Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo giáo viên sư phạm toán của trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRẦN THỊ GIANG
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN SƯ PHẠM TOÁN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM ĐÀ LẠT ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRẦN THỊ GIANG
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN SƯ PHẠM TOÁN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM ĐÀ LẠT ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC NGỌC
Hà Nội – Năm 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trần Thị Giang là học viên cao học chuyên ngành Đo lường và
Đánh giá trong giáo dục, khóa 2012 của Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Trần Thị Giang
2
LỜI CẢM ƠN
Học viên xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với PGS. TS Lê Đức
Ngọc Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội người đã
định hướng và tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy Lê Cao Phan trưởng phòng Khảo
thí - Đảm bảo chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cũng như góp ý để học viên
hoàn thành luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy trong Ban giám hiệu nhà
trường CĐSP Đà Lạt; quý thầy các phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng TCCB –
CTSV, quý thầy (cô) khoa Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn
thành luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn đến cô Đàm Thị Thắm giảng viên khoa Xã
hội trường CĐSP Đà Lạt đã giúp đỡ học viên trong quá trình thu thập dữ liệu.
Thông qua luận văn này, học viên xin gửi lời cảm ơn đến qúy Thầy (Cô) đã
tham gia giảng dạy khóa học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục khóa học 2012 -
2014 đã cung cấp những kiến thức vô cùng quý báu về lĩnh vực đo lường và đánh
giá như: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh - Viện trưởng Viện Đảm Bảo Chất Lượng
Giáo Dục; PGS.TS Ngô Doãn Đãi, TS.Nguyễn Thị Thu Hương, TS Phạm Xuân
Thanh…
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa cũng như các anh (chị) khóa trên đã
động viên, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Vì luận văn được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi
những sai sót. Kính mong qúy Thầy (Cô), các nhà khoa học, các bạn học viên và
những người quan tâm đóng góp ý kiến để tác giả có thể làm tốt hơn những nghiên
cứu về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới.
Trân trọng.
Đà Lạt, ngày tháng năm 2014
Học Viên
Trần Thị Giang
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. 1
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 9
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................ 11
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 11
3.1. Câu hỏi nghiên cứu. .............................................................................................................. 11
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau: ...................... 11
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................... 12
Xây dựng được CĐR mới cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao
đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên Toán trường CĐSP Đà Lạt. ...................................................................................... 12
4. Khung lý thuyết.................................................................................................................... 12
Việc xây dựng khung lý thuyết được tác giả căn cứ vào: ........................................................ 12
Thứ nhất: Yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành năm 2009. ........................................................................................................... 12
khung lý thuyết............................................................................................................................. 13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN .......................................................................... 14
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. .............................................................................................. 14
1.1.1. Nghiên cứu trong nước................................................................................................... 14
1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài. ................................................................................................. 18
1.2. Cơ sở lý luận. .................................................................................................................... 23
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................ 23
1.2.3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-
NQ/TW) [34]............................................................................................................................ 27
Chương 2: Xây dựng CĐR cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và một số giải pháp đánh giá............................... 31
4
2.1. Xây dựng CĐR chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng đáp ứng
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ....................................................................................... 31
2.1.1. Thành phần, cấu trúc CĐR ngành Toán......................................................................... 31
2.1.2. Đề xuất nội dung CĐR cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao
đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học............................................................. 32
2.2. Xây dựng giải pháp thực hiện chuẩn đầu ra mới cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm
Toán trình độ Cao đẳng và tính hợp lý của giải pháp đề xuất...................................................... 46
2.2.1. Giải pháp thực hiện CĐR đề xuất. ................................................................................. 46
2.2.2. Tính hợp lý của giải pháp............................................................................................... 48
Chương 3: Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ đo lường............................................ 50
` 3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 50
3.1.1 Hồi cứu tài liệu:............................................................................................................... 50
Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích,
tổng hợp các tài liệu có liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu....... 50
3.1.2. Phương pháp điều tra: .................................................................................................... 50
3.1.5. Phương pháp thống kê toán học. ..................................................................................... 52
3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................................... 53
3.4.1. Phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình lý thuyết tương quan bằng cách sự dụng phần
mềm SPSS [32]. ....................................................................................................................... 56
3.4.2. Phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình Rasch bằng phần mềm Quest [33]..................... 62
Chương 4. Đánh giá mức độ đáp ứng của CĐR đề xuất cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm
Toán trình độ Cao đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học với nhu cầu xã hội. ....... 67
4.1. Mức độ đáp ứng của CĐR đề xuất với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học do cựu sinh
viên, nhà tuyển dụng, nhà quản lý, cán bộ giảng dạy đánh giá.................................................... 67
4.2. Mức độ đáp ứng của CĐR đề xuất với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học do sinh viên
năm cuối đánh giá. ....................................................................................................................... 69
Chương 5. Tự đánh giá mức độ đáp ứng so với Chuẩn đầu ra đề xuất của nhóm khách thể cựu sinh
viên và sinh viên năm cuối............................................................................................................... 71
5.2. Đánh giá mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng so với CĐR đề xuất của nhóm sinh viên năm cuối,
cựu sinh viên. ............................................................................................................................... 77
5
5.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về mặt Thái độ so với CĐR đề xuất của nhóm sinh viên năm cuối,
cựu sinh viên. ............................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................................................. 87
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 87
1.1. Kết luận rút ra từ việc xây dựng CĐR chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán đáp
ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. ........................................................................... 87
1.2. Kết luận rút ra từ việc phân tích bộ công cụ đo lường. ......................................................... 87
1.3. Kết luận rút ra từ việc phân tích mức độ đáp ứng của CĐR đề xuất với chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học................................................................................................................... 92
1.4. Kết luận rút ra từ việc đánh giá thử nghiệm mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp so
với CĐR xây dựng. .................................................................................................................. 92
2. ĐỀ XUẤT. ................................................................................................................................... 92
2.1. Giải pháp thực hiện CĐR mà tác giả đề xuất........................................................................ 92
2.2. Những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Toán
trường CĐSP Đà Lạt.................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 97
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Nội dung
1 BGDĐT-GDĐH Bộ Giáo dục và Đào tạo – Giáo dục Đại học
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 GDĐH Giáo dục Đại học
4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
5 GVTH Giáo viên trung học
6 NQ/TW Nghị quyết trung ương
7 QTMMT Quản trị mạng máy tính
8
THCS Trung học cơ sở
9
TT-BGD&ĐT Thông tư – Bộ giáo dục và Đào tạo
10 CĐR Chuẩn đầu ra
11 CĐSP Cao đẳng Sư phạm
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Mô tả thành phần cơ bản của CĐR chương trình đào tạo giáo
viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng 30
Bảng 2.2
Mô tả tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số nội dung câu hỏi của bộ
CĐR đề xuất.
36
Bảng 3.1 Mô tả các thang đo sử dụng trong các phiếu khảo sát 54
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test về tính cần thiết 64
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test về tính khả thi 64
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test về vị trí việc làm 65
Bảng 4.1
Số liệu thống kê về việc đánh giá mức độ đáp ứng của CĐR
đề xuất với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của cựu
sinh viên, nhà tuyển dụng, nhà quản lý.
67
Bảng 4.2
Số liệu thống kê về việc đánh giá mức độ đáp ứng của CĐR
đề xuất với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của sinh
viên năm cuối.
68
Bảng 5.1
Thống kê giá trị trung bình mức độ đáp ứng về mặt kiến thức
so với CĐR đề xuất của nhóm sinh viên năm cuối, cựu sinh
viên.
71
Bảng 5.2
Thống kê giá trị trung bình mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng
so với CĐR đề xuất của nhóm sinh viên năm cuối, cựu sinh
viên.
77
Bảng 5.3
Thống kê giá trị trung bình mức độ đáp ứng về mặt thái độ so
với CĐR đề xuất của nhóm sinh viên năm cuối, cựu sinh
viên.
82
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Quy trình xây dựng CĐR của trường ĐH Birmingham 20
Hình 1.2
Các khối về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của
người kỹ sư.
21
Hình 1.3
Năng lực cốt lõi phù hợp và đáp ứng với bối cảnh xã
hội và doanh nghiệp.
22
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát
triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm
cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực
hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ
yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các
thế hệ hôm nay và mai sau. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về
chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và
hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối
thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng
dụng. Sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề nghiệp hằng mong tạo ra những thế hệ con
người mới đáp ứng được các đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc
tế, một lớp trẻ có sức khoẻ, có chuyên môn, năng động và sáng tạo vì sự mưu cầu
của xã hội. Đó chính là chất lượng của lực lượng lao động mà giáo dục đào tạo nghề
nghiệp mong muốn đạt được. Trong các lực lượng tham gia đào tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng được các yêu cầu trên thì người thầy giữ vai trò cốt yếu. Chính phẩm
chất và năng lực của người thầy tạo nên uy tín và chất lượng của một trường học.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo viên không còn chỉ đóng vai trò là người truyền
đạt tri thức mà còn phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng
tài (người tổ chức) cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp người học tự
lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy
học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu
dạy tập trung vào vai trò của người học và hoạt động học, từ cách dạy thông báo -
giải thích – minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Vì vậy cần có
10
những yêu cầu, những điều kiện để đào tạo ra được một người thầy có phẩm chất
đạo đức, có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, chuyên tâm
với nghề nghiệp, kiên định vững vàng trước những khó khăn và đặc biệt là biết tìm
ra con đường vượt qua những khó khăn, thách thức, giải quyết được các tình huống
nghề nghiệp, sư phạm... Đào tạo thầy và chăm lo cho người thầy, phát triển đội ngũ
cán bộ giảng dạy luôn phải gắn liền với nhau và cần phải được thể hiện trong các
quy định của nhà trường và để làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển chương trình
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn
nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT [2].
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống và các năng lực mà người giáo viên phải đạt được để
thực hiện các chức năng giáo dục.
Theo thông tư số 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành quy định về đánh giá chất lượng các trường đại học, cao đẳng, tiến hành công
tác kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, kiểm
định CĐR tại các cơ sở đào tạo [5].
Mục tiêu cao cả nhất của việc thực hiện đảm bảo chất lượng CĐR là hướng tới
việc xây dựng một bộ CĐR đáp ứng được công việc thực tế mà xã hội yêu cầu.
Để chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng CĐR, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có
các công văn số: 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc hướng
dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng [1].
Năm 2011 thực hiện theo văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH được ban hành
ngày 22/04/2010, trường CĐSP Đà Lạt đã xây dựng CĐR cho tất cả các ngành đào
tạo có đầy đủ nội dung về kiến thức, kỹ năng, thái độ và vị trí việc làm sau khi tốt
nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên việc xây dựng đó chưa qua khảo sát thực tế nhu cầu
của ngành giáo dục địa phương nên CĐR hiện nay chưa mang tính đặc thù riêng
cho trường CĐSP Đà Lạt.
Sứ mệnh của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là đào tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng cho tỉnh nhà hướng đến phát triển nhận thức cùng xây dựng
11
phát triển bộ CĐR mới đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên là mục tiêu đích thực
của việc kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng. Vì thế, việc nhận thức đúng
đắn và sâu sắc đối với việc xây dựng bộ CĐR mới là bài toán cần giải quyết cho sự
phát triển bền vững là một đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Do vậy, công tác xây dựng chất lượng CĐR mới của các chuyên ngành đào
tạo nói chung và CĐR chuyên ngành Toán nói riêng tại trường Cao đẳng Sư phạm
Đà Lạt là vô cùng quan trọng và cực kỳ cấp thiết.
Trước tình hình thực tế như vậy, chúng tôi chọn đề tài luận văn “Xây dựng
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán của trường Cao
đẳng Sư phạm Đà Lạt đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học” Tác giả
mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào cải tiến và nâng cao
chất lượng bộ CĐR tại đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng bộ CĐR cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm
Toán trình độ Cao đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Toán
của trường CĐSP Đà Lạt.
Nội dung nghiên cứu
Xây dựng CĐR chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao
đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVTH tại trường CĐSP Đà Lạt.
Đánh giá mức độ đáp ứng của CĐR mới cho chương trình đào tạo giáo viên
sư phạm Toán trình độ Cao đẳng với chuẩn nghề nghiệp GVTH.
Xây dựng giải pháp thực hiện CĐR đề xuất cho chương trình đào tạo giáo
viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng.
Đánh giá tính hợp lý của giải pháp đề xuất.
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi
sau:
12
Câu hỏi 1: Có những lý do nào để xây dựng CĐR mới chương trình đào tạo
giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GVTH?
Câu hỏi 2: CĐR chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao
đẳng mới được xây dựng đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp của GVTH ở mức độ nào?
Câu hỏi 3: Có giải pháp nào để thực hiện CĐR chương trình đào tạo giáo
viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GVTH đã
xây dựng?
Câu hỏi 4: Giải pháp nêu ra có tính hợp lý như thế nào trong việc thực hiện
CĐR đã xây dựng trong nghiên cứu?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng được CĐR mới cho chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình
độ Cao đẳng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên Toán trường CĐSP Đà Lạt.
4. Khung lý thuyết.
Việc xây dựng khung lý thuyết được tác giả căn cứ vào:
Thứ nhất: Yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009.
Thứ hai: Yêu cầu đối với giáo dục phổ thông và giáo dục Đại học trong nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-
NQ/TW) được ban hành ngày 4.11.2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế.
Thứ ba: Vai trò của môn Toán bậc THCS trong nghị quyết số 29-NQ/TW.
Từ ba căn cứ trên tác giả định hình nên chuẩn đầu ra cho chương trình đào
tạo giáo viên sư phạm Toán của trường CĐSP Đà Lạt
13
khung lý thuyết
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát toàn bộ sinh viên năm cuối, một số giảng viên,
một số nhà quản lý, một số cựu sinh viên và một số trường THCS sử dụng sinh viên
tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Toán trình độ Cao đẳng của
trường CĐSP Đà Lạt.
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài góp phần giúp các trường sư phạm nói chung và trường CĐSP Đà Lạt
nói riêng nắm bắt được tinh thần đổi mới cải cách giáo dục sau năm 2015 và đi
trước một bước trong việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
được ban hành ngày 4.11.2013
về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH-HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế [34].
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
THCS, THPT do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành năm 2009 [2]
Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS, THPT do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban
hành năm 2009
Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS, THPT do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban
hành năm 2009
Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS, THPT do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban
hành năm 2009xxxxxxxxxxxxx
Kiến thức bao gồm:
Kiến thức cơ bản; kiến
thức cơ sở ngành; kiến
thức chuyên ngành;
kiến thức sư phạm.
ngành và kiến thức thực tế
Kỹ năng bao gồm: Kỹ
năng cơ sở ngành; kỹ
năng chuyên ngành; kỹ
năng sư phạm; kỹ năng
mềm.
Vai trò của môn Toán bậc THCS
trong nghị quyết số 29-NQ/TW
[25].
Thái độ bao gồm: Chấp
hành tốt chủ trương của
Đảng và chính sách
Phát luật của Nhà
nước; Ý thức công dân;
Niềm đam mê nghề
nghiệp; Luôn sẵn sàng
học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn.
Chuẩn
đầu ra
chương
trình đào
tạo giáo
viên sư
phạm
Toán
trình độ
Cao đẳng