Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức Minh chứng phục vụ đánh giá cấp Chương trình đào tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3
PREMIUM
Số trang
226
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
727

Xây dựng sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức Minh chứng phục vụ đánh giá cấp Chương trình đào tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN

Giáo dục đại học luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Do đó, các trường đại học, trong quá trình thực hiện

sứ mệnh của mình phải luôn quan tâm đến hai vấn đề chính yếu đó chính là chất lượng

và trách nhiệm. Trong đó, chất lượng đề cập đến quá trình đảm bảo và cải tiến liên tục

của nhà trường nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng; còn trách nhiệm thể hiện sự

cam kết về chất lượng các dịch vụ đối với các bên liên quan như chính phủ, xã hội,

người học, và nhà tuyển dụng, ... Thật ra, chất lượng không phải là vấn đề mới, bởi nó

luôn là một phần của giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, nó trở nên quan trọng khi có sự

gia tăng về số lượng các trường đại học và sự đa dạng về chất lượng trong đào tạo đại

học trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Tại Việt Nam, đã có gần 200 chương trình đào tạo đại học được đánh giá công

nhận của các tổ chức quốc tế với các bộ tiêu chuẩn như: AUN – QA (ASEAN University

Network - Quality Assurance), ACBSP (Accreditation Council for Business Schools

and Programs - Hội đồng kiểm định đối với trường và các chương trình kinh doanh của

Hoa Kỳ, ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology – Hội đồng Kiểm

định Kỹ thuật và Công nghệ là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành

lập từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ), CTI (Uỷ ban Bằng Kỹ sư Pháp

- Commission des Titres d’Ingénieur - gọi tắt là Uỷ ban CTI). Trong đó, AUN – QA và

ACBSP là hai tổ chức quốc tế đánh giá các chương trình đào tạo đại học thuộc khối kinh

tế - quản lý. Việc công nhận của các tổ chức quốc tế đối với các chương trình đào tạo

đại học là bằng chứng cho sự hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM với mục tiêu phát triển tổng quát đến 2020

và định hướng đến 2030 là: Xây dựng trường đại học Ngân hàng TP.HCM thành một

đại học đa ngành khối kinh doanh và quản lý với ngành mũi nhọn là ngành tài chính -

ngân hàng đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Chính vì vậy, việc không ngừng cải tiến

chương trình đào tạo nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế cũng như

đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội luôn được Nhà trường

nhận thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên, nếu như việc đảm bảo và cải tiến chất lượng là

2

quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục bên trong nhà trường thì trách nhiệm

giải trình về chất lượng với các bên liên quan cần có sự chứng thực của một bên thứ ba

– đó là các tổ chức đánh giá/kiểm định chất lượng có uy tín của quốc gia, khu vực, hay

quốc tế.

Theo xu hướng toàn cầu hóa chung trên thế giới, nhiều tổ chức kiểm định đã được

thành lập để thực hiện mục tiêu kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục và đang có

những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, trong đó có hội

đồng kiểm định chất lượng của mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN (AUN￾QA). AUN-QA là mạng lưới chuyên trách về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đại

học của AUN (ASEAN University Network), được thành lập với nhiệm vụ thúc đẩy

hoạt động ĐBCL tại các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học

và hợp tác với các tổ chức trong khu vực và quốc tế vì lợi ích chung của cộng đồng

ASEAN. Đảm bảo chất lượng theo AUN-QA đã và đang được thừa nhận rộng rãi, có uy

tín và được rất nhiều trường đại học của các quốc gia thuộc khối ASEAN áp dụng. Do

đó, áp dụng đảm bảo chất lượng theo AUN-QA mang lại những lợi ích to lớn trong việc

nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của trường

Đại học Ngân hàng TP.HCM trong bối cảnh hội nhập; là cơ hội và là phương thức để

trường Đại học Ngân hàng TP.HCM giải trình với các bên liên quan, với xã hội về chất

lượng, hiệu quả hoạt động của mình. Hơn nữa, việc áp dụng đảm bảo chất lượng theo

AUN-QA phù hợp với đặc điểm của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vì chất lượng

đào tạo theo quan điểm của AUN phù hợp với quan điểm của trường Đại học Ngân hàng

TP.HCM trong định hướng phát triển. Chính vì vậy, sau khi 02 chương trình là Tài chính

và Ngân hàng được thành công váo năm 2019. Từ những thành công bước đầu đó,

trường tiếp tục những bước chuẩn bị để đánh giá ngoài 4 chương trình vào năm 2021,

tiến tới đánh giá Cơ sở đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN - QA. Đây là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Nhà trường đã được Đảng uỷ, Hội đồng trường và Ban

Giám hiệu quán triệt và nhận được sự đồng thuận cao trong các đơn vị của Trường. Hoạt

động này không chỉ nhằm khẳng định chất lượng đào tạo mà còn dần tiến tới việc xây

dựng chất lượng của một trường đại học hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, thực tiễn trong đánh giá 02 chương trình vào năm 2019 cho thấy, để

thực hiện quá trình đánh giá chất lượng theo chuẩn AUN-QA thành công cần trải qua

3

ba giai đoạn chính: tìm hiểu bộ tiêu chuẩn, viết báo cáo tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Trong đó, xây dựng báo cáo tự đánh giá là bước quan trọng nhất trong quá trình đảm

bảo chất lượng nhằm chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế tồn tại và là khởi đầu tốt cho

việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và xây dựng hệ thống đảm

bảo chất lượng bên trong hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn mà AUN-QA đặt ra. Với

những kinh nghiệm thực tiễn từ đánh giá thành công Chương trình đạo tạo đại học

chuyên ngành Tài chính, nhóm đã triển khai và đề xuất và thực hiện sáng kiến: "Xây

dựng sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức Minh chứng phục vụ

đánh giá cấp Chương trình đạo tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3.0" để thực

hiện nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu thực tiễn cho quá trình triển khai đánh giá

các chương trình của Trường trong thời gian tới.

2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG SÁNG KIẾN

Sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức Minh chứng phục vụ đánh

giá cấp Chương trình đạo tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3.0 được xây dựng

dựa trên các luận chứng khoa học sau:

1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA, phiên bản 3.0;

2. Trên cơ sở thực tiễn về xây dựng và tổ chức đào tạo các chuyên ngành của trường

đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh;

3. Kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng Báo cáo tự đánh giá; Tổ chức hệ thống minh

chứng; Tổ chức đánh giá thành công Chương trình đào tạo Chuyên ngành Tài chính

theo tiêu chuẩn AUN-QA.

3. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN

Mục tiêu của Sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức minh chứng

phục vụ đánh giá cấp Chương trình đạo tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3.0

nhằm hỗ trợ các Khoa trong trường chuẩn bị xây dựng báo cáo tự đánh giá để đánh giá

ngoài các Chương trình đào tạo theo AUN-QA trong năm 2021 theo kế hoạch đã đăng

ký.

4

4. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Sổ tay hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá và Tổ chức minh chứng phục vụ đánh

giá cấp Chương trình đạo tạo theo Tiêu chuẩn AUN-QA Phiên bản 3.0 bao gồm các nội

dung:

− Phần 1: Giới thiệu Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình và bộ tiêu chuẩn

theo AUN-QA Phiên bản 3.0

− Phần 2: Hướng dẫn viết Báo cáo tự đánh giá cấp Chương trình đào tạo theo bộ Tiêu

chuẩn AUN-QA Phiên bản 3.0

− Phần 3: Hướng dẫn Tổ chức hệ thống minh chứng đáp ứng yêu cầu đánh giá ngoài

của AUN-QA;

5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Giúp các Chương trình đào tạo của trường, đang thực hiện xây dựng Báo cáo tự

đánh giá và hệ thống minh chứng theo tiêu chuẩn AUN-QA chuẩn bị đánh giá gồm:

Chương trình Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng của khoa Sau đại học; Chương trình Cử

nhân Quản trị kinh doanh tổng hợp của khoa Quản trị kinh doanh; Chương trình cử nhân

Kế toán của khoa Kế toán – Kiểm toán; Chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế của khoa

Kinh tế Quốc tế tiết kiệm nguồn lực trong quá trình thực hiện.

5

Phần 1:

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO THEO AUN – QA PHIÊN BẢN 3.0 NĂM 2015

1.1Tổng quan về mô hình ĐBCL cấp chương trình đào tạo (CTĐT) theo AUN-QA

Để xây dựng, triển khai, duy trì và cải tiến chất lượng trong giáo dục đại học,

trường đại học cần thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL). Theo đó, ĐBCL

trong giáo dục đại học là “các quy trình quản lý và đánh giá một cách có hệ thống nhằm

giám sát hoạt động của các trường/tổ chức giáo dục đại học.” Mô hình ĐBCL cấp CTĐT

theo AUN-QA tập trung vào chất lượng của các hoạt động đào tạo ở những khía cạnh

sau: (1) Chất lượng đầu vào; (2) Chất lượng quá trình đào tạo; (3) Chất lượng đầu ra.

Phiên bản 3 của mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN-QA (Hình 1.1) bắt đầu từ

việc xác định nhu cầu của các bên liên quan. Các nhu cầu này được chuyển tải vào kết

quả học tập mong đợi. Phần ở giữa mô hình gồm có 4 dòng, trong đó dòng đầu tiên đề

cập đến cách thức chuyển tải kết quả học tập mong đợi vào CTĐT và cách thức đạt được

chúng thông qua phương thức dạy và học, hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên. Dòng

thứ hai xem xét đến chất lượng đầu vào, gồm chất lượng GV và đội ngũ cán bộ hỗ trợ,

chất lượng sinh viên, hoạt động hỗ trợ sinh viên, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Dòng

thứ ba đề cập đến việc nâng cao chất lượng chương trình, bao gồm thiết kế và phát triển

CTĐT, hoạt động dạy và học, hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên, chất lượng của

các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cơ sở vật chất và phản hồi của các bên liên quan. Dòng thứ

tư tập trung vào đầu ra của chương trình, bao gồm tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học, thời

gian tốt nghiệp trung bình, tình hình việc làm của SV tốt nghiệp, các hoạt động nghiên

cứu và sự hài lòng của các bên liên quan. Cột cuối cùng đề cập đến việc đạt được kết

quả học tập mong đợi và những thành quả của chương trình. Mô hình này kết thúc với

việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL, thực

hiện đối sánh để tìm ra các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất. Mô hình ĐBCL cấp CTĐT

theo AUN-QA phiên bản 3.0 bao gồm 11 tiêu chuẩn:

1.Kết quả học tập mong đợi

6

2. Mô tả CTĐT

3.Cấu trúc và nội dung CTĐT

4.Phương thức dạy và học

5.Kiểm tra, đánh giá SV

6.Chất lượng GV

7.Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ

8.Chất lượng SV và các hoạt động hỗ trợ SV

9.Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

10.Nâng cao chất lượng

11.Đầu ra

Hình 1. 1. Mô hình AUN-QA đối với cấp chương trình đào tạo (phiên bản 3.0)

Thang điểm 7 được sử dụng trong hoạt động đánh giá chất lượng theo bộ tiêu

chuẩn AUN-QA. Thang đo 7 điểm được mô tả dưới đây (Xem bảng 2). Để được cấp

giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA, các chương trình đào tạo phải đạt điểm

7

tối thiểu 4.0/7 và giấy chứng nhận này có giá trị trong 4 năm. Nhìn chung, điểm đánh

giá của các chương trình đào tạo trong khu vực nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.4.

Bảng 2. Thang điểm đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản 3.0.

Điểm Mô tả

1

Hoàn toàn không phù hợp, cần phải cải tiến ngay. Hoạt động ĐBCL được

triển khai không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn/tiêu chí. Không có kế

hoạch, tài liệu, minh chứng hay kết quả có sẵn. Cần thực hiện ngay các hoạt

động cải tiến

2

Không đạt, cần cải tiến. Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của tiêu

chuẩn/tiêu chí mới được triển khai ở bước lập kế hoạch hoặc chưa đầy đủ,

cần phải cải tiến nhiều. Có rất ít tài liệu, minh chứng về hoạt động này.

Thành quả của hoạt động ĐBCL còn hạn chế

3

Chưa đạt, cần có cải tiến nhỏ để đạt. Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu

của tiêu chuẩn/ tiêu chí đã được hoạch định và triển khai, tuy nhiên cần có

những cải tiến nhỏ để có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn/tiêu

chí. Có các văn bản liên quan đến hoạt động nhưng chưa có minh chứng rõ

ràng về việc áp dụng hiệu quả các văn bản đó. Thành quả của hoạt động

ĐBCL chưa nhiều hoặc chưa nhất quán

4

Đạt đúng như yêu cầu của tiêu chí. Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của

tiêu chuẩn/tiêu chí được triển khai đầy đủ và có đủ minh chứng về việc triển

khai. Thành quả của hoạt động ĐBCL nhất quán và phù hợp với mong đợi.

5

Đạt cao hơn yêu cầu của tiêu chí. Hoạt động ĐBCL được triển khai tốt

hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn/ tiêu chí. Minh chứng cho thấy hoạt động

được triển khai một cách hiệu quả. Hoạt động ĐBCL đạt kết quả tốt và có

xu hướng tiếp tục đi lên

6

Mẫu mực. Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn/tiêu chí

được coi là hình mẫu về chất lượng. Minh chứng cho thấy hoạt động này

được triển khai hiệu quả. Hoạt động ĐBCL đạt kết quả rất tốt và có xu

hướng tiếp tục đi lên

7

Xuất sắc (tầm quốc tế). Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của tiêu

chuẩn/tiêu chí được đánh giá xuất sắc hoặc đạt chuẩn quốc tế. Minh chứng

cho thấy hoạt động này được triển khai một cách sáng tạo. Hoạt động

ĐBCL đạt kết quả xuất sắc và có xu hướng cải tiến vượt trội

Nguồn: AUN (2015).

8

1.2 DIỄN GIẢI BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO AUN – QA PHIÊN BẢN 3.0 NĂM

2015

TIÊU CHUẨN 1: KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI (CĐR)

Tiêu chí Yêu cầu của Bộ tiêu

chuẩn

Những nội dung làm rõ Câu hỏi chuẩn đoán

Tiêu chí 1.1 Kết

quả học tập

(KQHT) mong

đợi được xây

dựng rõ ràng,

tương thích với

tầm nhìn và sứ

mạng của nhà

trường

Những KQHT mong đợi

được xây dựng với cấu

trúc rõ ràng và có nội

dung gắn kết với tầm nhìn

và sứ mệnh của nhà

trường

Những KQHT mong đợi được xây dựng trên

cơ sở cân nhắc và giúp phản ánh được tầm

nhìn và sứ mệnh của nhà trường. Tầm nhìn

và sứ mệnh của nhà trường phải rõ ràng,

khúc chiết và được cán bộ và người học biết

đến.

− Những KQHT mong đợi của

CTĐT/học phần?

− Cách thức xây dựng những KQHT

mong đợi này?

− Những KQHT mong đợi có phản ánh

tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường,

khoa hay bộ môn hay không?

− Thị trường lao động có đặt ra các yêu

cầu cụ thể mà người học tốt nghiệp từ

chương trình phải đáp ứng hay

không?

− Nội dung trong CTĐT được điều

Chương trình công bố những KQHT mong

đợi của người tốt nghiệp. Mỗi học phần và

bài học phải được thiết kế mạch lạc giúp đạt

được những KQHT tương ứng có sự gắn kết

với những KQHT mong đợi của chương

trình

9

Tiêu chí 1.2.

Kết quả học tập

mong đợi bao

gồm cả đầu ra

chuyên ngành

và đầu ra tổng

quát

Những KQHT mong đợi

bao gồm những kết quả

về chuyên môn lẫn phổ

quát (nghĩa là kỹ năng có

thể chuyển giao)

Chương trình được thiết kế bao gồm những

kết quả về chuyên môn có liên quan tới kiến

thức và kỹ năng chuyên ngành lẫn những kết

quả phổ quát (còn gọi là những kỹ năng có

thể chuyển giao) có liên quan tới mọi ngành,

nghĩa là các kỹ năng giúp giao tiếp qua đối

thoại và bằng văn bản, giải quyết vấn đề,

công nghệ thông tin, xây dựng tổ nhóm,…

chỉnh phù hợp với thị trường lao động

tới mức độ nào? Có hay không một hồ

sơ mô tả công việc được xác định rõ

ràng?

− Cách thức thông tin những KQHT

mong đợi tới cán bộ và người học?

− Những KQHT liệu có thể đo lường

được và đạt được hay không? Bằng

cách nào? Mức độ đạt được những

KQHT mong đợi?

− Những KQHT mong đợi có được rà

soát định kỳ hay không?

− Cách chuyển tải những KQHT mong

đợi thành những yêu cầu cụ thể đối

với người học tốt nghiệp từ chương

trình (về kiến thức, kỹ năng và thái độ

bao gồm cả thói quen tư duy)?

Tiêu chí 1.3.

Kết quả học tập

mong đợi phản

ánh rõ ràng yêu

cầu của các bên

liên quan

Những KQHT mong đợi

phản ánh rõ ràng yêu cầu

của các bên có liên quan

Chương trình cho thấy việc xây dựng những

KQHT mong đợi phản ánh được những đòi

hỏi và nhu cầu chính đáng của các bên có

liên quan

TIÊU CHUẨN 2: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

10

Tiêu chí Yêu cầu của Bộ tiêu

chuẩn

Những nội dung làm rõ Câu hỏi chuẩn đoán

Tiêu chí 2.1.

Thông tin cung

cấp trong bản

mô tả chương

trình đào tạo

đầy đủ và cập

nhật

Thông tin trong quy cách

chương trình (CTĐT)

phải đầy đủ và cập nhật

Nhà trường phải công bố và thông tin rộng

rãi cấu trúc, nội dung chương trình và học

phần (môn học) của CTĐT mình cung cấp,

trong đó có các thông tin chi tiết giúp các

bên có liên quan có sự lựa chọn một chương

trình dựa trên sự hiểu biết đầy đủ;

Cấu trúc, nội dung chương trình chứa đựng

cấu trúc, nội dung các học phần trong

chương trình giúp mô tả được những KQHT

mong đợi về các lãnh vực kiến thức, kỹ năng

và thái độ. Những tài liệu quy cách này giúp

người học hiểu biết phương pháp dạy và học

trong chương trình qua đó giúp đạt được

KQHT mong đợi; phương pháp kiểm tra

đánh giá qua đó thể hiện việc đạt được

KQHT mong đợi; và mối quan hệ trong toàn

bộ chương trình và giữa các thành tố học tập

− Những KQHT mong đợi có được

chuyển tải vào trong chương trình và

các học phần hay không?

− Những thông tin gì được đưa vào Cấu

trúc, nội dung chương trình và quy

cách học phần?

− Cấu trúc, nội dung học phần có được

chuẩn hóa trong toàn bộ chương

trình?

− Cấu trúc, nội dung CTĐT có được ban

hành và thông tin tới các BLQ?

− Quy trình nào giúp rà soát quy cách

chương trình và quy cách học phần?

Tiêu chí 2.2.

Thông tin cung

cấp trong bản

mô tả môn học

đầy đủ và cập

nhật

Thông tin trong quy cách

học phần (Môn học) phải

đầy đủ và cập nhật

Tiêu chí 2.3.

Bản mô tả

CTĐT và bản

Quy cách chương trình và

quy cách học phần được

thông tin đến và trình bày

11

mô tả môn học

được công bố

công khai và

các bên liên

quan dễ dàng

tiếp cận

sẵn cho các BLQ trong chương trình

TIÊU CHUẨN 3: CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tiêu chí Yêu cầu của Bộ tiêu

chuẩn

Những nội dung làm rõ Câu hỏi chuẩn đoán

Tiêu chí 3.1

CTĐT được

thiết kế dựa

trên nguyên tắc

đảm bảo

“tương thích có

định hướng”

với KQHTMĐ

Chương trình môn học

được thiết kế dựa trên

nguyên lý kiến tạo đồng

bộ với những KQHT

mong đợi

Cấu trúc, nội dung môn học, phương pháp

dạy và học và hoạt động kiểm tra đánh giá

người học tuân thủ cấu trúc kiến tạo đồng bộ

giúp đạt được những KQHT mong đợi.

− Cấu trúc, nội dung chương trình giáo

dục có phản ánh những KQHT mong

đợi?

− Cách thức cấu trúc các học phần trong

chương trình sao cho có sự gắn kết và

mối quan hệ liền lạc giữa các học

phần cơ sở và các học phần chuyên

sâu để chương trình môn học trở

12

Tiêu chí 3.2

Mức độ đóng

góp của mỗi

môn học vào

việc đạt được

kết quả học tập

mong đợi được

xác định rõ

ràng

Mỗi học phần (môn học)

trong chương trình môn

học có sự đóng góp rõ

ràng giúp đạt được những

KQHT mong đợi

Cấu trúc, nội dung môn học môn học được

thiết kế giúp đáp ứng những KQHT mong

đợi qua đó thể hiện rõ ràng vai trò của từng

môn học trong việc góp phần (giúp người

học) đạt được những KQHT mong đợi của

chương trình.

thành một khối thống nhất?

− Sự cân đối thích hợp giữa các học

phần chuyên môn và các học phần

không chuyên môn?

− Quy trình và cách thức cập nhật nội

dung chương trình?

− Cơ sở xây dựng cấu trúc, nội dung

CTĐT như vậy?

− Cấu trúc CTĐT có thay đổi trong

những năm vừa qua hay không? Nếu

có thay đổi thì lý do là gì?

− Chương trình có thúc đẩy sự đa dạng,

trao đổi người học và/hoặc giáo dục

xuyên biên giới hay không?

− Có sự lô-gíc trong mối quan hệ giữa

các học phần cơ sở, học phần nâng

cao, và học phần chuyên sâu trong

nhóm các học phần bắt buộc và nhóm

các học phần tự chọn hay không?

− Khoảng thời gian đào tạo?

Tiêu chí 3.3.

CTĐT được xây

dựng với cấu

trúc và trình tự

hợp lý, có sự

gắn kết giữa

các môn học và

mang tính cập

nhật

Chương trình môn học

hợp lý về cấu trúc, trình

tự, gắn kết và cập nhật

Cấu trúc, nội dung môn học môn học được

thiết kế sao cho nội dung chuyên môn có cấu

trúc, trình tự, và sự gắn kết hợp lý;

Cấu trúc, nội dung môn học môn học cho

thấy rõ ràng mối quan hệ và sự tiến triển của

các học phần cơ bản, nâng cao, và chuyên

sâu;

Cấu trúc, nội dung môn học môn học có cấu

trúc linh hoạt đủ để người học có thể theo

đuổi một lãnh vực chuyên môn và có thể tích

13

hợp các thay đổi và diễn biến mới nhất trong

lãnh vực này;

Cấu trúc, nội dung môn học môn học được

định kỳ rà soát giúp đảm bảo duy trì được sự

phù hợp và cập nhật

− Thời gian và trình tự của từng học

phần? Có lô-gic hay không?

− Cơ sở đối sánh nào giúp thiết kế

CTĐT và các học phần?

− Cách thức nào giúp sự lựa chọn việc

dạy và học và các phương pháp kiểm

tra đánh giá người học có sự đồng bộ

với những KQHT mong đợi?

TIÊU CHUẨN 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

Tiêu chí Yêu cầu của Bộ tiêu

chuẩn

Những nội dung làm rõ Câu hỏi chuẩn đoán

Tiêu chí 4.1.

Triết lý giáo

dục được trình

bày rõ ràng và

phổ biến đến tất

Triết lý giáo dục được

tuyên ngôn mạch lạc và

thông tin tới tất cả các bên

liên quan

Triết lý giáo dục của nhà trường tuyên bố

được cách tiếp cận trong dạy và học. Triết lý

giáo dục có thể được định nghĩa là một hệ

thống các tư tưởng liên quan có ảnh hưởng

đến nội dung và phương pháp giảng dạy.

