Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo Cho Trung Tâm Dạy Nghề Người Tàn Tật Tỉnh Bình Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
Article I. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. TÊN ĐỀ TÀI
“Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo Cho Trung Tâm Dạy Nghề Người Tàn Tật -
Tỉnh Bình Dương.”
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bắt nguồn từ nhu cầu thực tế cùng với sự tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin, Internet ngày càng trở nên lớn mạnh và cần thiết đối với nhu
cầu xã hội. Hiện nay những ứng dụng của công nghệ thông tin không ngừng phát triển
trong mọi lĩng vực quản lý như các cơ quan nhà nước, giáo dục, dạy nghề, đặc biệt không
thể thiếu trong bộ phận quản lý đào tạo. Mối quan tâm hàng đầu là quản lý đào tạo nghề
của trung tâm. Điều này không những giúp trung tâm đảm bảo quyền lợi của học viên
trong trung tâm, mà còn là giải pháp giải quyết hiệu quả, kiểm soát theo dõi chính xác
mọi thông tin chi tiết về đào tạo, điểm, khen thưởng, kỷ luật,...Từ nhu cầu thiết yếu này,
chúng em mong muốn xây dựng website quản lý đào tạo cho Trung Tâm Dạy Nghề
Người Tàn Tật - Tỉnh Bình Dương, đó là lý do chúng em chọn tên đề tài: Xây Dựng
Website Quản Lý Đào Tạo Cho Trung Tâm Dạy Nghề Người Tàn Tật - Tỉnh Bình
Dương.
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu của để tài là xây dựng một website dùng để cung cấp thông tin, tin tức của
Trung Tâm Dạy Nghề Người Tàn Tật cho giáo viên, học viên và phụ huynh học viên
có nhu cầu tìm hiểu về trung tâm con em mình đang học tập và rèn luyện.
Trung Tâm có thể giới thiệu về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, trình độ chuyên môn,
các tin tức sự kiện mới cập nhật, muốn thông báo tới toàn bộ cán bộ, công nhân viên,
học viên trong trường được biết cũng như những hoạt động kế hoạch trong thời gian
tới.
Phụ huynh học viên có thể hỏi đáp trực tuyến những vấn đề quan tâm tới việc học tập
của con em mình. Có thể xem kết quả rèn luyện học tập ngay trên web mà không cần
phải chờ tới cuối kỳ.
Học viên có thể tham khảo tài liệu do giáo viên cung cấp, có thể tìm kết quả học tập
của mình.
Giáo viên có thể nhập trực tiếp điểm của học viên trên web, lập báo cáo kết quả cuối
năm.
Cùng với việc tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual Studio 2010 và ngôn
ngữ truy vấn Microsoft SQL Server 2008 đến cơ sở dữ liệu, sử dụng các phần mềm
phổ biến như Microsoft SQL Server 2008 và Microsoft Visual Studio 2010, quy trình
Rational Unified Process (RUP). Bằng những tính năng tiện dụng của phần mềm này,
em sẽ tạo ra một website có giao diện thân thiện dễ sử dụng, giúp cho người dùng đạt
hiệu quả cao trong công việc quản lý đào tạo cho Trung Tâm Dạy Nghề Người Tàn
Tật - Tỉnh Bình Dương.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
4. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Tìm hiểu cách thức thiết kế và phát triển một website về trung tâm qua những ngôn
ngữ như: HTML, C#, CSS, JavaScript trên nền .Net Framework 4.0,… Và thu nhập
những thông tin cụ thể nhanh chóng để người dùng tìm được những yêu cầu của mình.
+ Hệ thống được được phát triển dựa trên nền .Net Framework 4.0
+ Công cụ phát triển Microsoft Visual Studio 2010, SQL Server 2008.
Sử dụng ngôn ngữ như C#, CSS, HTML, JavaScript …Song do điều kiện thực tế còn
hạn chế nên thông tin chưa đầy đủ, chúng em chỉ thực hiện các chức năng về nghiệp
vụ như:
- Xem các thông tin về trường.
- Các tin tức, sự kiện nổi bật của sở lao động Tỉnh, của trung tâm.
- Liên kết tới các website của sở, các trung tâm bạn.
- Xem các tin tức giáo dục khác.
- Thống kê tổng số lượt người truy cập, số người hiện đang Online.
- Xem thời khóa biểu.
- Thêm, sửa, xóa các bảng tin tức, sự kiện, thông tin.
- Tạo trang bảo mật ( quản trị website).
- Hỏi – đáp trực tuyến.
- Xem kết quả học tập cho học viên
- Nhập điểm cho giáo viên.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đối với người dùng và trung tâm sử dụng :
+ Giúp cho trung tâm sử dụng website có thể đăng nhiều thông tin cần thiết về đào
tạo của trung tâm.
+ Giúp cho người dùng ( giáo viên, học viên, phụ huynh học viên ) tìm được những
thông tin mình quan tâm.
+ Giúp học viên tra cứu kết quả học tập và giáo viên có thể nhập điểm cho học viên.
+ Trung tâm sẽ giảm bớt những khó khăn và trở ngại cho ban giám đốc, đặc biệt là
phòng đào tạo nắm bắt tốt hơn việc quản lý đào tạo.
Đối với cá nhân:
+ Giúp chúng em nâng cao trình độ thiết kế website và phân tích một website về đào
tạo.
+ Giúp bản thân tìm hiểu thêm về phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng.
+ Có kinh nghiệm trong việc khảo sát phân tích yêu cầu của khách hàng.
+ Có kinh nghiệm trong việc tạo các giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
+ Giúp bản thân hoàn thiện hơn trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu và xử lý chương
trình.
+ Giúp bản thân hiểu rõ hơn sâu sắc hơn các quy trình làm website và các công cụ
xây dựng phần mềm như: C#, SQL Server.
+ Hoàn thành đề tài giúp em có một vốn kiến thức bổ ích, tìm hiểu được quy trình
tạo dựng một website quản lý đào tạo.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thực hiện 10 bước của tiến trình Rational Unified Process (RUP):
• Nghiên cứu sơ bộ
• Mô hình hóa (MHH) ca sử dụng
• Mô hình hóa lĩnh vưc ứng dụng
• Tìm lớp tham gia ca sử dụng
• Mô hình hóa tương tác
• Mô hình hóa ứng xử
• Làm nguyên mẫu giao diện
• Thiết kế hệ thống
• Thiết kế chi tiết
• Cài đặt và kiểm thử
Hình 1: Tiến trình Rational Unified Process (RUP) thu gọn gồm 10 bước
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
6.1 Nghiên cứu sơ bô
Nhằm đưa ra những nhận định tổng quan về hệ thống sắp xây dựng (tầm nhìn hoạt động,
tiêu chuẩn, chức năng, hiệu năng ,công nghệ,…) và phạm vi mục tiêu, đánh giá tính khả
thi, rủi ro, lợi nhuận, chi phí,…của dự án để đi đến quyết định tiếp tục hay dừng việc thực
hiện dự án. Đây là bước đầu tiên của tiến trình Rup.
6.2 Nhận diện và đặc tả các ca sử dụng
Từ việc nắm bắt các nhu cầu của người dùng mà phát hiện ra các ca sử dụng. Ca sử
dụng là một tập hợp những hành động mà hệ thống sẽ thực hiện, mỗi ca sử dụng phải
được đặc tả dưới dạng kịch bản hoặc dưới dạng một biểu đồ tuần tự hệ thống.
6.3 Mô hình hóa lĩnh vực ứng dụng
Đưa ra mô hình nhằm phản ánh mọi khái niệm nghiệp vụ mà khi người dùng cũng như
người xây dựng ứng dụng , khi đề cập tới ứng dụng đều phải được sử dụng đến. Các
lớp ở đây đều là các lớp lĩnh vực.
6.4 Xác định các đối tượng và lớp tham gia các ca sử dụng
Đặc thù của các ứng dụng nằm ở các ca sử dụng, ở mỗi ca sử dụng phải phát hiện các
lớp lĩnh vực, cùng với các lớp điều khiển và các lớp biên tham gia thực hiện các ca sử
dụng đó. Mục đích của bước này là ta sẽ thực hiện một biểu đồ lớp ( hay biểu đồ đối
tượng ) tham gia ca sử dụng, sẽ là cái nền trên đó diễn ra các hoạt động tương tác giữa
các lớp mà ta sẽ đi vào tìm hiểu ở bước sau.
6.5 Mô hình hóa tương tác trong các ca sử dụng
Dùng biểu đồ tương tác để diễn tả sự tương tác giữa các đối tượng, từ đó tạo ra kịch
bản của mỗi ca sử dụng của hệ thống. Hình thức tương tác duy nhất có thể có giữa các
đối tượng là chuyển giao thông điệp, có hai biểu đồ chính để diễn tả sự tương tác là
biểu đồ tuần tự và biểu đồ giao tiếp.
6.6 Mô hình hóa ứng xử
Việc mô hình hóa ứng xử là mô tả cách phản ứng của các đối tượng chủ động trước
các sự kiện đến với chúng. Công cụ mô tả ở đây là các biểu đồ máy trạng thái.
