Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng dự thảo Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 53
TS. NguyÔn Quang TuyÕn *
1. Sự cần thiết phải xây dựng Luật tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo
Biển và hải đảo là vùng lãnh thổ rộng
lớn, có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, có ý nghĩa
chiến lược và đặc biệt quan trọng đối với
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Nghị
quyết Hội nghị trung ương 4 khoá X về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã
nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng
tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển trong khu vực, gắn
liền với bảo vệ quốc phòng, an ninh và hợp
tác quốc tế”.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
biển và hải đảo ra đời đã tạo cơ sở pháp lí để
quản lí, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi
trường (TN&MT) biển, hải đảo và tăng
cường hợp tác quốc tế trên biển và hải đảo,
tăng cường khả năng kiểm soát biển nhằm
bảo đảm an ninh, quốc phòng; đã bước đầu
xác định phạm vi và chế độ pháp lí của từng
vùng biển cụ thể, từng bước tăng cường
quản lí nhà nước về biển và hải đảo, tạo cơ
sở và điều kiện cho việc đấu tranh bảo vệ
các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam;
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, giải quyết
vấn đề ranh giới các vùng biển và thềm lục
địa chồng lấn với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực
nêu trên, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về biển và hải đảo còn bộc lộ những tồn
tại và bất cập chủ yếu sau đây:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quản lí, bảo vệ TN&MT biển,
hải đảo tuy nhiều về số lượng nhưng lại
mang tính quản lí chuyên ngành, thiếu các
nội dung liên quan đến quản lí tổng hợp và
thống nhất đối với tài nguyên và bảo vệ môi
trường (BVMT) biển, hải đảo. Trong các
luật chuyên ngành, các bộ, ngành chỉ đề cập
các nội dung quản lí về biển và hải đảo phù
hợp với chức năng quản lí nhà nước được
giao, chưa đề cập các vấn đề liên ngành và
các công cụ quản lí tương ứng. Việc phối kết
hợp giữa các ngành, các cấp trong khai thác,
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và
BVMT biển, hải đảo còn có những bất cập
nhất định. Ví dụ: Trong thời gian dài, việc
phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương
chưa được pháp luật quy định cho cơ quan
cụ thể nào đóng vai trò chủ trì, đầu mối điều
phối. Chỉ đến khi Nghị định của Chính phủ
số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 về quản
lí tổng hợp tài nguyên và BVMT biển, hải
đảo được ban hành (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009)
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội