Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre / Đoàn Thị Mỹ Hạnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI NHÀ VƯỜN DU LỊCH
Ở TỈNH BẾN TRE
Mã số: T2012.27.156
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH
TP. HCM, 12/2013
1
MỤC LỤC
Giới thiệu Trang
Lý do nghiên cứu đề tài 1
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
Đối tượng nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Kết cấu của báo cáo đề tài 3
Chương 1. MẠNG LƯỚI NÔNG TRẠI DU LỊCH 4
1.1 Du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp và du lịch nông trại 4
1.2 Mô hình nông trại du lịch và mạng lưới nông trại du lịch 9
1.3 Thị trường du lịch nông trại 17
Chương 2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 20
2.1 Quy trình nghiên cứu 20
2.2 Tổ chức thực hiện nghiên cứu 20
Chương 3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VƯỜN
DU LỊCH
24
3.1 Tổng quan phát triển nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre 24
3.2 Hoạt động của các nhà vườn du lịch 25
Chương 4. MÔ HÌNH NHÀ VƯỜN DU LỊCH VÀ MẠNG LƯỚI
NHÀ VƯỜN DU LỊCH
31
4.1 Thị trường du lịch nhà vườn
4.2 Mô hình nhà vườn du lịch 43
4.3 Mạng lưới nhà vườn du lịch 46
4.4 Kiến nghị 49
Kết luận 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
2
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DU KHÁCH ĐẾN
BẾN TRE
54
PHỤ LỤC 2. CÂU HỎI CHỦ NHÀ VƯỜN 56
PHỤ LỤC 3. CÂU HỎI ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC
58
1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong
và ngoài nước
Du lịch nông thôn đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỷ nay, phát xuất ở
Châu Âu sau đó lan ra các nước khác trên thế giới. Vì vậy những nghiên cứu về
du lịch nông thôn, nông nghiệp, nông trại cũng đã có nhiều từ hình thành và phát
triển khái niệm đến tình huống thường tập trung vào những khu vực mà du lịch
nông thôn có quá trình phát triển lâu dài. Những nghiên cứu trong khoảng 10
năm gần đây mà nhóm nghiên cứu đã tham khảo được như:
Du lịch nông thôn ở Hungary: chìa khóa của năng lực cạnh tranh,
(2009) của Noemi Kulcsar (Rural tourism in Hungary: the key of
competitiveness). Trong nghiên cứu này chủ yếu phân tích mức độ cạnh tranh
của các làng du lịch và đưa ra giải pháp để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tác giả
nhận định rằng du lịch nông thôn chỉ có thể cạnh tranh được nếu như tạo ra giá
trị cho cả bên cung và bên cầu đồng thời các bên tham gia tại địa phương phải
hợp tác với nhau.
Du lịch nông nghiệp ở Thụy sĩ – Phân tích hiện trạng và khuyến nghị,
(2008) của Thomas Egger, (L’agrotourisme en Suisse – Analyse de la situation
actuelle et recommandations). Nghiên cứu này làm rõ khái niệm du lịch nông
trại, phân tích cầu, cung và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch nông trại ở
Thụy sĩ. Nghiên cứu cũng so sánh với hiện trạng phát triển du lịch nông trại ở các
nước châu Âu khác như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, rút ra những khác biệt về cơ chế
chính sách phát triển, cách quản lý điều hành, những hạn chế bởi luật và đề xuất
những hiệu chỉnh cần thiết chủ yếu là về luật để tạo điều kiện cho du lịch nông
trại ở Thụy sĩ phát triển.
Du lịch nông nghiệp là chiến lược phát triển nông thôn ở Hàn Quốc,
(2006) của Lee Seoung Woo (Argo-tourism as a tourism development strategy in
Korea). Trong nghiên cứu này ông đã phân tích những chính sách phát triển du
lịch nông nghiệp ở Hàn Quốc được áp dụng qua nhiều thời kỳ. Trong đó nhấn
mạnh vai trò của du lịch tại nông thôn trong quá trình nổ lực duy trì sản xuất
nông nghiệp, hạn chế di dân về thành thị của chính phủ Hàn quốc với mô hình
“làng du lịch xanh trải nghiệm”.
Du lịch nông trại: Nghiên cứu sơ bộ về mong đợi và mức độ chấp nhận
các chương trình du lịch nông trại của các bên liên quan (2003) của Coomber
và Christine Lim năm. (Farm tour: a preliminary study of participants’
expectations and perceptions of farm tours). Nghiên cứu này làm rõ vai trò của
2
du lịch trong việc phân phối lại thu nhập tại các vùng, sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Australia cùng với mô
hình phát triển cộng đồng và nông thôn. Đồng thời nghiên cứu cũng phân tích sự
khác biệt giữa sự mong đợi và mức độ chấp nhận của các bên liên quan tham gia
vào chương trinh tour du lịch tại các nông trại, đề xuất mô hình quản lý tour du
lịch nông trại góp phần phát triển bền vững khu vực nông thôn.