6.7 Làm nguyên mẫu giao diện người dùng
Mô tả chi tiết cách thức giao tiếp giữa đối tượng và người dùng trong quá trình thực
hiện các nghiệp vụ liên quan. Với các bộ tạo lập Graphical User Interface(GUI), ta có
thể thành lập sớm và nhanh một nguyên mẫu giao diện người dùng, giúp cho việc mô
hình hóa và cài đặt hệ thống triển khai dễ dàng hơn.
6.8 Thiết kế hệ thống
Thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống, bao gồm cả việc mô tả chi tiết tổ chức, hoạt
động các đơn vị xử lý của hệ thống.
6.9 Thiết kế chi tiết
Đó là bước thiết kế về các lớp, các liên kết, thuộc tính, thao tác thực hiện trên từng
tầng của kiến trúc client/server và xác định các giải pháp trên mạng.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
6.10 Cài đặt
Đây là bước thực thi hệ thống, bao gồm cả việc lập trình và kiểm định.
7. NỘI DUNG DỰ KIẾN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tên đề tài.
1.2 Lý do chọn đề tài.
1.3 Mục tiêu đề tài.
1.4 Phạm vi của đề tài.
1.5 Ý nghĩa của đề tài.
1.6 Phương pháp thực hiện.
1.7 Nội dung dự kiến.
1.8 Tài liệu tham khảo.
1.9 Tiến độ thực hiện.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG, NHU CẦU THỰC TẾ VÀ NHU
CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG DƯỚI DẠNG BIỂU ĐỒ CA SỬ DỤNG CỦA UML
2.1 Khảo sát thực tế.
2.1.1 Mô hình hóa về tổ chức.
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy Trung Tâm.
2.1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
2.1.4 Yêu cầu của hệ thống ứng dụng.
2.2 Xây dựng hệ thống dưới dạng biểu đồ ca sử dụng của UML.
2.2.1 Mục đích nhận định và đặc tả các ca sử dụng.
2.2.2 Mô hình hóa môi trường với các đối tác: mô hình use case.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA CẤU TRÚC
3.1 Mô hình hóa lĩnh vực ứng dụng.
3.2 Xác định các đối tượng và lớp tham gia các ca sử dụng.
3.3 Biểu diễn cấu trúc tĩnh của hợp tác bằng biểu đồ lớp.
CHƯƠNG 4: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ VÀ BIỂU ĐỒ TRẠNG THÁI
4.1 Biểu đồ trình tự.
4.2 Biểu đồ trạng thái.
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
5.1 Sơ đồ logic dữ liệu.
5.2 Giao diện demo.
5.3 Thiết kế giao diện.
CHƯƠNG 6: LẬP TRÌNH VÀ KIỂM THỬ
6.1 Giới thiệu các công cụ.
6.2 Cài đặt và kiểm thử.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
7.1 Kết quả đạt được.
7.2 Hạn chế.
7.3 Hướng phát triển.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
[1] Phân Tích, Thiết Kế Hướng Đối Tượng Bằng UML - Đoàn Văn Ban – 2010
- Viện Công Nghệ Thông Tin.
[2] Giáo Trình Sql Server 2008 - Microsoft - 2008
[3] Giáo Trình Lập Trình Web Với ASP.Net – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
-2009 - Trường Đại Học Khoa Hoc Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh.
[4] Giáo Trình Lập Trình Web Với ASP.Net – Giao Thông Vận Tải - 2010 -
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải.
[5] Phân Tích, Thiết Kế Hướng Đối Tượng Bằng UML – Nguyễn Văn Ba –
2010 - Viện Công Nghệ Thông Tin.
[6] http://google.com
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
CHƯƠNG 2:
MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG, NHU CẦU THỰC TẾ
VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG DƯỚI DẠNG BIỂU
ĐỒ CA SỬ DỤNG CỦA UML
2.1KHẢO SÁT THỰC TẾ :
2.1.1 Mô hình hóa về tổ chức:
Trung Tâm Dạy Nghế Người Tàn Tật được thành lập 10/2006 với diện tích
1.250 m2
trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Tỉnh Bình Dương. Trung
Tâm có:
Địa chỉ : Số 87 – Đường Đoàn Thị Liên – Phường Phú Hòa – Thị Xã Thủ Dầu Một –
Tỉnh Bình Dương.
- Với đội ngũ công nhân viên gốm người trong đó:
+ Ông giám đốc: Phan Thanh Minh.
+ Bà phó giám đốc: Hồ Thị Ánh Tuyết.
+ Trưởng phòng Đào tạo: Đặng Thị Minh Thu.
+ Trưởng phòng Hành chánh: Hồ Thị Ánh Tuyết.
+ Trưởng phòng Tìm việc làm: Nguyễn Văn Cường.
+ Còn lại đội ngũ giáo viên giảng dạy cùng nhân viên bảo vệ.
+ Cơ sở vật chất gồm:
+ 5 phòng phục vụ dạy học.
+ 1 phòng thư viện.
+ 1 phòng thiết bị.
+ 1 văn phòng giám đốc.
+ 1 phòng hành chánh.
+ 1 phòng đào tạo.
+ 1 nhà xe rộng 78m2
.
Hiện tại cơ sở vật chất và diện tích của trung tâm đang được mở rộng và xây dựng,
để phục vụ cho quá trình dạy học và có khu vui chơi rộng cho các em sau giờ học.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
Từ khi hình thành trung tâm đã đào tạo được nhiều học viên có việc làm ổn định,
đồng thời trung tâm còn là nơi giúp các em hòa nhập với cộng đồng và giảm bớt sự
mặc cảm của người khuyết tật với cộng đồng.
- Hiện trạng hệ thống.
Tiếp nhận những tin tức, sự kiện:
Hiện tại công văn cấp trên gửi về trung tâm chủ yếu là qua văn bản giấy thì người đầu
tiên tiếp nhận là giám đốc hoặc phó giám đốc rồi sau đó phổ biến tới các phòng ban.
Những tin tức mới nhất hay những kế hoạch sắp tới sẽ được ban lảnh đạo thông qua
rồi phổ biến rộng rãi.
Thời khóa biểu lịch học, lịch giảng dạy được ban lảnh đạo lên lịch rồi phổ biến tới
giao viên, học viên qua văn bản hoặc bảng thông báo của trung tâm, nên việc tiếp nhận
và cập nhật tin tức đôi khi còn chậm.
Trung tâm, giáo viên vẫn còn tính điểm bằng hình thức thủ công ( viết tay) nên vẫn
còn gặp một số hạn chế.
+ Lưu trữ và tìm kiếm khó khăn và mất nhiều thời gian
+ Tính toán chậm và đôi khi thiếu chính xác
+ Độ an toàn không cao
Do đó website quản lý đào tạo ra đời là cần thiết để khắc phục những hạn chế trên.
- Mô tả bài toán.
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của khoa học máy tính và sự khuyến khích, ủng hộ
của các cấp chính quyền, đảng ủy, sở ban ngành và nhà nước, trung tâm không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất tiến tới đạt chuẩn về cơ sở
thiết bị dạy nghề hiện đại.
Nhưng từ trước tới giờ việc quản đào tạo, cũng như quản lý cơ sở vật chất của
trung tâm bằng phương pháp thủ công vốn dĩ đã khó khăn nay lại càng trở nên khó
khăn hơn. Vì thế trung tâm cần một hệ thống quản lý giáo viên, học viên, cùng các tổ
chức trên máy tính, thay cho phương pháp thủ công gây rất nhiều khó khăn trong việc
thanh toán tổng hợp và lập các báo cáo…..vv.
2.1.2 sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy trung tâm:
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
2.1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Chi bộ trung tâm : Bí thư chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát toàn bộ ban lãnh
đạo trung tâm, các tổ chức đoàn thể trong trung tâm một cách tổng thể nhất.
- Giám đốc: Phan Thanh Minh điều hành mọi hoạt động của trung tâm như:
+ Phân công giảng dạy.
+ Chỉ đạo dạy và học.
+ Tổ chức bộ máy trung tâm như phân công công việc.
+ Thực hiệc các chính sách nhà nước cho giáo viên, công nhân viên.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
+ Quản lý giáo viên và học viên.
- Phó giám đốc: Hồ Thị Ánh Tuyết thực hiện các nhiệm vụ và kiểm soát hoạt động
như:
+ Thực hiện chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhiệm vụ được phân công.
+ Thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động công việc khi được ủy quyền.
+ Cùng giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên.
- Tổ chuyên môn dạy và học gồm Huỳnh Thái Phương và Lê Thị Yến.
+ Chỉ đạo quản lý chuyên môn dạy học của tổ mình.
Ví dụ: chương trình học, điểm, các quy chế của chuyên môn …vv.
Giám đốc
Chi bộ
Công đoàn
Phó giám đốc
Dạy học Hoạt động xã hội Cơ sở vật chất
Điện tử Điện cơ Dệt May
Hội phụ huynh Đoàn thanh niên
Tin học
Phòng
hành chánh
Phòng
đào tạo
Phòng
thư viện
Phòng
thiết bị
Phòng
giám đốc
Phòng
dạy học
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
- Hoạt động xã hội.
- Công đoàn:
Chủ yếu động viên chăm lo cho các thầy, cô trong trung tâm
+ Giám sát thực hiện quy chế dân chủ.
- Đoàn do Đặng Thị Minh Thu phụ trách.
+ Tổ chức thi đua học viên, thực hiện các kế hoạch của trung tâm như hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
+ Hoạt động tuyên truyền quần chúng, cổ vũ phong trào.
+ Thực hiện các chỉ tiêu hỗ trợ, thực hiện chương trình từ thiện.
- Hội phụ huynh học viên được thay đổi và bầu lại sau một năm học.
+ Đây là phong trào tích cực trong mọi hoạt động tinh thần trực tiếp thay trung
tâm đôn đốc nhắc nhở phụ huynh học viên về tình hình học hành của con em họ
trên lớp.
+ Thay mặt trung tâm đi quyên góp, ủng hộ các chương trình khuyến học, các tấm
gương nghéo vượt khó, vươn lên trong học tập…vv.
- Quản lý cơ sở vật chất và xây dựng của trung tâm.
+ Hiện tại ở trung tâm công việc này kết hợp với giáo viên bộ môn, nhân viên bảo
vệ cùng giám đốc.
- Phòng hành chính gồm:
+ Kế toán Trần Thu Thủy chịu trách nhiệm lập đơn thanh toán các khoản thu chi
của trung tâm và thanh toán lương cho công nhân viên và giáo viên.
+ Thủ quỷ Trần thị Hoài làm nhiệm vụ xuất tiền khi có quyết định của giám đốc
và thu các khoản theo quy định.
- Phòng thiết bị Nguyễn Hoàng Yến chịu trách nhiệm bảo quản và cung cấp thiết bị
dạy học cho giáo viên và học viên.
- Phòng thư viện Nguyễn Thị Phương phòng thư viện của trung tâm chủ yếu phục vụ
giáo viên, học viên trong trung tâm, số lượng sách rất hạn chế.
Ngoài các chức năng kể trên thì nhà trường còn các hoạt động văn hóa văn nghệ,
giao lưu với các trung tâm lân cận thông qua các tổ chức hoạt động văn hóa và sự chỉ
đạo của đảng bộ địa phương và chỉ đạo của cấp trên. Các công tác xây dựng và triển
khai công tác giáo dục được thông qua cấp trên và các tổ chức địa phương.
- Quá trình hoạt động của trung tâm.
+ Quá trình tuyển sinh.
Trung tâm tuyển sinh các khóa học theo hình thức xét tuyển, sau khi được
kiểm tra đầy đủ thông tin về trình độ, sức khỏe cũng như độ tuổi, quê quán
thì được nhận vào học tại trung tâm.
Học viên từ nơi khác chuyển về học thì phải có giấy giới thiệu của trung tâm
đang học hay cơ quan tổ chức có liên quan.
Xây Dựng Website Quản Lý Đào Tạo
Học viên được xếp vào lớp tùy theo cách của trung tâm (sắp xếp theo năng
lực và sở thích của học viên).
- Quá trình quản lý học viên và học tập của học viên.
+ Quản lý số lượng học viên trong từng lớp của từng năm học công việc này do
giáo viên chủ nghiệm đảm nhận. Trong trường hợp có sự thay đổi giáo viên
phải báo cho người quản lý học tập. Nếu có sự thêm học viên thì giáo viên chủ
nghiệm phải được cấp trên báo xuống.
Nói chung vấn đề này ở trung tâm ít có sự thay đổi.
+ Quản lý số lượng học viên chuyển trung tâm, nghỉ học…vv.
Căn cứ theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH.
- Căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học viên căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ hành vi
đạo đức; ứng sử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân
viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh
và bảo vệ môi trường.
b) Kết quả nhận xét có biểu hiện thái độ, hành vi của học viên đối với nội dung
dạy học các môn quy định trong trương trình, do Bộ Trưởng Bộ Lao Động
Thương Binh Và Xã Hội ban hành.
- Xếp loại hạnh kiểm:
- Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy của trung tâm; chấp hàng tốt luật pháp, quy định
vế trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với
các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu giúp đỡ các em
nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết được bạn bè tin yêu.
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh giản dị, khiêm
tốn chăm lo giúp đỡ gia đình.
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc
sống, trong học tập.
e) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
f) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do trung tâm tổ chức.
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành
mạnh.
- Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại khoản 1 điều này nhưng chưa đạt đến mức của
loại tốt; còn thiếu sót chưa kịp sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
- Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 điều này nhưng
chưa đến mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa
chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
- Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc một trong các khuyết điểm sau đây: