Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động về giáo dục môi trường/giáo dục vì phát triển bền vững cho trung tâm học cộng đồng tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
------------***-------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG/
GIÁO DỤC VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TỈNH THÁI NGUYÊN
MÃ SỐ: B2006 – 38 – 03
CHỦ NHIỆM: THS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG
7376
25/5/2009
HÀ NỘI 2009
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 Nguyễn Thị Kim Dung Chủ nhiệm
2 Nguyễn Thị Chi Thư kí
3 Đoàn Thuý Hạnh
4 Ngô Hiền Tuyên
Thành viên
5 Nguyễn Đăng Tùng Cộng tác viên
Trung tâm Nghiên cứu
Công nghệ giáo dục
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Trung tâm Học tập cộng đồng La Hiên, huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm Học tập cộng đồng Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI BẰNG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH
1-4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 5
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 5
II. MỤC TIÊU 9
III. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
V. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU 12
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG 12
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm công cụ 13
1.1.1. Mô hình 13
1.1.2. Giáo dục môi trường, giáo dục vì phát triển bền vững 14
1.1.3. Giáo dục cho mọi người 19
1.1.4. Trung tâm học tập cộng đồng 20
1.1.5. Mô đun 21
1.2. Chủ trương phát triển giáo dục thường xuyên – giáo dục
không chính quy và mô hình trung tâm học tập cộng đồng của
Chính phủ Việt Nam
22
1.2.1. Các văn bản, Nghị quyết của Quốc hội 22
1.2.2. Các văn bản, Nghị quyết của Đảng 23
1.2.3. Các văn bản của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo 24
1.2.4. Kế hoạch phát triển giáo dục thường xuyên đến năm 2010 của
Chính phủ và Ngành Giáo dục và Đào tạo
25
1.3. Khái quát về tình hình phát triển của trung tâm học tập cộng
đồng ở Việt Nam
27
1.3.1. Tình hình phát triển trung tâm học tập cộng đồng 27
1.3.2. Tại hai trung tâm học tập cộng đồng chọn làm thí điểm 30
1.4. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu tiếp nhận của cộng đồng dân cư 31
thuộc hai trung tâm học tập cộng đồng thí điểm
1.4.1. Đặc điểm chung của cộng đồng 31
1.4.2. Đặc điểm tâm lý của thiếu niên, nhi đồng sinh hoạt hè tại
trung tâm học tập cộng đồng
33
1.5. Tổng quan về trung tâm học tập cộng đồng trong khu vực 36
1.5.1. Khuyến nghị của Hội đồng Quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 36
1.5.2. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng đặc trưng của một số
nước
38
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 44
2.1. Chỉ đạo của ngành Giáo dục và đào tạo đối với việc xây dựng
và phát triển loại hình giáo dục thường xuyên – giáo dục không
chính quy và trung tâm học tập cộng đồng
44
2.1.1. Về hệ thống quản lý và phối hợp thực hiện 44
2.1.2. Về cơ sở giáo dục 45
2.1.3. Về phát triển mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng 46
2.1.4. Công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển trung tâm học tập
cộng đồng
46
2.2. Thực trạng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng 47
2.2.1. Tổ chức các mô hình hoạt động phục vụ nhu cầu học tập của
cộng đồng
47
2.2.2. Về học liệu 51
2.3. Thực trạng hoạt động và nhu cầu tiếp nhận mô hình tổ chức
hoạt động giáo dục môi trường/giáo dục vì phát triển bền vững
của hai trung tâm được chọn làm thí điểm
51
III. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG/GIÁO DỤC VÌ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CHO TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TỈNH
THÁI NGUYÊN
55
3.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình 55
3.2. Mục tiêu của mô hình 56
3.3. Nội dung của mô hình 56
3.3.1. Chương trình, nội dung 56
3.3.2. Phương pháp thực hiện mô hình 57
3.3.3. Kết quả thực nghiệm 58
3.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện 69
3.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động 69
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
I. KẾT LUẬN 70
II. KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CÁC MÔ ĐUN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG/
GIÁO DỤC VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TRUNG TÂM HỌC
TẬP CỘNG ĐỒNG
75
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CHIẾN DỊCH THI VIẾT, VẼ,
SƯU TẦM, SÁNG TÁC TRANH ẢNH CÓ NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG CỦA 2 TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
220
PHỤ LỤC 3: PHIẾU HỎI DÀNH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
223
Chữ kí của Chủ nhiệm và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan chủ trì
nhiệm vụ
230
Bản sao Thuyết minh Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ đã được
phê duyệt
231
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
HTCĐ Học tập cộng đồng
GDCMN Giáo dục cho mọi người
GDCQ Giáo dục chính quy
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDKCQ Giáo dục không chính quy
GDKNS Giáo dục kỹ năng sống
GDMT Giáo dục môi trường
GDNL Giáo dục người lớn
GDPCQ Giáo dục phi chính quy
GDPTBV Giáo dục vì phát triển bền vững
GDQD Giáo dục quốc dân
GDTX Giáo dục thường xuyên
GV Giáo viên
KCQ Không chính quy
NFUAJ Hiệp hội Quốc gia các tổ chức UNESCO Nhật Bản
PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
XMC Xoá mù chữ
1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài: Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động về Giáo dục môi trường/Giáo dục
vì phát triển bền vững cho trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Thái Nguyên.
Mã số: B2006 – 38 – 03
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Kim Dung Tel: 04 8327743
Email: [email protected]
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội;
Sở Giáo dục và Đào Tạo Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Hỷ,
Phòng Giáo dục và Đào tạo Võ Nhai ;
Trung tâm học tập cộng đồng Sông Cầu và trung tâm học tập cộng đồng La Hiên,
tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2006 đến tháng 5/2008
1. Mục tiêu của đề tài:
Xác định được những cơ sở khoa học nhằm xây dựng mô hình tổ chức hoạt
động về Giáo dục môi trường/Giáo dục vì phát triển bền vững cho trung tâm học
tập cộng đồng phù hợp với thực tiễn hoạt động phục vụ cộng đồng của loại hình
giáo dục thường xuyên; Phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận của
cộng đồng dân cư, đáp ứng được nhu cầu học tập tại chỗ của đông đảo nhân dân.
2
Trên cơ sở đó góp phần hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo cùng chính quyền các
cấp tỉnh Thái Nguyên về phương pháp chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng
hoạt động.
2. Nội dung nghiên cứu chính:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau :
- Xác định cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động
GDMT/GDVPTBV cho trung tâm HTCĐ tỉnh Thái Nguyên;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các trung tâm HTCĐ tỉnh Thái
Nguyên và nhu cầu của cộng đồng về mô hình tổ chức hoạt động
GDMT/GDVPTBV;
- Đề xuất định hướng xây dựng mô hình hoạt động GDMT/GDVPTBV cho
trung tâm HTCĐ và tổ chức thực nghiệm.
3. Kết quả nghiên cứu đạt được:
- Cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động
GDMT/GDVPTBV cho trung tâm HTCĐ tỉnh Thái Nguyên;
- Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động
GDMT/GDVPTBV cho trung tâm HTCĐ tỉnh Thái Nguyên;
- Định hướng xây dựng mô hình tổ chức hoạt động GDMT/GDVPTBV cho
trung tâm HTCĐ tỉnh Thái Nguyên.
3
SUMMARY
Project Title: Developing activity model on Environmental Education
(EE)/Education for Sustainable Development (ESD) in the
Community Learning Centre (CLC) in Thai Nguyen province.
Code number: B2006 – 38 – 03
Coordinator: MA. Nguyen Thi Kim Dung Tel: 04 383 27743
E-mail: [email protected]
Implementing Institution: Research Center of Educational Technology
Cooperating Institution:
- Institute for Environmental Science and Technology – Hanoi University of
Technology.
- Thai Nguyen Department of Education & Training (DOET), Dong Hy and
Vo Nhai sub-DOETs.
- Song Cau and La Hien CLCs in Thai Nguyen province.
Duration: from May 2006 to May 2008
1. Objectives: To identify the scientific base with an aim to develop the
activity model on EE/ESD in CLC which suitable with the actual activities in a
form of continuing education as well as the psychological characteristics and the
acceptability of the people. Besides, the project has also made contribution to
support the DOET and local authority on the management method of CLCs in the
province.
4
2. Main contents:
Identifying a theoretical base in the development of activity model on
EE/ESD in the CLC in Thai Nguyen province;
Undertaking field survey to evaluate on the activities of the CLCs and the
community needs on the EE/ESD activity model in Thai Nguyen province;
Proposing the orientation on EE/ESD activity model in CLCs and
implementing experimental teaching.
3. Results obtained:
Giving out the theoretical base in the development of activity model on
EE/ESD in the CLC in Thai Nguyen province
Giving out the practical base in the development of activity model on
EE/ESD in the CLC in Thai Nguyen province
Making orientation on the activity model on EE/ESD in CLCs in Thai
Nguyen province.
5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những thách thức của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá
- Hiện đại hoá và chủ trương phát triển loại hình Giáo dục không chính
quy của Chính phủ
Sau 20 năm đổi mới, Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn:
Quy mô giáo dục mở rộng, các hình thức giáo dục được đa dạng hóa, cơ sở vật chất
được nâng cấp, chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu, trình độ dân
trí được nâng cao, … Nh−ng bên cạnh đó, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam
còn đang đứng trước nhiều khó khăn. Trường lớp còn thô sơ, trang thiết bị nghèo
nàn lạc hậu, giáo trình thiếu cập nhật, trình độ giáo viên chưa cao và chưa được
quan tâm đúng mức. Đặc biệt số người có cơ hội được học tập thường xuyên, học
tập suốt đời, được tiếp cận với các chương trình giáo dục kĩ năng sống còn hạn chế,
nhất là phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số, những người sống ở vùng khó
khăn về kinh tế, xã hội và điều kiện địa lí. Rất nhiều thanh, thiếu niên có nhu cầu
học tập nhưng không có điều kiện học trong các trường lớp chính quy, nhÊt là ở các
vùng nông thôn, miền núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Điều này
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
Như vậy nếu chỉ có hệ thống giáo dục nhà trường chính quy chắc chắn
không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa cũng như học nghề
của nhân dân trên mọi vùng miền của đất nước.Vì vậy Đảng, chính phủ Việt Nam
đã nêu ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, trong đó nhấn mạnh đến
6
chủ trương cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân và đa dạng hoá các loại hình
giáo dục như: tập trung và không tập trung, chính qui và không chính qui, học từ
xa, ... Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương khóa IX nêu rõ: Phát triển
giáo dục không chính quy,, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn
với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Chính phủ đã quyết định
nhân rộng mô hình trung tâm học tập cộng đồng - một loại hình giáo dục mới xuất
hiện tại Việt Nam tới các địa phương. Những trung tâm này sẽ có chức năng như là
một địa điểm phục vụ cho nhu cầu học tập tại chỗ và cần gì học nấy của nhân dân.
1.2. Sự ra đời của các trung tâm học tập cộng đồng với những khó khăn,
thuận lợi
Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Giáo dục Khoa học và
Văn hoá của Liên hợp quốc tại Bangkok và Hiệp hội Quốc gia các tổ chức
UNESCO Nhật Bản, ngay từ những năm 90 của thế kỷ 20, một số trung tâm HTCĐ
đã được thực hiện thí điểm tại Việt Nam, mở đầu là ở một số tỉnh/thành như: Hà
Nội, Hoà Bình, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang, Lào Cai, Tiền Giang, Kon Tum
và Vĩnh Phúc. Sau đó bằng nhiều dự án, các trung tâm HTCĐ nhanh chóng được
xây dựng và phát triển trên nhiều tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Đến năm
2007, sau gần 10 năm, cả nước đã có hơn 7000 trung tâm HTCĐ được thành lập,
chiếm 2/3 tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Đặc biệt, đến tháng 8/2008
cả nước có 9.010 trung tâm HTCĐ chiếm 81,93% tổng số xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, vì là mô hình giáo dục mới nên hầu hết các trung tâm HTCĐ còn
nhiều bất cập cả về quản lý nhà nước, cơ sở vật chất và về chương trình nội dung
hoạt động. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần đưa ra dự thảo quy chế hoạt động
cho các trung tâm HTCĐ, nhưng Quy chế tổ chức và hoạt động cho các trung tâm
7
HTCĐ mới được ban hành vµo th¸ng 4 n¨m 2008. Điều này gây rất nhiều khó khăn
cho quá trình triển khai hoạt động của loại hình giáo dục mới này trong gần 10 năm
qua.
1.3. Thực tế ở Thái Nguyên trong quá trình xây dựng và phát triển các trung
tâm học tập cộng đồng
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 24 tháng 8 năm 1999 của Bộ Chính trị
(khoá VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt
Nam; Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị (khoá X)
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập, trong những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền trong toàn
tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, động viên nhân dân tham gia học tập. Đến nay, 100% số xã,
phường, thị trấn trong tỉnh đã xây dựng được Trung tâm học tập cộng đồng (180
trung tâm/180 xã, phường, thị trấn), hoạt động bước đầu của các trung tâm này đã
mang lại hiệu quả thiết thực. Việc phát huy vai trò của các lực lượng xã hội tham
gia khuyến học, khuyến tài, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ngày càng
hiệu quả thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn tỉnh còn một số hạn chế, yếu kém. Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, Chính
quyền và nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới chưa đầy đủ; phong trào phát
triển rộng nhưng hiệu quả không đồng đều; cán bộ chuyên trách ở cấp huyện và cơ
sở thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, các trung tâm này cũng như rất nhiều trung tâm học tập cộng
đồng khác trên cả nước còn thiếu hoặc chưa có mô hình tổ chức hoạt động nói
8
chung và mô hình về giáo dục môi trường/giáo dục vì phát triển bền vững nói
riêng.
Vì vậy, việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển nhiều
loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ,
nhân dân từng địa phương, đơn vị trong tỉnh. Tích cực vận động nhân dân học tập
nâng cao trình độ về mọi mặt; gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập với phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo,
bảo vệ môi trường và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đang là vấn đề đặt ra đối
với các cấp chính quyền và các ban ngành của tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Quan điểm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục
với loại hình giáo dục mới này
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục là một cơ quan nghiên cứu khoa
học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, nay thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
luôn có định hướng đi trước, đón đầu nhằm tích cực góp phần vào sự phát triển của
sự nghiệp giáo dục nước nhà trong xu thế toàn cầu hoá. Sau 30 năm xây dựng và
phát triển, bằng phương pháp thực nghiệm, Trung tâm đã đạt được một số thành
tựu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Trung tâm đã chuyển giao các
thành tựu nghiên cứu của mình về 43 tỉnh/ thành phố trên phạm vi cả nước, đồng
thời cũng đã dành sự quan tâm thích đáng tới chất lượng giáo dục ở các vùng khó
khăn, nhất là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong quá trình
đó, Trung tâm đã quan tâm tới chương trình hoạt động của các trung tâm học tập
cộng đồng, hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm
vụ của loại hình giáo dục mới này. Trên cơ sở đó, Trung tâm Nghiên cứu Công
nghệ giáo dục quyết định xây dựng hướng nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ
9
những khó khăn, bất cập, phát huy thế mạnh sẵn có nhằm hỗ trợ cho các trung tâm
học tập cộng đồng tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, được sự phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm
Công nghệ giáo dục đã chọn nghiên cứu đề tài Xây dựng mô hình tổ chức hoạt
động về Giáo dục môi trường/ Giáo dục vì phát triển bền vững cho trung tâm học
tập cộng đồng tỉnh Thái Nguyên nhằm hỗ trợ các trung tâm này cả nội dung và
phương pháp để phát huy hiệu quả phục vụ cộng đồng.
II. MỤC TIÊU
Đề tài hướng tới 2 mục tiêu:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng mô hình tổ chức hoạt động về giáo dục
nhận thức môi trường, bảo vệ môi trường vµ xo¸ mï ch÷, chèng t¸i mï cho 3 đối
tượng dân cư (Người cao tuổi; Phụ nữ và Thanh thiếu niên) sinh hoạt tại Trung tâm
Học tập cộng đồng.
- Nghiên cứu để hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo cùng chính quyền các cấp thuộc
tỉnh Thái Nguyên về phương pháp chỉ đạo hoạt động của các trung tâm học tập
cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học
tập nhằm nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống,
thúc đẩy xã hội phát triển đồng bộ.
III. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cách tiếp cận sau: