Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng Thẻ điểm phát triển bền vững cho Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
989

Xây dựng Thẻ điểm phát triển bền vững cho Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Xây dựng Thẻ điểm phát triển bền vững cho trường Đại học

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Mã số đề tài: 20/1.4KTKT01

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Hùng

Đơn vị thực hiện: Khoa Kế toán kiểm toán

Tp. Hồ Chí Minh, ........…

1

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học công nghiệp TP. HCM đã hỗ trợ kinh phí cho đề

tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số: 20/1.4KTKT01, đồng cám ơn Ban chủ nhiệm

Khoa Kế toán - Kiểm toán đã tạo mọi điều kiện về thời gian và trang thiết bị, đóng góp ý

kiến để hoàn thành đề tài, cũng như cám ơn những hỗ trợ của các đồng nghiệp, các quý

Thầy/Cô và doanh nghiệp đã tham gia khảo sát.

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Xây dựng Thẻ điểm phát triển bền vững cho trường Đại học Công

nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

1.2. Mã số: 20/1.4KTKT01

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 TS Trần Ngọc Hùng Khoa KT-KT (IUH) Chủ nhiệm đề tài

2 Ths Nguyễn Thị Thúy Hạnh Khoa KT-KT (IUH) Thành viên chính

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Kế toán kiểm toán

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên

nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

Không

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 25 triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Theo các nghiên cứu gần đây, cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến nền giáo dục Việt

Nam trên cả hai phương diện nội dung giảng dạy và mô hình đào tạo, nghiên cứu. Về mô

hình đào tạo trong đại học 4.0, đại học đào tạo theo hướng mở, phá bỏ giới hạn không gian

và môi trường học tập. Người học có thể chủ động hơn trong việc tìm môi trường đào tạo để

phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ngay cả trong mô hình đại học thông minh, hiện đại như

ICH (Internetworking, Computing tools, Humans) thì yếu tố con người vẫn là yếu tố quan

trọng nhất vì suy cho cùng, tất cả đều chỉ để phục vụ cho nhu cầu của con người và hai yếu

tố còn lại cũng chỉ được thực hiện nhờ vào con người. Là cơ sở giáo dục đại học được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, với phát biểu triết

lý giáo dục: "Chất lượng, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế"; tập thể lãnh đạo Trường

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã nắm bắt thời cơ, xác định Tầm nhìn - Sứ mạng -

3

Mục tiêu từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2025 với phương châm: “Đổi mới, nâng tầm cao

mới - Năng động, hội nhập toàn cầu”, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần phải luôn hiểu rõ và cập nhật được về tình hình

hoạt động của trường, nâng cao hiệu quả quản lý để có những chính sách phù hợp đưa nhà

trường ngày phát triển. Trong xu thế hội nhập quốc tế, không chỉ các doanh nghiệp mà ngay

cả các đơn vị hành chánh sự nghiệp cũng phải tự mình đổi mới về cả hoạt động lẫn cách

thức quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như là một yêu cầu thiết yếu. Rất nhiều

đơn vị phải bỏ ra nhiều công sức và nguồn lực để đánh giá kết quả thực thi chiến lược cũng

như kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động

được sử dụng rộng rãi dựa trên các chỉ số tài chính nhằm đo lường hiệu quả hoạt động qua

công tác quản trị tài sản, sức sinh lời của tài sản … (Antoniadis và cộng sự, 2010; Rokwaro

và cộng sự, 2013) chỉ phản ánh được các thông tin tài chính trong quá khứ chứ chưa giúp

cho các đơn vị có thể phản ứng nhanh và định hướng theo sự thay đổi của thị trường, đồng

thời chỉ đánh giá được các giá trị tạo ra từ tài sản hữu hình trong khi xã hội đang có sự tăng

trưởng mạnh mẽ về các tài sản vô hình như nguồn nhân lực, các ý tưởng, các mối quan

hệ…Theo Langfied-Smith & ctg. (2018) việc triển khai mô hình Thẻ điểm phát triển bền

vững (Subtainability Balanced Scorecard – SBSC) không những có thể giúp ích cho việc

giải quyết các yêu cầu trên bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên việc đo lường

các yếu tố tài chính cũng như các yếu tố phi tài chính (như chất lượng sản phẩm dịch vụ đào

tạo, nhu cầu của người học…) mà còn đưa các yếu tố phát triển bền vững từ sứ mạng, mục

tiêu chiến lược vào kế hoạch hành động cụ thể để dễ dàng kiểm soát và nâng cao lợi thế

cạnh tranh.

2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng mô hình thẻ điểm phát triển bền vững tại Trường Đại học Công nghiệp TP

HCM.

b. Mục tiêu cụ thể.

- Xây dựng các thước đo hiệu suất định lượng làm cơ sở cho thẻ điểm phát triển bền vững

tại Trường Đại học Công nghiệp TP HCM;

- Đưa ra các đề xuất để có thể áp dụng mô hình này cho Trường Đại học Công nghiệp TP

HCM.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp, các

tài liệu thu thập tại Trường Đại học Công nghiệp TP HCM về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt

lõi, chiến lược, kết quả và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2019-2020. Bên cạnh đó tiến hành

phỏng vấn sâu một số chuyên gia có liên quan đến việc ban hành và thực hiện SBSC tại một

số cơ sở giáo dục tự chủ tài chính để đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm xây dựng các

thước đo hiệu suất định lượng thích hợp.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

4

Với vai trò như một hệ thống quản lý chiến lược, hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả

hoạt động của một tổ chức, SBSC giúp chuyển tải các chiến lược của một tổ chức thành các

hành động cụ thể. Điểm nổi trội của SBSC là có thể giúp tổ chức cân bằng các mục tiêu

ngắn hạn và dài hạn, giữa mục tiêu bên ngoài và nội bộ, đưa ra các thước đo cả về phương

diện tài chính và phi tài chính chứ không như các công cụ đánh giá hoạt động truyền thống

chỉ thiên về các thước đo tài chính. SBSC giúp nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy một bức tranh

toàn diện và chân thật nhất và khách quan nhất về tình trạng hiện tại tổ chức của mình.

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

Với quá trình thực hiện nghiên cứu xây dựng thẻ điểm phát triển bền vững tại Trường Đại

học Công nghiệp TP HCM, và với kết quả đạt được, đề tài đã có những đóng góp chủ yếu

sau đây:

- Thứ nhất: đề tài đã phân tích và nêu ra được lý do cần thiết cho việc triển khai áp

dụng thẻ điểm phát triển bền vững tại Trường Đại học Công nghiệp TP HCM.

- Thứ hai: đề tài xây dựng được bản đồ chiến lược và xây dựng các tiêu chí đo lường,

chương trình hành động giúp ban giám hiệu và Hội đồng trường có thể kiểm soát các

hoạt động của trường để có thể đạt được kế hoạch đã đặt ra.

- Thứ ba: trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, đề tài đã phát hiện ra nhiều điểm

mạnh và điểm yếu của nhà trường cũng như nguyên nhân của nó thông qua mối quan

hệ nhân quả của thẻ điểm phát triển bền vững. Từ đó đề tài đề xuất các giải pháp

nhằm cải thiện các điểm yếu này một cách triệt để.

- Cuối cùng, đề tài tạo cơ sở tiền đề để Trường Đại học Công nghiệp TP HCM có thể

vận dụng SBSC cho tất cả các phân hiệu, đơn vị trực thuộc trong toàn hệ thống.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Để xây dựng và triển khai thành công SBSC cần có tổng hoà một loạt các điều kiện bao

gồm một đội ngũ nhân sự có đầy đủ kiến thức tổng quát trên tất cả các lĩnh vực hoạt động

của lĩnh vực giáo dục, một cơ sở vật chất đáp ứng về các điều kiện triển khai như các phần

mềm công nghệ để giúp đánh giá hiệu quả hoạt động; nhưng trên hết cần có sự ủng hộ của

Ban Giám hiệu cũng như Hội đồng trường trong suốt quá trình triển khai thực hiện.

Với quá trình thực hiện nghiên cứu xây dựng thẻ điểm phát triển bền vững tại Trường Đại

học Công nghiệp TP HCM, nhóm tác giả đạt được những kết quả nhất định được trình bày

trong đề tài cũng như sản phẩm là bài báo khoa học đã được đăng tải tại Tạp chí khoa học

và công nghệ số 51 (3-2021)

In order to successfully build and implement SBSC, a combination of conditions is required,

such as having a team of personnel who being trained with general knowledge in all areas of

the education, a facility that meets the needs of the public. responding to deployment

conditions such as technology software to help evaluate performance; but above all need the

support of the Board of Directors as well as the School Council throughout the

implementation process.

5

With the process of conducting research on building a sustainable development scorecard at

the Industrial University of Ho Chi Minh City, the authors have achieved certain results

presented in the project as well as the product is a scientific article that has been published.

Published in Science and Technology Magazine No. 51 (3-2021)

6

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt được

1 Xây dựng bộ chỉ số cho thẻ

điểm phát triển bền vững –

nghiên cứu thực nghiệm tại

Trường đại học Công

nghiệp TP. HCM

Bài báo IUH Bài báo IUH

2

Ghi chú:

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính phí

thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo cáo.

(đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang cuối

kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)

3.2. Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Thời gian

thực hiện đề tài

Tên đề tài

Tên chuyên đề nếu là NCS

Tên luận văn nếu là Cao học

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học

Sinh viên Đại học

Ghi chú:

- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và bằng/giấy

chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận

văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)

IV. Tình hình sử dụng kinh phí

T

T

Nội dung chi

Kinh phí

được duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu đồng)

Ghi

chú

A Chi phí trực tiếp

1 Thuê khoán chuyên môn 22.02 22.02

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..

3 Thiết bị, dụng cụ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!