Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 http://www.lrc-tnu.edu.vn
XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮ N SINH HOẠT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH,
Ở TỔ 7, PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thu Huyền*
, Nguyễn Thị Đông
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các tác giả đã nghiên cƣ́u và xây dựng mô hình thu gom , phân loại và xƣ̉ lý chất thải rắn sinh hoạt
tại các hộ gia đình tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên , có 85 % hộ dân đồng ý phân
loại CTR tại nguồn . Chi phí xây dƣ̣ ng mô hình này là 43.958.200 đồng. Ngoài ra, với 50 gia đình
tham gia ủ phân thì trong một năm địa phƣơng sẽ giảm đƣợc 23 tấn CTR chôn lấp và 18,3 triệu
đồng chi phí vận chuyển xử lý CTR
Từ khóa: Mô hình, phân loại, thu gom, xử lý, chất thải rắn sinh hoạt, ủ phân, chôn lấp
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Chất thải rắn (CTR) đô thị không phải là vấn
đề thời sự nhƣng luôn đƣợc sự quan tâm của
mọi tầng lớp xã hội . Một trong những vấn đề
cần giải quyết tại đô thị là phân loại CTR sinh
hoạt (CTRSH) tại nguồn. Việc phân CTR tại
các hộ gia đình thành các loại riêng (CTR vô
cơ, CTR hữu cơ, CTR độc hại) sẽ mang lại lợi
ích kinh tế, môi trƣờng và xã hội.
Với những lợi ích nhƣ trên, phân loại CTR tại
nguồn đã trở thành một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lƣợc Quốc gia về Bảo
vệ môi trƣờng. Hiện nay, mô hình phân loại,
thu gom và xử lý CTR tại nguồn đã thực hiện
thành công ở một số Quốc gia trên thế giới và
một số phƣờng, xã, thị trấn ở Việt Nam.
Trong khi đó, ở Thái Nguyên chƣa thực hiện
phân loại CTR và chƣa có nghiên cứu khoa
học về xây dựng mô hình phân loại, thu gom
và xử lý tại nguồn.
Tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái
Nguyên có quy mô dân số và không lớn (96
hộ với số dân 485 ngƣời kể cả sinh viên ở trọ,
2009). Trong tổ có một hộ nông nghiệp; một
hộ làm nghề tự do, còn lại cán bộ công nhân
viên chức, bộ đội nghỉ hƣu. Ngoài ra, các gia
đình làm thêm nghề kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ
bán tạp hóa, đồ ăn sáng, nƣớc và dịch vụ cho
thuê nhà trọ. Với đặc điểm nghề nghiệp nhƣ
trên có thể khẳng định trình độ dân trí trong tổ
khá cao và là tổ Văn hóa. Đây là yếu tố quan
trọng khi triển khai chƣơng trình phân loại
CTR. Đồng thời điều kiện tự nhiên, xã hội và
cơ sở hạ tầng khá thuận lợi. Hệ thống đƣờng
*
Tel: 0914569251; Email: [email protected]
giao thông rộng, thoáng, không có ngõ sâu.
Lãnh đạo tổ dân phố 7 đã nhận thức và quan
tâm tới các vấn đề môi trƣờng tại địa phƣơng.
Họ cho biết rất vui khi đƣợc là cộng tác viên
của mô hình phân loại CTR tại nguồn và sẽ
hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện và duy trì mô
hình. Tại đây, cộng đồng đã hình thành thói
quen tái chế CTR. Vì vậy: “Xây dựng mô
hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường
Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên” là cần
thiết để địa phƣơng áp dụng mô hình này vào
thực tiễn
Mục tiêu của đề tài: Lựa chọn mô hình phân
loại, thu gom và xử lý CTRSH phù hợp với
địa phƣơng để từng bƣớc quản lý tốt CTRSH
trong phƣờng Tân Thịnh nói riêng và thành
phố Thái Nguyên nói chung đồng thời nâng
cao nhận thức và ý thức của cộng đồng về
phân loại CTR tại nguồn.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
* Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng phát sinh , thu gom và xử lý
CTRSH tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành
phố Thái Nguyên.
- Đánh giá nhận thức, khả năng phân loại
CTRSH của cộng đồng tại khu vực.
- Thí nghiệm ủ phân compost.
- Tính toán chi phí khi áp dụng mô hình phân
loại, thu gom và xử lý CTRSH tại địa phƣơng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.