Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng khu vực ĐBSCL thành một trung tâm kinh tế lớn của đất nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xây dựng khu vực ĐBSCL thành một trung tâm kinh tế lớn của đất nước: Rất cần một
“nhạc trưởng”
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 1 (Số 441)
Năm xuất bản: 2009
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đảm nhiệm vai trò đảm bảo an ninh lương
thực cho quốc gia. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khu vực này vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng GDP bình
quân đầu người đạt thấp, mới bằng 67% so với mức bình quân chung của cả nước; Hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực
và mặt bằng dân trí thấp hơn bình quân cả nước, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
Tiềm năng chưa được phát huy
Thế mạnh quan trọng của ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển. Đây là vùng kinh tế sản
xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá lớn nhất nước ta. Tuy chỉ chiếm khoảng 30% diện tích đất nông
nghiệp, nhưng đóng góp cho cả nước là: hơn 50% sản lượng lúa; khoảng 90% sản lượng gạo xuất
khẩu; thuỷ sản chiếm trên 53% và sản lượng trái cây chiếm hơn 70% sản lượng trái cây của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng sông nước
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiện ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chỉ số về giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo thấp hơn so với cả nước, có chỉ số về
giáo dục - đào tạo thấp hơn nhiều so với các địa phương khác.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ĐBSCL chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Hệ thống đường bộ rất yếu kém, chất lượng đường thấp.
Hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi nhờ hệ thống sông, rạch nhiều, nối liền với biển nhưng
chưa được quy hoạch, đầu tư đúng mức; hệ thống đường sắt có nhu cầu rất lớn nhưng chưa được
đầu tư; hệ thống giao thông đường không đang có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng cần đầu
tư nhiều hơn nữa; ngành thuỷ lợi cần nghiên cứu giải pháp kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười...
Chính vì vậy, mức sống của đồng bào vùng ĐBSCL thấp, GDP bình quân đầu người của vùng mới chỉ
bằng khoảng 70% GDP bình quân của cả nước.