Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Trung Kiên; Lê Đình Hạc người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1021.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
719

Xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Trung Kiên; Lê Đình Hạc người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN TRUNG KIÊN

XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN TRUNG KIÊN

XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH HẠC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019

3

TÓM TẮT

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay thì các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng cần phải

xây dựng hệ thống theo chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu để nâng cao năng lực quản trị,

hướng tới xây dựng hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất và khoa học. Xếp hạng tín

dụng nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Nhờ tích hợp

các nguyên tắc, khung chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ

thống xếp hạng tín dụng là căn cứ độc lập để tổ chức tín dụng đánh giá hiệu quả quá

trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản

lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các

tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm. Hỗ trợ quản lý và quản trị

khách hàng- quan hệ khách hàng của các tổ chức tín dụng phụ thuộc vào mức độ

xếp hạng tín dụng của khách hàng đó. Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải

kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay có mức xếp hạng tín dụng

thấp cũng cần phải được chú trọng theo dõi. Ngược lại, những khách hàng tốt với

mức xếp hạng tín dụng cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hện giao dịch, như: ưu

đãi về lãi suất, số tiền cho vay, thời hạn vay,v..v..

Chính vì thực tiễn đó, việc xếp hạng tín dụng là cần thiết và tác giả đã lựa chọn đề

tài: “ Xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam” cho luận văn nghiên cứu của mình.

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất

cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,

kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố

trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được

dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

Tác giả

TRẦN TRUNG KIÊN

5

LỜI CẢM ƠN

Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ

và hướng dẫn nhiệt tình từ quý Thầy Cô cũng như sự động viên, ủng hộ của gia

đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận

văn Thạc sĩ.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lê Đình Hạc đã tận tình hướng

dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân

thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngân hàng

TPHCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo

mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên trong thời gian học tập nghiên cứu.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên và hỗ trợ cho tôi rất nhiều để tôi có thể chuyên

tâm học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh.

Mặc dù đã cố gắng thực hiện luận văn của mình một cách hoàn thiện nhất nhưng

không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc nghiên cứu chưa sâu, tôi rất mong nhận

được sự đóng góp và chỉ bảo từ quý Thầy Cô.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

TPHCM, ngày 17 tháng 09 năm 2019

Tác giả

Trần Trung Kiên

6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Agribank

NHTM

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng thương mại

NHNN Ngân hàng Nhà Nước

XHTD Xếp hạng tín dụng

XHTDNB

XHTN

Xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín nhiệm

TCTD Tổ chức tín dụng

ACB Ngân hàng thương mại cổ phấn Á Châu

Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước

ECAI Định chế đánh giá tín dụng bên ngoài

CBTD Cán bộ tín dụng

SPDV Sản phẩm dịch vụ

TMCP Thương mại cổ phần

KHCN Khách hàng cá nhân

KH Khách hàng

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Nhân tố khác nhau căn bản của Basel II so với Basel I........................24

Bảng 1.2 Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s .............46

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank .......................................62

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu xác định quy mô doanh nghiệp của hệ thống XHTDNB

Agribank...............................................................................................................69

Bảng 2.3 Bảng chấm điểm Phi tài chính trường hợp khách hàng đã có quan hệ

tín dụng.................................................................................................................71

Bảng 2.4 Trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với khách hàng doanh

nghiệp tại Agribank..............................................................................................72

Bảng 2.5 Bảng đánh giá xếp loại khách hàng doanh nghiệp của Agribank.........73

Bảng 2.6 Bảng đánh giá xếp loại khách hàng cá nhân của Agribank..................74

Bảng 2.7 Kết quả chấm điểm tài sản đảm bảo .....................................................75

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp xếp hạng rủi ro trong hệ thống XHTDNB cá nhân của

Agribank...............................................................................................................75

Bảng 2.9 Bảng trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong hệ thống

XHTD định chế tài chính của Agribank ..............................................................79

Bảng 2.10 Bảng đánh giá xếp hạng định chế tài chính của Agribank .................79

Bảng 2.11 Kết quả xếp loại quan hệ ngân hàng của hệ thống XHTD Định chế

Tài chính của Agribank........................................................................................80

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả xếp loại định chế tài chính và xếp loại quan hệ

ngân hàng của hệ thống XHTD định chế tài chính của Agribank .......................80

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Agribank ............................................................58

Sơ đồ 2.2Tổng thể quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong

hệ thống Agribank................................................................................................68

Sơ Đồ 3.1 Mối quan hệ giữa xếp hạng tín dụng với quản trị vốn, phân loại nợ và

dự phòng rủi ro.....................................................................................................94

8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đặt vấn đề

Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyen chính là

rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu gây ra những hệ

lụy xấu đến hoạt động của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng phát sinh, ngân hàng

thương mại không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán

các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khan trong việc huy

động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn

hàng và các ngân hàng khác. Buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện

ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy

tín của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. Do đó, các ngân

hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm khách hoàn thiện để có được chính

sách khách hàng phù hợp, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động.

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay thì các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng cần phải xây dựng hệ

thống theo chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu là để nâng cao năng lực quản trị, hướng tới

xây dựng hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất và khoa học. XHTD nội bộ là một công

cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Nhờ tích hợp các nguyên tắc, khung

chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ thống XHTD là căn cứ

độc lập để TCTD đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên

quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín

dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng

phát hiện sớm rủi ro. Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng-quan hệ khách hàng của

các TCTD phụ thuộc vào mức độ XHTD của khách hàng đó. Những khoản vay có

mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay

có mức XHTD thấp cũng cần phải chú trọng theo dõi. Ngược lại, những khách hàng

9

tốt với mức XHTD cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch, như: ưu đãi

về lãi suất, số tiền cho vay, thời hạn vay,v..v

Chính vì thực tiễn đó, việc xếp hạng tín dụng là cần thiết và tác giả đã lựa chọn

đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam” cho luận văn nghiên cứu của mình.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát:

Cấp tín dụng hiện nay đang là hoạt động kinh doanh chủ yếu, mang lại nhiều lợi

nhuận nhất cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó

việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả là vô cùng cần thiết đối với

mỗi ngân hàng. Luận văn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ của ngân hàng Agribank để từ đó chỉ ra được hạn chế đồng thời kiến nghị

giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống này, qua đó góp phần nâng cao hiệu

quả tính quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu cuối cùng, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Tìm hiểu về tín dụng và xếp hạng tín dụng, các phương pháp đánh giá

xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng Thương mại.

- Tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện những mặt còn hạn chế trong hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

10

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình và các chỉ tiêu đánh giá xếp

hạng tín dụng nội bộ tại Agribank đã được xây dựng và áp dụng tại ngân

hàng Agribank, trong khoảng thời gian từ 2011 đến hết năm 2018.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như sau:

- Phương pháp thống kê và tổng hợp: luận văn phân tích, hệ thống hóa và tổng

hợp những vấn đề cơ bản của lí luận về xếp hạng tín dụng nội bộ để đưa ra khái

niệm chính xác nhất về xếp hạng tín nhiệm cá nhân, xác định rõ ràng vai trò của xếp

hạng tín nhiệm cá nhân trong việc quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

- Phương pháp phân tích và suy luận : luận văn dựa vào số liệu phân tích được

để đánh giá về thực trạng xếp hạng tín dụng khách hang cá nhân tại Agribank trong

giai đoạn 2011 – 2018, từ đó đưa ra nhận xét về ưu điểm cũng như những mặt hạn

chế còn tồn đọng trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm cá nhân, từ đó đề xuất giải

pháp nhằm giúp Agribank quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở phần trên có thể thấy có rất nhiều

tác giả nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở nhiều phạm vi khác

nhau. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào nghiên cứu hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam. Vì vậy luận văn sẽ:

- Chỉ ra được những mặt còn hạn chế cần phải cải thiện trong hệ thống xếp hạng

tín dụng tại Agribank. Đề tài tập trung nghiên cứu vào phương pháp tính

điểm và xếp hạng, đưa ra hướng kiểm chứng nhằm nâng cao hiệu quả quản

trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Agribank.

- Luận văn mang tính ứng dụng thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện một trong

các quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, đó là hệ thống

11

XHTDNB, phù hợp với chính sách tín dụng cũng như định hướng phát triển

kinh doanh của Agribank.

- Đề xuất xây dựng hệ thống đánh giá XHTDNB, qua đó không chỉ giúp NHTM

có công cụ phê duyệt cấp tín dụng dễ dàng hơn trong việc đánh giá, xét duyệt

hồ sơ tín dụng mà còn là công cụ tư vấn, phân loại nợ trung thực hơn, giúp

các nhà quản trị NHTM có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng hơn,

áp dụng cho từng đối tượng khách hàng.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Bố cục của đề tài nghiên cứu “ Xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” được chia thành phần mở đầu và ba

chương với kết cấu chi tiết được xây dựng bao gồm:

• Phần mở đầu: các nội dung nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, đối tượng và

mục tiêu của nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong nghiên

cứu, ý nghĩa và thực tiễn của đề tài.

• Chương 1: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng

thương mại và hiệp ước Basel II

• Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

• Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc xếp hạng tín dụng nội bộ

tại Agribank

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!