Ở trong nước cũng có những nghiên cứu về du lịch nông thôn nhưng chưa có
những nghiên cứu về mô hình nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch.
Ở Bến Tre đã có Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và đề án phát triển
du lịch đến năm 2015 nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể đến mô hình phát triển
nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch.
2. Lý do nghiên cứu đề tài
Các nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay hầu hết đều có giá trị ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Đó là kết quả của quá trình chuyển dịch
cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và sau đó là từ công nghiệp sang dịch vụ
trải qua hằng trăm năm. Trong những thập niên gần đây do nền kinh tế thế giới
đã có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không còn theo xu hướng cũ,
một số nước kém phát triển đã có điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp
sang dịch vụ.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng thuần nông, những năm vừa
qua cũng đã chuyển dần từ nông nghiệp sang dịch vụ. Bến tre là một tỉnh nằm
trong vùng đồng bằng cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chung của
vùng là với khu vực I: 50,8%; khu vực II: 16,6%; khu vực III: 32,7%. Trong
những năm tới sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP.
Với những vùng kinh tế có lợi thế sản xuất nông nghiệp như tỉnh Bến Tre,
phát triển du lịch nông thôn là con đường thuận lợi nhất để thay đổi bộ mặt nông
thôn vì có thể sử dụng những nguồn lực sẵn có không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư
quá lớn cũng như thời gian để đào tạo nhân lực. Du lịch vốn được coi là ngành
công nghiệp không khói sẽ ít gây ô nhiễm môi trường hơn là các ngành công
nghiệp khác, nên sẽ bảo đảm cho sự phát triển song hành của ngành nông nghiệp.
Ngoài ra du lịch còn là ngành tăng trưởng nhanh và ít bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng kinh tế. Thật vậy, mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái mấy năm qua
nhưng ngành du lịch thế giới vẫn tăng trưởng trung bình 4%/năm. Du lịch nông
thôn có đặc tính là dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự
kiện và sản vật của vùng nông thôn, là sản phẩm gần gũi với nông nghiệp và văn
hóa của người dân nông thôn. Du lịch nông thôn phát triển vừa làm tăng thu nhập
cho người dân nông thôn vừa bảo đảm cung cấp lương thực không chỉ cho dân cư
3
trong vùng mà cho cả những vùng không có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông
nghiệp. Với đặc thù của tỉnh Bến Tre rất thuận lợi để phát triển loại hình nhà
vườn du lịch nhưng nếu không tổ chức quản lý tốt có thể dẫn đến tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh làm xấu đi hình ảnh của ngành du lịch Bến Tre. Đó là
chưa nói đến nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, và mất đi những nét văn hóa truyền thống của vùng miền quê sông nước.
Việc nghiên cứu xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch không chỉ giúp ngành du
lịch Bến Tre phát triển ổn định mà còn giúp các nhà vườn tăng nhanh thu nhập,
nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống hiện nay và cho tương lai xa. Vì vậy
đề tài “Xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre” được triển khai
nghiên cứu với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp phát triển các nhà vườn du
lịch thành một hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn giúp ngành du lịch
cũng như nền kinh tế của tỉnh Bến Tre phát triển bền vững.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra mô hình tổ chức mạng lưới các nhà vườn du lịch phù
hợp cho tỉnh Bến Tre. Để đạt được mục tiêu này, đề tài sẽ đi tìm câu trả lời cho
hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nhà vườn du lịch ở Bến Tre nên phát triển theo mô hình nào?
- Mạng lưới nhà vườn du lịch ở Bến Tre nên được tổ chức quản lý theo mô
hình nào để bảo đảm phát triển bền vững?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
của các nhà vườn ở tỉnh Bến Tre.
Nhà vườn du lịch là các hộ gia đình có đất trồng cây ăn trái có tổ chức đón
khách tham quan, nghỉ dưỡng với các dịch vụ cung cấp như tham quan vườn cây,
hái quả, phục vụ các món ăn dân dã được chế biến từ nguồn nguyên liệu tại chỗ,
nghỉ ngơi trong ngày và qua đêm... Các nhà vườn này có thể đón khách theo hợp
đồng do các công ty lữ hành đưa đến hoặc khách lẻ. Nhà vườn du lịch được coi là
một dạng nông trại du lịch cung cấp dịch vụ du lịch song song với sản xuất
nông nghiệp.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động của các nhà vườn du lịch trên địa bàn tỉnh
Bến Tre không bao gồm các khu du lịch sinh thái vườn trong tỉnh và các nhà
vườn du lịch ở các tỉnh khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được
sử dụng: