Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng tập thể sư phạm biết học hỏi theo quan điểm tqm tại phân hiệu đại học fpt đà nẵng
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1378

Xây dựng tập thể sư phạm biết học hỏi theo quan điểm tqm tại phân hiệu đại học fpt đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

XÂY DỰNG TẬP THỂ SƢ PHẠM BIẾT HỌC HỎI THEO

QUAN ĐIỂM TQM TẠI PHÂN HIỆU

ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 814 01 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH SƠN

Phản biện 1: PGS.TS. Võ Nguyên Du

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Giao

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Sư phạm vào ngày 15

tháng 05 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ, thế kỷ của kinh tế trí

thức, đòi hỏi mỗi người nỗ lực học tập không ngừng. Thế kỷ XXI là

thế kỷ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, nghiên cứu, phát triển và ứng

dụng, phổ biến khoa học công nghệ vào cuộc sống, đòi hỏi mỗi cá

nhân, tổ chức phải tích cực, sáng tạo vận động, học hỏi để vươn lên

đáp ứng yêu cầu, thách thức luôn thay đổi của thời đại.

Trong lĩnh vực GD&ĐT, việc xây dựng, phát triển văn hóa

của xã hội học tập nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng đang

thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý xã hội và giáo dục. Văn hóa

nhà trường trước hết phải là văn hóa của một tổ chức học tập không

ngừng và phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV. Để làm

được điều này, cần xây dựng nhà trường thành TCBHH. Việc xây

dựng trường học thành một môi trường văn hóa tích cực, một

TCBHH trên thực tế đã bước đầu được thúc đẩy ở nước ta. Điển

hình là cuộc vận động được phát động và hưởng ứng tích cực những

năm gần đây trong toàn ngành Giáo dục: “Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo

đức, tự học và sáng tạo”...

Xây dựng TTSPBHH của trường ĐH theo quan điểm TQM là

một lựa chọn có thể giải quyết vấn đề này. TQM là một tiếp cận

quản lý hiệu quả, đã đem lại nhiều thay đổi tích cực trong quản lý

doanh nghiệp, nhà trường trên thế giới. Nghiên cứu vận dụng quan

điểm TQM vào việc xây dựng TCBHH trong trường ĐH là hướng đi

2

tích cực, thiết thực với xu thế đổi mới quản lý hướng đến nâng cao

chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta.

Trong cộng đồng các trường ĐH nước ta, Phân hiệu Đại học

FPT Đà Nẵng là một cơ sở đào tạo công nghệ hàng đầu, luôn không

ngừng học tập, sáng tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

thế hệ tương lai của đất nước. Mỗi cán bộ, GV của nhà trường

không chỉ quan tâm đảm nhiệm tốt sứ mệnh giáo dục, đào tạo SV,

mà luôn không ngừng học tập, tự trang bị cho mình những kiến thức

mới ph hợp với xu thế phát triển của thời đại. Xây dựng TTSPBHH

theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng là việc

làm cần thiết, ph hợp hiện nay. Đây là con đường giúp tạo ra dấu

ấn riêng cho nhà trường, tiếp tục khẳng định sự tồn tại và ảnh hưởng

của học hiệu Đại học FPT nói riêng c ng thương hiệu của doanh

nghiệp FPT nói chung.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Xây dựng tập thể sư

phạm biết học hỏi theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT

Đà Nẵng ” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững của nhà trường trong giai đoạn hiện nay,

ph hợp với xu thế phát triển giáo dục của thời đại.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về xây dựng TTSP biết học hỏi theo quan

điểm TQM trong trường ĐH và đánh giá các điều kiện thực trạng

liên quan đến công tác này tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng; từ

đó đề xuất các biện pháp xây dựng TTSP biết học hỏi theo quan

điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng nhằm góp phần đảm

3

bảo bền vững chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác xây dựng TTSP của trường ĐH.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng TTSPBHH theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học

FPT Đà Nẵng

4. Giả thuyết khoa học

Công tác xây dựng TTSP của Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng

thời gian qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận tuy vẫn còn những

hạn chế, bất cập. Xây dựng TTSP của Phân hiệu trở thành TTSPBHH

theo quan điểm TQM là lựa chọn ph hợp với yêu cầu phát triển của

nhà trường hiện nay. Mục tiêu này sẽ được hiện thực hóa nếu triển

khai áp dụng đồng bộ các biện pháp đề xuất trong luận văn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng TTSPBHH theo

quan điểm TQM trong trường ĐH.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các điều kiện

xây dựng TTSPBHH theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học

FPT Đà Nẵng.

5.3. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xây dựng TTSPBHH

theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4

6.3. Phương pháp xử lý số liệu

7. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây

dựng TTSP của Phân hiệu với định hướng hình thành TCBHH theo

quan điểm TQM cho giai đoạn 2018 - 2023. Việc đánh giá sự cần

thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thực hiện bằng

phương pháp chuyên gia.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham

khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng TTSPBHH theo quan

điểm TQM trong trường ĐH.

- Chương 2: Thực trạng xây dựng TTSPBHH theo quan

điểm TQM tại Phân hiệu Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

- Chương 3: Biện pháp xây dựng TTSPBHH theo quan điểm

TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẬP THỂ

SƢ PHẠM BIẾT HỌC HỎI THEO QUAN ĐIỂM TQM

TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

1.1.2. Ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

5

a. Quản lý: là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới

đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành

viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt

nhất.

b. Quản lý giáo dục: QLGD là hệ thống những tác động có

mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm

cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của

Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa

Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ

trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về

vật chất”.

1.2.2. Quản lý nhà trƣờng

Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý

nhằm tập hợp và quản lý các hoạt động của giáo viên, học sinh và

các lực lượng GD khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực để

nâng cao chất lượng GD &ĐT trong nhà trường.

1.2.3. Tập thể sƣ phạm

Tập thể sư phạm là tổ chức của tập thể lao động sư phạm,

đứng đầu là Hiệu trưởng. TTSP liên kết các CBQl, NV và GV thành

một cộng đồng giáo dục có tổ chức có mục đích giáo dục thống

nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

của nhà trường.

1.2.4. Tổ chức biết học hỏi

“TCBHH là tổ chức mà ở đó mọi người luôn phát huy khả

năng tạo ra những kết quả mà họ thật sự mong muốn, là nơi nuôi

6

dưỡng những kiểu tư duy mới, có giá trị cao, là nơi tập thể mong

muốn tự do học tập, là nơi mà mọi người luôn biết c ng nhau hành

động vì lợi ích của cả tổ chức” .

1.2.5. Quan điểm TQM:

TQM là cách quản lý tổng thể về chất lượng dựa trên nền tảng

văn hóa của tổ chức. Tư tưởng của TQM, theo các nhà nghiên cứu, có

thể diễn đạt khái quát như sau:

- Thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng (hơn cả mong đợi

của họ).

- Cải tiến liên tục, cải tiến từng bước, hướng tới sự hoàn thiện.

- Chất lượng chỉ có thể đạt được nhờ sự tham gia tích cực,

hợp lực của tất cả các thành viên trong tổ chức.

- Sự thay đổi văn hóa của tổ chức (thúc đẩy đổi mới tổ

chức).

TQM không áp đặt tiêu chuẩn chất lượng từ bên ngoài, mà tạo

ra văn hóa chất lượng trong tổ chức, ở đó có sự tham gia tự nguyện

của mọi thành viên vào các quá trình cải tiến chất lượng, hướng tới

mục tiêu làm hài lòng khách hàng (đối tượng phục vụ) ở mức tốt

nhất có thể. Trong quan niệm về CLTT, tổ chức là thực thể luôn đổi

mới, biết học hỏi. Mọi thành viên trong tổ chức thường xuyên, liên

tục học hỏi để đổi mới cách làm, hướng đến thỏa mãn đối tượng

phục vụ hơn cả những mong đợi của họ.

1.3. Đặc điểm và sự phát triển của TTSP trƣờng Đại học

1.3.1. Đặc điểm cơ bản của TTSP trƣờng ĐH

a. Đặc điểm về mục tiêu:

7

Mục tiêu của TTSP trường ĐH thống nhất với mục tiêu của

GDĐH, đó là: Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;

có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành

nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng

yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

TTSP nhà trường đa dạng về cơ cấu tổ chức, bao gồm: các tổ

chức hành chính, tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể. Theo Điều

lệ Trường Đại học qui định tổ chức trường Đại học bao gồm: Hiệu

trưởng, hiệu phó, Văn phòng, các phòng ban chức năng, các khoa

chuyên môn, hội đồng trường và các hội đồng khác.

c. Đặc điểm về lao động sư phạm

Lao động của người GV, lao động sư phạm là loại hình lao

động đặc biệt, nó có đặc điểm chung của lao động trí óc.

d. Đặc điểm văn hoá của tập thể sư phạm

Văn hóa trong TTSP được xem là tổng thể những nét tinh

thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của các thành

viên trong TTSP đó. Văn hóa của TTSP thể hiện ở nhận thức, hành

vi và thái độ của các thành viên trong TTSP.

1.3.2. Sự phát triển của TTSP trƣờng ĐH

Sự phát triển của TTSP sẽ diễn ra ở các giai đoạn cơ bản sau:

giai đoạn hình thành. phân hóa, tập thể phát triển., phát triển cao hay

còn gọi là giai đoạn tự quản.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTSP

trƣờng ĐH

8

Trong quá trình hình thành và phát triển, TTSP của trường

ĐH sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: mục tiêu hoạt động của

TTS, quy mô của TTSP, chất lượng của các thành viên trong TTSP,

tác động của văn hóa tổ chức đến sự phát triển của TTSP.

1.4. Đặc trƣng và điều kiện hình thành TTSPBHH theo quan

điểm TQM trong trƣờng Đại học

1.4.1. Đặc trƣng của TTSPBHH theo quan điểm TQM

a. Đặc trưng cơ bản của TTSPBHH

Năm đặc trưng cơ bản: tư duy hệ thống, quan điểm tầm nhìn

chung được chia sẻ, hình thành và phát triển các nhóm, đội ham học

hỏi, chú trọng ý thức tự chủ, làm chủ của các thành viên, kiến tạo

bầu không khí dân chủ, thân thiện và có tính thách thức.

b. Đặc trưng cơ bản của TTSP theo quan điểm TQM

Các đặc trưng cơ bản của TTSP theo quan điểm TQM như

sau: quan điểm chất lượng tổng thể, đặc trưng định hướng bởi khách

hàng, tầm nhìn được chia sẻ dựa trên nền tảng văn hóa tổ chức, liên

kết và tối ưu hóa các quá trình trong chuỗi logic hợp lý , mở rộng

hợp tác tổ đội, phát huy sáng kiến của đội ngũ.

c. Đặc trưng của TTSPBHH theo quan điểm TQM

Các dấu hiệu cơ bản như: tính hệ thống, tổng thể, chia sẻ tầm

nhìn, văn hóa học hỏi, ý thức làm chủ, hình thành đội, nhóm ham

học hỏi và sáng tạo.

1.4.2. Điều kiện hình thành TTSPBHH theo quan điểm

TQM trong trƣờng ĐH

Các điều kiện hình thành TTSPBHH theo quan điểm TQM

9

như sau: sự lãnh đạo vững mạnh về chất lượng, tổ chức cấu trúc

theo chiều ngang, sự ủy quyền cho các thành viên, sự chia sẻ thông

tin, truyền thông, nền tảng văn hóa chất lượng mạnh mẽ.

1.5. Nội dung quản lý xây dựng TTSPBHH theo quan điểm

TQM trong trƣờng Đại học

1.5.1. Xác lập sự lãnh đạo kiên định về chất lƣợng và cơ

chế ủy quyền

Nhà trường phải xây dựng được tầm nhìn chung về chất

lượng, sự kiên định về chất lượng của người lãnh đạo không chỉ thể

hiện ở tính nhất quán trong quan điểm cá nhân. Bên cạnh đó, người

quản lý cấp trên cũng thực hiện việc uỷ quyền cho cấp dưới quyền

giải quyết công việc trong các trường hợp cụ thể thuộc quyền hạn

của mình.

1.5.2. Phát huy tinh thần tự chủ, thúc đẩy sáng tạo trong

đội ngũ

Môi trường dân chủ, tự chủ cao là mảnh đất tốt để ươm mầm các

sáng kiến đổi mới. Ở đó, mọi thành viên được đối xử công bằng và

tham gia dân chủ vào quyết định các vấn đề của nhà trường, mỗi thành

viên đều làm chủ công việc và hành động tự chủ, tự tin trên cơ sở hiểu

biết, mọi thành viên đều làm việc sáng tạo, không ngừng tìm tòi, cải

tiến, phát huy sáng kiến, các thành viên đều chủ động rèn luyện, tìm

kiếm cơ hội học tập và thúc đẩy nhau c ng học tập vươn lên.

1.5.3. Quy trình hóa các quá trình công việc, mở rộng hợp

tác nhóm

Lãnh đạo trường ĐH phải có chính sách thích hợp thúc đẩy,

10

động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để các thành viên trong

nhà trường tham gia tự giác, tự nguyện và có trách nhiệm cao vào

các quá trình công việc nhằm thực hiện hiệu quả các kế hoạch của

đơn vị, nhà trường. Hợp tác nhóm không chỉ giúp thực hiện có chất

lượng các quá trình, công việc của trường ĐH, hợp tác nhóm được

mở rộng giúp nhân lên gấp bội các sáng kiến cải tiến.

1.5.4. Quản lý chia sẻ thông tin, truyền thông về chất

lƣợng

Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển chất lượng của

trường ĐH được phổ biến và thấu hiểu trong đội ngũ thường xuyên

nhờ hệ thống thông tin, truyền thông. Nhà trường cần tạo lập một hệ

thống thông tin, truyền thông có hiệu lực, đơn giản, cập nhật và hiệu

quả; đảm bảo sự minh bạch, không có rào cản.

1.5.5. Xây dựng môi trƣờng văn hóa chất lƣợng trong nhà

trƣờng

Môi trường văn hoá chất lượng một trong những yếu tố quan

trọng quyết định sự bền vững của chất lượng và hiệu quả hoạt động

của trường ĐH. Lãnh đạo nhà trường cần tạo ra một môi trường sư

phạm lành mạnh, văn minh với cung cách, thói quen làm việc cộng

tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp hướng vào

nâng cao chất lượng các hoạt động sư phạm nhằm đem đến những

giá trị gia tăng cho sự phát triển của người học.

11

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TẬP THỂ SƢ PHẠM BIẾT

HỌC HỎI THEO QUAN ĐIỂM TQM TẠI PHÂN HIỆU ĐẠI

HỌC FPT ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát

2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát

2.1.5. Thời gian khảo sát

2.2. Khái lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trƣờng

2.2.2. Tình hình đảm bảo chất lƣợng giáo dục của nhà

trƣờng

2.2.3. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng

2.3. Thực trạng TTSP và công tác xây dựng TTSP của Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng

2.3.1. Quy mô, cơ cấu đội ngũ trong TTSP

2.3.2. Thực trạng chất lƣợng của đội ngũ (phẩm chất,

năng lực)

2.3.3. Thực trạng công tác xây dựng TTSP

2.4. Thực trạng hình thành các yếu tố ban đầu của TTSPBHH

theo quan điểm TQM của Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ về việc xây dựng

12

TTSPBHH theo quan điểm TQM

Ở mục 2.4.1 tác giả thực hiện khảo sát ở 4 nội dung: nhận

thức của đội ngũ về mục tiêu cần hướng đến trong xây dựng TTSP

tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng; mức độ cần thiết xây dựng tập

thể sư phạm trở thành tổ chức biết học hỏi và trở thành TCBHH theo

quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng; mức độ quan

tâm hiện nay của đội ngũ trong phân hiệu đến việc xây dựng TTSP ở

2 khía cạnh là trở thành TCBHH và TCBHH theo quan điểm TQM;

mức độ cần thiết của định hướng thoả mãn nhu cầu tối đa của khách

hàng (các đối tượng phục vụ tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng )

nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ về việc xây dựng

TTSPBHH theo quan điểm TQM.

2.4.2. Thực trạng hiện diện các đặc trƣng cơ bản của

TTSPBHH tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng

Về thực trạng sự hiện diện các đặc trưng cơ bản của

TTSPBHH tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng, tác giả tiến hành

khảo sát ý kiến CBQL, NV và GV qua 5 nội dung lớn: tư duy hệ

thống; quan điểm, tầm nhìn chung được chia sẻ; sự hình thành và

phát triển các nhóm, đội ham học hỏi; chú trọng ý thức tự chủ, làm

chủ của các thành viên và kiến tạo bầu không khí dân chủ, thân thiện

và có tính thách thức.

2.4.3. Thực trạng hiện diện các yếu tố điều kiện xây dựng

TCBHH theo quan điểm TQM tại Phân hiệu Đại học FPT Đà

Nẵng

Ở mục 2.4.3, tác giả khảo sát nội dung: sự lãnh đạo vững

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!