Triết lý giáo dục này xác định rõ mục đích

− Có hay không một triết lý giáo dục?

− Sự đa dạng trong môi trường học

tập có được thúc đẩy hay không,

bao gồm chương trình trao đổi (tín

chỉ/người học)?

14

cả các bên liên

quan

giáo dục, vai trò của giảng viên và người

học, nội dung dạy và phương pháp dạy.

− Việc giảng dạy do các khoa/bộ môn

khác thực hiện (trong chương trình)

có đem lại sự hài lòng hay không?

− Các phương pháp dạy và học có

đồng bộ với những KQHT mong

đợi?

− Công nghệ được sử dụng trong dạy

và học như thế nào?

− Cách thức đánh giá cách tiếp cận

trong dạy và học? Những phương

pháp dạy và học đã lựa chọn có phù

hợp với những KQHT mong đợi

của học phần? Các phương pháp

liệu có đủ nhiều?

− Có hay không những hoàn cảnh gây

cản trở việc sử dụng các phương

pháp dạy và học mong muốn (đơn

cử như sĩ số người học, cơ sở hạ

tầng, kỹ năng sư phạm…)?

Tiêu chí 4.2.

Các hoạt động

dạy và học

được xây dựng

theo nguyên tắc

“tương thích có

định hướng”

nhằm đảm bảo

việc đạt được

kết quả học tập

mong đợi

Hoạt động dạy và học dựa

trên nguyên lý kiến tạo

đồng bộ giúp đạt được

những KQHT mong đợi

Học tập chất lượng được hiểu là người học

có sự tham gia vào việc tích cực xây dựng

các kiến thức và khái niệm chứ không phải

chỉ có sự truyền đạt từ giảng viên. Đó là cách

tiếp cận trong học tập nhằm kiếm tìm kiến

thức và đạt được trí tuệ;

Học tập chất lượng cũng lệ thuộc phần lớn

vào cách tiếp cận của người học trong học

tập. Cách tiếp cận này lại lệ thuộc những

khái niệm của người học về việc học, kiến

thức của người học về việc học của bản thân,

và các chiến lược học tập mà người học lựa

chọn sử dụng;

Nhằm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong

học tập, những giáo viên nên: tạo ra môi

trường dạy và học giúp các cá nhân tham gia

có trách nhiệm vào tiến trình học; và cung

15

cấp chương trình học linh hoạt và giúp người

học có các lựa chọn có ý nghĩa về nội dung

chuyên môn, lộ trình học tập, phương pháp

tiếp cận việc đánh giá và những phương thức

và giai đoạn học tập

− Thời điểm nào người học được tiếp

cận lần đầu với NCKH?

− Mối quan hệ tương tác giữa giáo

dục và nghiên cứu được thể hiện

như thế nào trong CTĐT và Cách

thức giúp ứng dụng các kết quả

nghiên cứu vào chương trình?

− Hoạt động đào tạo thực tế (hiểu là

thực hành/thực tập/thực tế) là một

bộ phận bắt buộc hay tùy chọn

trong CTĐT? Số lượng tín chỉ phân

bổ cho các hoạt động đào tạo thực

tế này? Mức độ đào tạo thực tế

và/hoặc phục vụ cộng đồng có thỏa

đáng hay không? Có các trở ngại gì

trong hoạt động đào tạo thực tế hay

không? Nếu có thì nguyên nhân là

gì? Cách thức giúp đánh giá kết quả

đào tạo thực tế?

− Các cộng đồng ngoài trường nhận

Tiêu chí 4.3.

Hoạt động dạy

và học thúc đẩy

học tập suốt đời

Hoạt động dạy và học

tăng cường việc học tập

suốt đời

Cách tiếp cận trong dạy và học nên thúc đẩy

việc học, sự hiểu biết phương pháp học và

giúp làm cho người học thấm nhuần cam kết

học tập suốt đời (nghĩa là cam kết đối với

việc truy vấn có phán xét, những kỹ năng xử

lý thông tin, sự sẵn lòng trải nghiệm các ý

tưởng và thực hành mới lạ…)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!