Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
PREMIUM
Số trang
185
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1795

Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU

CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

---------------------

NGUYỄN HUY BÁCH

XU H¦íNG VËN §éNG CñA CHî TRUYÒN THèNG ë

VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN PH¸T TRIÓN KINH TÕ

THÞ TR¦êNG Vµ HéI NHËP QUèC TÕ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU

CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

---------------------

NGUYỄN HUY BÁCH

XU H¦íNG VËN §éNG CñA CHî TRUYÒN THèNG

ë VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN PH¸T TRIÓN KINH

TÕ THÞ TR¦êNG Vµ HéI NHËP QUèC TÕ

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. NGUYỄN THỊ NHIỄU

2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

HÀ NỘI - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Với danh dự và trách nhiệm cá nhân, tôi xin cam đoan luận án “Xu hướng

vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự thu thập, phân tích một

cách khoa học, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng

được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Huy Bách

ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v

DANH MỤC PHỤ LỤC...........................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................ix

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ....................................................................1

1.1. Đặc điểm và vai trò của chợ truyền thống ........................................................1

1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................1

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của chợ truyền thống ......................................................3

1.1.3. Phân loại chợ truyền thống .........................................................................9

1.1.4. Vai trò của chợ truyền thống ....................................................................10

1.2. Xu hướng vận động của chợ truyền thống và tiêu chí đánh giá .....................16

1.2.1. Xu hướng vận động của chợ truyền thống ...............................................16

1.2.2. Tiêu chí chủ yếu nghiên cứu, đánh giá xu hướng vận động của chợ truyền

thống ...................................................................................................................19

1.3. Các nhân tố cơ bản tác động tới xu hướng vận động của chợ truyền thống...26

1.3.1. Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam............................26

1.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam .................................28

1.3.3. Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam...................................29

1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh xu hướng vận động của chợ truyền thống ở một số

nước trên thế giới ...................................................................................................33

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước lựa chọn ...................................................33

1.4.2. Bài học có thể áp dụng cho Việt Nam......................................................39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA............................................44

2.1. Tổng quan về chợ truyền thống Việt Nam......................................................44

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chợ truyền thống Việt Nam............44

2.1.2. Đặc trưng cơ bản của chợ truyền thống Việt Nam hiện nay ....................46

iii

2.2. Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống của Việt

Nam thời gian qua theo các tiêu chí chủ yếu .........................................................49

2.2.1. Thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam theo các

tiêu chí về số lượng.............................................................................................49

2.2.2. Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt

nam thời gian qua theo các tiêu chí về chất lượng. ............................................63

2.3. Thực trạng các nhân tố cơ bản tác động đến xu hướng vận động của chợ

truyền thống Việt Nam thời gian qua ....................................................................80

2.3.1. Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam............................80

2.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam .................................82

2.3.3. Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam...................................83

2.4. Đánh giá chung về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời

gian qua ..................................................................................................................91

2.4.1. Những xu hướng vận động tích cực và phù hợp của chợ truyền thống....91

2.4.2. Những xu hướng vận động trái chiều và chưa phù hợp của chợ truyền

thống thời gian qua và nguyên nhân...................................................................94

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XU HƯỚNG

VẬN ĐỘNG PHÙ HỢP CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI

NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2030 .....................................................................100

3.1. Bối cảnh và những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ

truyền thống ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2030 .................................................100

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế và những tác động đến xu hướng vận

động của chợ truyền thống ...............................................................................100

3.1.2. Dự báo xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời gian

tới......................................................................................................................108

3.1.3. Những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền

thống thời gian tới.............................................................................................111

3.2. Quan điểm mục tiêu và phương hướng đảm bảo xu hướng vận động phù hợp

của chợ truyền thống Việt Nam đến năm 2030 ...................................................112

3.2.1. Quan điểm...............................................................................................112

3.2.2. Mục tiêu ..................................................................................................114

iv

3.2.3. Định hướng .............................................................................................115

3.3. Giải pháp chủ yếu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống

Việt Nam đến năm 2030 ......................................................................................120

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích

của Nhà nước đối với việc phát triển chợ truyền thống. ..................................120

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ............................133

3.3.3. Giải pháp bảo tồn loại hình chợ truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa,

phát triển du lịch ...............................................................................................136

3.3.4. Giải pháp tạo nguồn lực nhằm xây dựng chợ bảo đảm an toàn thực

phẩm .........................................................................................................137

3.3.5. Giải pháp phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong các chợ truyền

thống .................................................................................................................140

3.3.6. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực .......................142

3.3.7. Phát huy vai trò của Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam .........................143

3.3.8. Phát triển các dịch vụ trong chợ .............................................................144

3.3.9. Xây dựng cơ sở dữ liệu...........................................................................145

KẾT LUẬN............................................................................................................146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.

CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..................................................................................149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................149

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

KTTT Kinh tế thị trường

HNQT Hội nhập quốc tế

KTXH Kinh tế - xã hội

HTPP Hệ thống phân phối

TMĐT Thương mại điện tử

TTMS Trung tâm mua sắm

TTTM Trung tâm thương mại

ST Siêu thị

BVMT Bảo vệ môi trường

MS Mã số

NCS Nghiên cứu sinh

Chợ TT Chợ truyền thống

UBND Ủy ban nhân dân

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

HTX Hợp tác xã

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

MUTRAP

European Trade Policy and

Investment Support Project

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương

mại và Đầu tư của châu Âu

vi

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TIÊU DÙNG

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA THƯƠNG NHÂN, HỘ KINH DOANH TẠI CHỢ

TRUYỀN THỐNG

PHỤ LỤC 3

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CHỢ TRUYỀN

THỐNG

PHỤ LỤC 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC DỮ LIỆU SƠ CẤP TỪ CÁC PHIẾU

ĐIỀU TRA

PHỤ LỤC 5

NHỮNG CỘT MỐC CHÍNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM KỂ TỪ KHI THỰC HIỆN ĐỔI MỚI

PHỤ LỤC 6

MỘT SỐ VBQPPL VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CHỢ

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lượng chợ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2005-2015.........................49

Bảng 2.2: Phân bố hệ thống chợ và một số chỉ tiêu cơ bản về chợ trên cả nước

đến năm 2014 ............................................................................................................53

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mật độ chợ toàn quốc..................................................55

Bảng 2.4: Số hộ kinh doanh trung bình trên chợ ......................................................62

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1a: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2005................................51

Hình 2.1b: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2015 ...............................51

Hình 2.2: Tính chất xây dựng theo hạng chợ............................................................57

Hình 2.3: Cơ cấu hàng hóa mua bán tại chợ truyền thống Việt Nam.......................61

Hình 2.4: Tình hình nguồn hàng cung cấp cho thương nhân tại chợ trên phạm vi

cả nước và từng vùng kinh tế. ...................................................................................72

Hình 2.5: Tỉ lệ trang bị thiết bị kiểm tra nhanh về chất bảo quản và dư lượng

thuốc bảo vệ thực vật trong hàng hóa .......................................................................73

Hình 2.6: Tỉ lệ thương nhân đã qua đào tạo thuộc các ngành có liên quan đến

thực phẩm..................................................................................................................74

ix

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong giai đoạn vừa qua, nền KTXH Việt Nam có những bước phát triển

mạnh mẽ dẫn đến hệ thống thương mại, HTPP trong nền kinh tế có sự vận động

theo hướng hiện đại và hiệu quả. Chợ là một trong những loại hình kinh doanh

thương mại, có vai trò lớn trong HTPP hàng hóa. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, số

lượng chợ được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại

hình và cấp độ chợ (ngoài các chợ đầu mối nông sản, còn hình thành các chợ

chuyên doanh, chợ đầu mối bán buôn một hoặc một số mặt hàng nhất định, chợ

hoa-sinh vật cảnh, chợ văn hóa-du lịch, chợ ẩm thực…). Theo số liệu của Vụ Thị

trường trong nước – Bộ Công Thương, cả nước đã xây mới 2.106 chợ, cải tạo nâng

cấp được 3.184 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước đến cuối năm 2015 khoảng

8.580 chợ. Tính chung trên các địa bàn, giá trị hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ

chiếm trung bình khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường cả nước,

góp phần không nhỏ vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất và

phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cũng theo Bộ Công Thương thì hiện nay,

tổng số người buôn bán tại các chợ khoảng 2 triệu người. Riêng các chợ ở khu vực

nông thôn, số lượng người buôn bán thường xuyên, cố định chiếm khoảng 47%;

người bán hàng không thường xuyên, cố định (trong đó bao gồm cả những người

sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất) chiếm khoảng 53%. Ngoài ra, qua hoạt

động kinh doanh tại chợ, một lượng vốn không nhỏ được đưa vào lưu thông, góp

phần tăng trưởng KTXH chung của cả nước cũng như từng địa phương. Chợ ở Việt

Nam không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về văn hóa-xã hội. Hơn

nữa, tính sơ bộ đến cuối 2015 khoảng 66,12% dân số của nước ta (số liệu Tổng cục

thống kê) đang sống ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, nơi chợ truyền

thống vẫn là loại hình thương mại chủ yếu, điều này càng khẳng định tầm quan

trọng của chợ trong phát triển KTXH của Việt Nam.

Phát triển chợ theo hướng nào đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Chợ truyền

thống vốn tồn tại hàng ngàn năm qua và nó giữ trong mình giá trị bản sắc riêng.

Chính vì vậy, mà chợ truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cho tới hiện nay, không

chỉ ở các nước đang và chậm phát triển, mà ngay cả ở các nước công nghiệp phát

triển, bên cạnh những trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, sang

x

trọng, người ta vẫn có thể tìm đến các chợ truyền thống để mua sắm, để tham quan

và trải nghiệm những nét văn hóa dân tộc độc đáo,...

Ở Việt Nam, chợ truyền thống đã trải qua quá trình hình thành và phát triển

hàng nghìn năm theo xu thế phát triển chung của KTXH đất nước. Đến nay, chợ

truyền thống vẫn giữ vai trò là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu, là cơ sở hạ tầng

thương mại không thể thiếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải

đảo. Vấn đề đặt ra là, trong sự vận động chung của nền KTXH theo hướng hiện đại

thì sự vận động của chợ truyền thống sẽ theo hướng nào? Mô hình chợ và phương

thức quản lý chợ sẽ thay đổi ra sao để phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH của đất

nước trong khi vẫn phát huy được lợi thế của kênh lưu thông, trao đổi hàng hóa

truyền thống và những giá trị văn hóa, tinh thần cùng bản sắc của chợ?

Trong thực tiễn, thời gian qua chợ truyền thống ở Việt Nam vẫn tăng mạnh về

số lượng và đang đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu thông hàng hóa ở khắp mọi miền đất

nước. Đặc biệt, ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, việc có chợ đã kích hoạt

hoạt động kinh tế, kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất hàng hóa ở

những vùng kém phát triển và yếu thế này. Nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I, hạng II

được xây mới, nâng cấp, cải tạo để đáp ứng yêu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa trong

nước và quốc tế ngày càng phát triển. Sự vận động của chợ theo xu thế phát triển

KTXH chung đã và đang phát huy các tác động tích cực, góp phần thúc đẩy trao đổi

lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT và HNQT của Việt Nam. Tuy

nhiên, sự vận động của chợ truyền thống Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều

điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển KTXH Việt Nam gây khó khăn cho lưu

thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, bất tiện cho người mua bán và làm lãng phí cơ sở

vật chất, hạ tầng chợ, lãng phí vốn đầu tư xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển

KTXH đất nước. Hiện trạng, rất nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I xây mới ở các địa

phương với kinh phí đầu tư xây dựng rất lớn, chợ xây xong rồi nhưng thiếu vắng người

kinh doanh, mua bán; nhiều chợ truyền thống ở các thành phố lớn được đầu tư lớn

chuyển đổi thành TTTM, ST cũng cùng chung số phận,...

Từ đó, đặt ra vấn đề đối với quản lý nhà nước là làm thế nào để định hướng

cho sự vận động của chợ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển

KTXH đất nước trong bối cảnh KTTT và HNQT, và có giải pháp gì để chợ phát

huy vai trò là kênh lưu thông trao đổi, mua bán hàng hóa quan trọng, là điểm đến

xi

hấp dẫn của khách tham quan, du lịch, góp phần xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho đất

nước, con người, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam?

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu

“Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ.

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ hướng vận động của chợ truyền

thống trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế quốc dân, chỉ rõ những tác

động của việc xây dựng nền KTTT theo hướng hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế

tới sự vận động của chợ truyền thống, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm

đảm bảo sự vận động của chợ truyền thống đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu

phát triển KTXH đất nước.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Chợ truyền thống, một loại hình hạ tầng thương mại truyền thống được đề

cập nhiều trong các nghiên cứu của các tổ chức tư vấn thị trường quốc tế như AT

Kearney, McKinsey& Company, Deloitte, Nielsen, PwC, … khi nghiên cứu về xu

hướng hàng tiêu dùng và thương mại bán lẻ thế giới chung và của các nước mà các

nghiên cứu lựa chọn với các so sánh, phân tích về các loại hình cửa hàng/chợ truyền

thống và các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại khác. Ví dụ như nghiên cứu của

PwC (2015) - 2015-2016 Outlook for the Retail and Consumer Products sector in

Asia, hay PwC (2016) - Retailing 2020: Winning in a polarized world; Nghiên cứu

của AT Kearney (2009) - Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu - Chỉ số

phát triển bán lẻ toàn cầu 2009; Nghiên cứu của Deloitte and STORES Media, (T.

1/2016) - The 2016 Global Powers of Retailing Report; Nghiên cứu của Nielsen

(T.10/2015) - Quyền lực của kênh thương mại truyền thống trong trận chiến giành

thị phần; Nghiên cứu của McKinsey & Company (2015) - Retail 4.0: The Future of

Retail Grocery in a Digital World; … Trong khi, các cơ quan quản lý và các tổ

chức nghiên cứu về kinh tế thương mại của các nước đều quan tâm nghiên cứu về

chợ trong mối quan hệ của sự phát triển giữa thương mại truyền thống và hiện đại vì

tầm quan trọng của chợ đối với phát triển kinh tế, thương mại của các quốc gia. Sau

đây là tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan mật thiết và

có ý nghĩa tham khảo đối với việc hình thành định hướng nghiên cứu cũng như

xii

trong thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở

Việt Nam.

- Nghiên cứu của nhóm tác giả Rika Terano, Rafidah binti Yahya,

Zainalabidin Mohamed, and Sahbani bin Saimin (2015), Factor Influencing

Consumer Choice between Modern and Traditional Retailers in Malaysia[65].

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng Malaixia

đối với các loại hình cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại với các tiêu chí về

chất lượng sản phẩm, bao bì, giá cả hàng hóa và cảnh quan môi trường, qua đó nhận

dạng xu hướng tiêu dùng, chỉ rõ những lợi thế và bất lợi của các loại hình bán lẻ truyền

thống qua chợ, các tiệm tạp hóa nhỏ và lợi các loại hình bán lẻ hiện đại. Từ thị hiếu lựa

chọn mua sắm của khách hàng, nghiên cứu này khuyến nghị thay đổi đối với các loại

hình cửa hàng để đáp ứng thị hiếu mua sắm, chọn lựa của người thiêu dùng.

- Nghiên cứu của nhóm tác giả Agus Prastyawan, Agus Suryono, M. Saleh

Soeaidy, Khairul Muluk, Đại học Brawijaya, Indonesia (2015), Revitalization of

Traditional Markets into a Modern Market in the Perspective of Local Governance

Theory (Studies on Revitalization Wonokromo Market in Surabaya)[44]. Công trình

này nghiên cứu quá trình chuyển đổi chợ truyền thống Wonokromo ở Surabaya,

Indonesia thành một cơ sở bán lẻ hiện đại. Trong đó, nghiên cứu những động cơ của

các bên liên quan đằng sau việc nâng cấp, chuyển đổi và những tác động tới thị

trường của việc nâng cấp, chuyển đổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cấp chuyển

đổi chợ Wonokromo đã không có sự tham gia của các thương nhân kinh doanh tại

chợ ở giai đoạn đầu xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Tổ chức thương nhân nói họ

không được tham gia vào quá trình soạn thảo kế hoạch chuyển đổi. Vị trí của các

nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi chợ chỉ đơn thuần là người thừa hành với động cơ

chính là kinh doanh thuần túy. Chính phủ thì có ý định chuyển đổi, nâng cấp chợ để

tăng thu cho địa phương, trong khi Hội đồng lập pháp xem là động cơ chính trị của

lợi nhuận, tìm kiếm tiền thuê. Việc không quan tâm tới nguyện vọng của các thương

nhân trong quá trình chuyển đổi chợ đã gây cản trở cho chính phủ. Các thương nhân

muốn được thừa nhận như là một đối tác của quá trình chuyển đổi chợ Wonokromo.

Từ bài học Wonokromo, trong tương lai, hoạt động chuyển đổi, nâng cấp chợ cần

coi trọng vai trò của các thương nhân kinh doanh tại chợ như là một trong những

đối tượng chính tiếp nhận dịch vụ của chính phủ. Chính phủ, với vai trò nhà hoạch

xiii

định chính sách cần coi họ là đối tác trong phát triển cộng đồng kinh doanh và tăng

thu cho ngân sách địa phương.

- Nghiên cứu của B. Aparna và C.V. Hanumanthaiah (2012), Are

Supermarket Supply Channels More Efficient than Traditional Market Channels?

[46]. Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kênh phân

phối hiện đại hàng nông sản chất lượng cao ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy việc

cung cấp rau sạch của nông dân Ấn Độ cho các siêu thị đáp ứng được nhu cầu ngày

càng cao của người tiêu dùng nước này, đồng thời cũng đem lại thu nhập tốt hơn

cho người trồng rau so với các kênh/chợ truyền thống tại bang Andhra Pradesh.

Nghiên cứu cũng khẳng định tính hiệu quả của kênh phân phối hiện đại so với kênh

truyền thống và cho rằng hạn chế lớn nhất đối với người nông dân khi cung cấp rau

cho các siêu thị là việc loại bỏ các loại rau phẩm cấp thấp và sự kém hiểu biết của

họ trong việc phân loại rau để bán cho siêu thị, trong khi người nông dân bán rau

qua kênh truyền thống sẽ gặp những trở ngại lớn như bị các trung gian ép giá,

khoảng cách xa hơn và phải trả phí cao. Nghiên cứu cũng nhận thấy sự can thiệp

của chính phủ là cần thiết nhằm tạo dựng môi trường chính sách đảm bảo lợi ích

cho cả đôi bên người nông dân và siêu thị trong kênh phân phối hiện đại. Đồng thời

chính phủ cần tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông

và khuyến khích tăng cường liên kết doanh nghiệp với nông dân nhằm phát triển

kênh phân phối rau quả, nông sản của Ấn Độ.

- Nghiên cứu của của nhóm tác giả Nasharuddin Mas, Armanu Thoyib,

Surachman, Solimun Đại học Brawijaya, Indonesia (2014), Trader Sturdiness at

Traditional Market in Facing Modern Market Progress[60]. Với cách tiếp cận định

tính trên cơ sở lý thuyết của Strauss and Corbin (1998), qua tiến hành phỏng vấn sâu

không chính thức các đối tượng là nhà kinh doanh, quản lý thị trường và lãnh đạo cộng

đồng địa phương về sức mạnh của chợ truyền thống Singosari trong đối phó với quá

trình phát triển của các loại hình thương mại hiện đại, kết quả nghiên cứu cho thấy ba

yếu tố chính giúp chợ truyền thống tồn tại và phát triển trong cạnh tranh với các mô

hình bán lẻ hiện đại là năng lực của nhà kinh doanh, tôn giáo và vốn xã hội.

- Nghiên cứu của Christin Schipmann và Matin Qaim, Globalfood (2011),

Modern food retailers and traditional markets in developing countries: Comparing

quality, prices, and competition strategies in Thailand [48]. Sử dụng dữ liệu khảo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!