Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỮU ĐĂNG QUANG
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM
KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Việt Hằng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
-Trang iii -
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố tác động cũng như mức độ tác
động của các yếu tố đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng để từ đó có thể cảnh báo
sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Nội dung của nghiên cứu bao gồm xây dựng
chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng và mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến khủng
hoảng ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp công cụ để dự đoán thời điểm
khủng hoảng hệ thống ngân hàng và mức ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
khủng hoảng ngân hàng. Từ đó đề xuất những chính sách để phòng tránh và hạn chế
khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Bằng phương pháp xây dựng chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng BSF và phương
pháp ước lượng hồi quy GLS trên bộ dữ liệu bảng của 8 quốc gia Đông Nam Á trong
thời gian 15 năm (từ năm 2000 đến năm 2014), nghiên cứu đã xác định được vai trò
tác động đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng của các yếu tố cũng như có thể dự đoán
được thời điểm xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các quốc gia Đông Nam Á các yếu tố: Tỷ lệ
cung tiền/ Dự trữ ngoại tệ, Lãi suất cơ bản, Lãi suất USD tại Mỹ có tác động lớn đến
nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể sử dụng để dự đoán
khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu
cũng là tiền đề trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng
hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á ứng với toàn bộ 11 quốc gia.
-Trang iv -
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Chỉ số dự báo khủng hoảng tài chính và lý do kinh tế để lựa chọn ......... 20
Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ............................................ 46
Bảng 3: Dấu kỳ vọng các biến sử dụng trong mô hình........................................... 47
Bảng 4: Thống kê dữ liệu nghiên cứu..................................................................... 48
Bảng 5: Chỉ số khủng hoảng hệ thống ngân hàng (BSF) tại các nước giai đoạn
2000-2014 .................................................................................................. 50
Bảng 6: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................... 52
Bảng 7: Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................... 53
Bảng 8: Kết quả hồi quy theo mô hình FE và RE................................................... 54
Bảng 9: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................... 55
Bảng 10: Kết quả hồi quy GLS................................................................................. 56
-Trang v -
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các giai đoạn của chỉ số mức độ rủi ro hệ thống ngân hàng ..................... 29
Hình 2: Mô hình đề xuất các yếu tố tác động đến chỉ số rủi ro hệ thống ngân hàng
.................................................................................................................... 34
Hình 3: Chỉ số tự do kinh tế 8 quốc gia Đông Nam Á............................................ 49
Hình 4: Chỉ số khủng hoảng hệ thống ngân hàng (BSF) tại các quốc gia giai đoạn
2000-2014 .................................................................................................. 51
!"#$ %&' ()*%+#$, !"#$ %&'( -./'01# !"#$ %&'( 234#+56 ! !"#$ %&,789":;7# !"#$ %&'- <="5> !9"?9 !"#$ %&'- @A !"BC%DC !"#$ %&'- EFGHIJ'IDCKL+8#2
MNO
PQR
STUVNQWXY (F0DZ[0\]Z[0^H04 ! !/ "8 !< (_"?#`,?+7La0DZ[0\]Z[0^H04 ! !/ "8 !< ((b ""5cZ[IDda0DZ[0\]Z[0^H04 ! !/ "8 !KGZZLZaeZ0HG2 (()fHg4 !"#$ %&,+h5iI@ ((.?%jG'H4IDC;k"l "%] "m?nioa0DZ[0\]Z[0^H04 ! !/ "8 !@ (((.?%;k"l " !"#$ %&'[p K/j(< (-qe]H0'rG+ !"#$ %&,78;k"l "KLs'JH--
tu
uvu
w
xyY -z,j+hl " !"#$ %&'-<
-({|}e^'~] !789"5> !9"?95i%56Z[- --{|}e^, !"#$ %&'IDCKL+8#2 -2k"l " !"#$ %&,nC,K#L'I0Z02
X
w
x 2="/ +%"+"4 !$;k+]|}e^, !"#$ %&'2 2(FGH']/jZ[I0g4a0DZ[0\]Z[0^H04Z[ !/ "8 !2 2-FGH']9"/ +%"<( 2-.?%#;KZ0HeL KLI0\0e'r<( 2-(FGH']0#`,j78<2 2--Fe;KZ0d'godZ<<
2-2Fe;K "%?%K#L'ae^Zae;KZ0a0eI0:r~ !;k"l "<< 2-<nC#9":;789"/ +%"|}e^,+";k"l ""e'rq<
!"#$%&'( ) *!&&+,- '( )./*01*,2",/345346357834'( ))./*0195:463578345:7853;1<=5>7?375@7A' )BC;13453479D35<E$"*!F",GH') IJKLKMNOPQRSPTUV WPXYXZ[\]O^NT_`abcde`fghijPkhRlRm n noV
HVTH: Nguyễn Hữu Đăng Quang
Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Trang 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra
toàn thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng của nhiều quốc
gia. Khủng hoảng ngân hàng (KHNH) hay khủng hoảng hệ thống ngân hàng
(KHHTNH) là cụm từ được nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính nhắc đến khi nói về
giai đoạn này với rất nhiều vụ phá sản, thâu tóm và sáp nhập trong hệ thống ngân
hàng. Trong số các sự kiện đó, nổi bật nhất là sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn
thứ tư của Mỹ đã tồn tại trong suốt 158 năm - ngân hàng Lehman Brother. Không
chỉ đến năm 2008 mới xuất hiện khủng hoảng tài chính mà trước đó thế giới cũng
đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng như: tại Mexico
(1994 -1995) hay tại khu vực Châu Á (1997 -1998).
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á khởi phát từ Thái Lan (một quốc gia có
GDP ở mức trung bình) vào giữa năm 1997, sau đó lan rộng ra khu vực Đông Nam
Á, rồi đến một số nước Châu Á ven Thái Bình Dương và trở thành cuộc khủng
hoảng mang tầm quốc tế. Xuất phát điểm của khủng hoảng chỉ từ một quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á nhưng đã nhanh chóng lan rộng và mang tính quốc tế.
Sau đó với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính lớn thì cuộc
khủng hoảng này mới được dập tắt. Tuy nhiên với các quốc gia bị khủng hoảng thì
cũng phải đến 2003 trở đi mới có thể được xem là thoát suy thoái. Qua đó có thể
thấy tác hại to lớn của khủng hoảng tài chính nói chung và khủng hoảng ngân hàng
nói riêng cũng như nguyên nhân khủng hoảng không chỉ xuất phát từ sự yếu kém
trong chính sách kinh tế của quốc gia mà còn có thể bị lan truyền từ một quốc gia
khác sang. Nếu công tác dự đoán, dự báo khủng hoảng được hoạt động tốt trong
thời kỳ này thì đã có thể phòng tránh hay giảm bớt hậu quả của cuộc khủng hoảng.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đây cũng là dấu mốc đánh dấu Việt
Nam chính thức mở cửa ngành tài chính - ngân hàng. Từ thời điểm này, những yếu
kém của hệ thống ngân hàng bộc lộ ngày càng rõ nét khi việc tự do hóa tài khoản
vãng lai và tài khoản vốn trong hệ thống ngân hàng đã gặp phải sự cạnh tranh khốc
liệt của dòng vốn nước ngoài. Mặc dù chưa xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng
ở Việt Nam, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại nước ta cũng đã và đang tiềm