Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xem chọi trâu ở Hải Lựu, Đồ Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
47
Tạp chí chăn nuôi số 1 - 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xem chọi trâu Hải Lựu, Đồ Sơn
Lâm Văn Ngọc*
ục Chọi trâu có ở nhiều dân tộc trên thế giới nhất là ở
Đông Nam á như Inđônexia, Thái Lan, Việt Nam. Nó
là biểu hiện của nghi lễ hiến sinh thời cổ còn lưu lại.
*
Tương truyền tục chọi trâu ở Hải Lựu huyện Lập
Thạch tỉnh Vĩnh Phúc có từ thế kỷ XI trước Công
nguyên: Lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt
của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, thừa tướng
nước Triệu là Lữ Gia kéo quân về vùng núi huyện
Lập Thạch tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ
gia lại cho tổ chức chọi trâu động viên quân sĩ. Trâu
sau chọi đem giết thịt khao quân. Lữ Gia mất, dân
làng tôn vinh ông làm thần hoàng làng và lễ hội chọi
trâu truyền nhau từ đó: "Dù ai buôn đâu bán
đâu/Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về/Nào ai
buôn bán trăm nghề/Tháng giêng mười bảy thì về
chọi trâu”.
ở Đồ Sơn (Hải Phòng) xưa kia đang yên vui bỗng
một con thuỷ quái đến quấy nhiễu, bắt cư dân hàng
năm phải cúng nó một thiện nam tại Vụng mát.
Người ta lập đền thờ bên bờ biển và đêm đêm thấy có
cặp trâu từ dưới biển hiện lên mặt nước trước đền
chọi quyết liệt, nghe tiếng động là chúng biến mất.
Từ đó dân chúng trong vùng tin rằng vị thần thờ
trong đình thích xem trâu chọi. ở Đồ Sơn vào tháng 5
và tháng 8 là hai tháng đầu vụ tép săm và đánh cá
Bắc giữ vai trò quan trọng trong đời sống cư dân.
Vào ngày 15 tháng 5 và 9 tháng 8 nước triều dâng
cao, sóng to gió lớn có thể gây nguy hiểm cho thuyền
bè ra khơi vào lộng nên người ta tổ chức chọi trâu để
làm đẹp lòng thuỷ thần, cầu mùa bội thu, cuộc sống
an bình. Ngày vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm trở về
qua Đồ Sơn thấy dân có tục chọi trâu, ngài ban chiếu
cho mở hội chọi trâu vào mùa Xuân. Vẫn còn câu:
“Dù ai đi đâu về đâu/Mồng Chín tháng Tám chọi trâu
* Địa chỉ 19/30 Hống Mai - Bạch Mai - Hai Bà Trưng - Hà
Nội).
thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Mồng Chín tháng
Tám nhớ về chọi trâu".
Như vậy lễ hội chọi trâu Hải Lựu và Đồ Sơn có lâu
đời, tuy khác nhau về thời gian, về tính chất nhưng
giống nhau ở mục đích.
Hàng năm dân làng mỗi nơi này góp tiền, cử người
lên Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên
Bái là những nơi có đàn trâu to khoẻ và ngố: về Nam
Định, Hà Nam vùng chiêm trũng nơi có đàn trâu dai
sức, có bộ móng tốt. Đó là những nơi có trâu chọi
thường đoạt giải cao trên xới chọi. Tìm được con trâu
ưng ý như thế với thời giá mươi mười lăm triệu đưa
về giao cho gia đình có kinh tế khá giả, sống hoà hiếu
chăm sóc, mọi nhà khác trong làng có nghĩa vụ đóng
góp thức ăn thường là: Ngô, khoai, cỏ, cám. Trước
khi lên xới chọi con trâu được cả làng chăm sóc như
một thành viên của cộng đồng, dây là sợi dây gắn kết
tình làng nghĩa xóm và các dòng tộc với nhau. Trong
thời gian vỗ trâu chọi, không cho trâu đánh nhau,
không cho trâu đến gần con cái. Trước khi lên xới
chọi, cho trâu uống nước sắc rễ cây Đinh lăng và ít
rượu tốt. Gần đây người ta còn cho trâu uống thuốc
bổ và bia.
Lễ hội chọi trâu diễn ra 2-3 ngày. Ngoài hoạt động
chính là chọi trâu cúng tế Thần linh diễn ra ngày lễ
chính: 17 tháng giêng ở Hải Lựu, ngày 9 tháng 8 ở
Đồ Sơn còn có các hoạt động cúng tế Thần ngày hôm
trước cùng việc rước sách và các trò vui chơi dân
gian khác.
ở Hải Lựu, ngày 16 tháng giêng dân làng cử một
đoàn lên Đền Hùng Phú Thọ cúng tổ bằng lễ chay.
Ngày 17 tháng giêng chọi trâu cúng tế thần. Ngày 18
tháng giêng lễ thần bằng cỗ mặn có thịt trâu, rồi tiếp
đó "thừa Thần dư huệ" cả làng ăn uống vui chơi trong
tiếng hát tiếng nhạc.
ở Đồ Sơn, ngày 8 tháng 8 các đình làng trong tổng
Đồ Sơn cúng lễchay ban đêm, lễ mặn ban ngày. Lễ
T