tục của văn học nói chung. Quá trình ấy
đƣợc bắt đầu từ đầu thế kỷ XX với định hƣớng lớn là hiện đại hoá, dân chủ hoá và dân tộc hoá. Trong
đó, truyện ngắn 1940-1945 giữ vai trò hoàn kết quá trình hiện đại hoá, chẳng những của thể loại, mà
còn là của toàn bộ nền văn xuôi quốc ngữ. Sự hiện đại ấy thể hiện ở việc gia tăng rõ rệt của chất tiểu
thuyết bằng những trang viết đậm chất văn xuôi, ở việc tiếp cận, chiếm lĩnh con ngƣời từ góc độ đời
tƣ, ở quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp của một số hình thức nghệ thuật nhƣ kết cấu, nhân
vật, phƣơng thức trần thuật. Đặc biệt là ở kết hợp nhuần nhị của các thể loại cũng nhƣ các phƣơng
thức nghệ thuật.
Từ khóa: Truyện ngắn, hình tượng nhân vật, hình thức nghệ thuật, thể loại, miêu tả
Bƣớc sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam dần
chuyển mạnh sang quỹ đạo hiện đại. Quá
trình hiện đại hoá ấy diễn ra liên tục và ngày
càng mạnh mẽ để rồi hoàn kết khá viên mãn ở
chặng cuối, giai đoạn 1940 - 1945.
Trong số những thể loại góp phần tạo nên
thành tựu có thể nói là phong phú, rực rỡ đó,
truyện ngắn có một tầm quan trọng, một vị trí
riêng. Để vƣơn tới sự thành thục, hoàn thiện,
truyện ngắn đã trải qua nhiều chặng phát triển
với những bƣớc ngoặt có tính quy luật. Mỗi
giai đoạn là một chặng, một khâu, có vị trí
nhất định trong cả quá trình phát triển đó. Và
truyện ngắn giai đoạn 1940 - 1945 cũng là một
chặng nhƣ thế. Đánh giá về truyện ngắn giai
đoạn này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh
cho rằng thể tài truyện ngắn “đã được nâng
lên mức độ có thể nói là hoàn thiện” [3]. Sự
“hoàn thiện” ấy đƣợc thể hiện trƣớc hết ở
hình thức thể loại.
SỰ GIA TĂNG RÕ RỆT CHẤT TIỂU THUYẾT
Trong cách hiểu rộng rãi hiện nay, khái niệm
truyện ngắn có hai nội hàm. Nội hàm thứ nhất,
xem truyện ngắn cũng là tiểu thuyết, nhƣng
đƣợc viết ngắn gọn (đoản thiên tiểu thuyết);
nội hàm thứ hai, xem truyện ngắn và tiểu
thuyết là hai thể loại độc lập; tuy cả hai đều là
văn xuôi nghệ thuật và có nhiều điểm chung,
nhƣng ở mỗi loại đều có những đặc trƣng
riêng, khác nhau, chứ không chỉ có sự khác
nhau về độ dài ngắn. Đó còn là sự khác nhau về
thi pháp đặc thù, về tƣ duy thể loại. Đây là cách
hiểu hầu nhƣ chỉ dành cho giới chuyên môn.
Cả hai cách hiểu trên đều có lý và có phạm vi
sử dụng riêng. Vì vậy, nhiều khi có thể sử
dụng cả hai. Ở đây, với cách hiểu chặt chẽ thứ
hai, ngƣời viết muốn nói đến chất tiểu thuyết
đậm đặc trong truyện ngắn 1940-1945. Đó
chính là sự thể hiện sâu sắc và bao quát nhất của
tính hiện đại trong truyện ngắn giai đoạn này.
Biểu hiện rõ nét nhất của sự gia tăng chất tiểu
thuyết trong thể loại truyện ngắn 1940-1945 là
sự gia tăng của chất văn xuôi. Giầu chất văn
xuôi chính là một đặc điểm quan trọng của tiểu
thuyết. Đó là việc nhà văn tiếp cận cuộc sống
nhƣ một thực tại cùng thời, đang sinh thành,
đang diễn ra xung quanh với những bề bộn, dở
dang, không toàn vẹn. Ở đó chất chứa tất cả
những ngổn ngang, phức tạp của cuộc sống,
bao gồm cả cái cao cả và cái tầm thƣờng, cái bi
và cái hài, cái lớn và cái nhỏ…Nhiều khi nhà
văn sẵn sàng cắt bỏ những tình tiết, biến cố
(khác với truyện truyền thống) để đƣa vào đầy
ắp trong tác phẩm các chi tiết đời sống và các
nét tâm lý đời thƣờng. Nhƣng điều đó không
làm cho các cây bút truyện ngắn 1940-1945 bị
rơi vào lối miêu tả tự nhiên chủ nghĩa, hay sa
vào những cái tầm thƣờng, xám xịt, nhạt nhẽo,
bởi tất cả đều đƣợc soi rọi dƣới ánh sáng của
tƣ tƣởng và thể hiện bằng ngòi bút phân tích.