Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh - hoa kiểng ở tp. hồ chí minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1510

Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh - hoa kiểng ở tp. hồ chí minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC

------------    ------------

Nguyễn Thị Thanh Tâm

XÂY DỰNG SỔ TAY ĐIỆN TỬ VỀ CÂY

XANH – HOA KIỂNG Ở TP.HCM PHỤC VỤ

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN VÀ QUY HOẠCH

CÂY XANH ĐÔ THỊ

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60 42 60

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. CHẾ ĐÌNH LÝ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

CSDL Cơ sở dữ liệu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng

cao thì những nhu cầu vui chơi giải trí và đòi hỏi về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng cao. Nhu

cầu tạo lập, xây dựng, thiết kế những cảnh quan và hoa viên đẹp giúp đem đến những tiểu cảnh

xanh mang tính nhân tạo cho con người là nhu cầu có thực. Để thiết kế được những tiểu cảnh đẹp

người thiết kế cần có những hiểu biết về các nguyên lý trong thiết kế, cách bố trí không gian đặc

biệt là cách thức lựa chọn vật liệu thiết kế trong đó có thực vật cảnh sao cho phù hợp với không gian

và điều kiện sinh thái nơi trồng. Việc lựa chọn loài thực vật cảnh phù hợp phải dựa trên rất nhiều

tiêu chí như hình dạng, màu sắc, kết cấu, nhu cầu sinh thái… mà cách tra cứu thông thường sẽ mất

nhiều thời gian và công sức. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép thiết lập

những công cụ tra cứu thông tin rất hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa

kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) phục vụ thiết kế cảnh quan là việc làm hết sức cần thiết.

Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thiết kế một công cụ tra cứu cây xanh hoa kiểng đáp ứng được

yêu cầu của người thiết kế cảnh quan hoa viên.

Đề tài “Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ

thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

chuyên ngành Sinh thái học để nhằm giải quyết vấn đề trên. Nội dung luận văn cố gắng giải đáp các

câu hỏi sau:

Nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử của người thiết kế cảnh quan hoa viên như thế nào?

Cơ cấu thành phần cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những thành phần

nào?

CSDL cây xanh hoa kiểng cần có những mục thông tin nào?

Sổ tay điện tử - công cụ dùng để tra cứu phải được thiết kế như thế nào để khai thác thông tin

từ CSDL một cách hiệu quả?

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng sổ tay điện tử tra cứu về cây xanh hoa kiểng phục vụ công tác

thiết kế hoa viên và thiết kế cảnh quan.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Khảo sát và phân tích nhu cầu tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng của người thiết

kế cảnh quan và các bên có liên quan.

- Khái quát và phân tích thành phần loài thực vật hiện có tại Tp.HCM phục vụ xây dựng

CSDL.

- Xây dựng và phân tích chi tiết cấu trúc của CSDL.

- Xây dựng sổ tay điện tử phục vụ tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng.

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về Tp.HCM và hệ thống cây xanh đô thị

1.1.1. Tổng quan về Tp.HCM

1.1.1.1. Vị trí địa lý

Tp.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 100

22’ – 110

10’ vĩ độ bắc và 1060

22’ –

1070

02’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp 2 tỉnh Đồng Nai và Bình

Dương, phía Tây giáp tỉnh Long An.

Tổng diện tích của Tp.HCM là 2.056 km2

. Vùng đô thị với 140 km2

bao gồm 19 quận.

Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2

, bao gồm 5 huyện với 98 xã. Khoảng cách từ trung

tâm thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km

đường bộ.

Hình 1.1 Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: http://planic.org.vn)

1.1.1.2. Địa hình

Tp.HCM có độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Địa hình Tp.HCM

khá bằng phẳng , dốc thoai thoải nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình

Tp.HCM có thể chia làm 4 dạng chính:

- Dạng gò đồi lượn sóng, cao nhất ở Bắc Củ Chi, rồi đến Hóc Môn, Thủ Đức, độ cao

chênh từ 5 – 35 m.

- Dạng tương đối bằng phẳng ở Nam Bình Chánh, một phần Nhà Bè,

ven sông Sài Gòn, độ cao chênh từ 1 – 2 m.

- Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc Cần Giờ,

một phần nhỏ Thủ Đức, độ cao từ 0,5- 1 m.

- Dạng thấp, mới hình thành ven biển ở Cần Giờ, độ cao từ 0–1 m.

1.1.1.3. Thủy văn

Tp.HCM là nơi thủy hợp của 2 con sông lớn miền Đông Nam Bộ. Sông Sài Gòn chảy

giữa thành phố và sông Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đông. 2 sông này đều có nhiều kênh

rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng của giao động bán nhật triều rất rõ rệt. Về chất

lượng nước có thể chia làm 3 khu vực:

- Vùng nước ngọt (độ mặn < 4‰) ở huyện Củ Chi.

- Vùng nước lợ ở xã Bình Mỹ, Phước Long (Thủ Đức), từ kênh An Hạ tới xã Bình Khánh

huyện Cần Giờ.

- Vùng nước mặn (độ mặn > 18‰) ở các xã khác của Cần Giờ.

1.1.1.4. Khí hậu

Tp.HCM có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ trung bình khoảng

27o

C - 29o

C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không quá 5o

C.

Lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm với độ ẩm trung bình khoảng 75-80%.

Tp.HCM có 2 mùa trong năm; mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô vào

khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hai hướng gió chính là gió Tây - Tây Nam thổi từ

tháng 5 đến tháng 10 và gió Bắc - Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2286 giờ như vậy mỗi ngày khoảng 6,3 giờ nắng.

Lượng bốc hơi tương đối lớn: 1399 mm/năm, bình quân tháng trong mùa mưa là 2–3 mm/ngày

và tháng mùa khô là 5–6 mm/ngày.

1.1.1.5. Đất đai

Tp.HCM có 6 nhóm đất đai chính bao gồm:

- Nhóm đất phù sa bị nhiễm phèn chủ yếu ở Bình Chánh, một số ở Hóc Môn, Củ Chi.

- Nhóm đất xám và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ chủ yếu ở vùng gò đồi Củ Chi,

Hóc Môn, Thủ Đức, Bắc Bình Chánh.

- Nhóm đất phèn trung bình và đất phèn nhiều ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông

Đồng Nai, Bắc Cần Giờ.

- Nhóm cát ven biển ở Cần Giờ.

- Nhóm các loại đất khác phần lớn bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

1.1.1.6. Các vùng sinh thái

Do điều kiện tự nhiên đặc biệt đã hình thành trước kia ở Tp.HCM các hệ sinh thái rừng

khá đa dạng bao gồm:

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ trước đây có ở Củ Chi, Thủ

Đức, ngày nay bị tàn phá gần hết. Ở Củ Chi trước đây có cả kiểu rừng kín thường xanh hay

rụng lá của các cây họ Dầu, họ Đậu, họ Tử Vi có thể xem tương tự như kiểu rừng ẩm vùng Sa

Mát, Cà Tum của Tây Ninh. Ở Thủ Đức với các loài cây còn sót lại trong công viên Suối Tiên

hay các cây sống lẻ quanh các chùa, miếu thì hầu như có dấu vết của kiểu rừng ẩm điển hình

Đông Nam Bộ giống như Mã Đà (Đồng Nai).

- Hệ sinh thái đất phèn còn dấu vết của rừng Tràm nhỏ ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn,

Nhà Bè với các chồi dạng cây bụi (gốc có thể rất lớn) hoặc rừng Tràm trồng ở Tân Tạo.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ khá phong phú và rộng lớn, điển hình cho hệ

thực vật ngập nước mặn của miền Nam Việt Nam. Cả rừng trồng, rừng tự nhiên và hỗn giao

đều mang nặng dấu ấn của các kiểu rừng mưa nhiệt đới vùng duyên hải [5].

1.1.2. Tình hình phân bố mảng xanh đô thị

1.1.2.1. Vai trò của mảng xanh trong môi trường sống

Vai trò của mảng xanh trong môi trường đô thị có thể tóm tắt trong bốn nhóm công

dụng:

- Mảng xanh giúp cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt độ, ngăn và giữ các khí độc từ các khu

công nghiệp, điều hòa độ ẩm không khí.

- Mảng xanh giúp hạn chế xói lở, điều hòa mức thủy cấp, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt,

hạn chế tiếng ồn.

- Mảng xanh có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan

trong đó hoa, cây cảnh là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế.

- Mảng xanh còn cung cấp gỗ, củi, là nơi bảo tồn nguồn gen thực vật, tạo ra các khu vui

chơi, giải trí, sinh hoạt, thư giãn cho người lớn và trẻ em. [11]

1.1.2.2. Tình hình phân bố mảng xanh ở Tp.HCM

Theo Công ty Công viên Cây xanh TPHCM, hiện nay tổng diện tích cây xanh đô thị là

35.299,62 ha, chiếm khoảng 16,8% tổng diện tích toàn thành phố. Tính bình quân, diện tích

cây xanh trên mỗi đầu người chưa tới 3m2

. Trong đó, có khoảng 1.771,1 ha cây xanh sử dụng

công cộng (công viên, vườn hoa,…); 699,48 ha cây xanh sử dụng hạn chế (trong các khu chức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!