Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho công ty cổ phần alphanam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thực tiễn hoạt động, ban giám đốc công ty nói chung và giám
đốc tài chính nói riêng thường xuyên đứng trước những quyết định kinh
doanh có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề tài chính của công ty. Nhưng
hầu hết các nhà quản lý chủ chốt bao gồm chủ DN, giám đốc và kế toán
trưởng đều rất ít sử dụng các mô hình trong việc ra quyết định quản lý. Kết
quả là hiệu quả quản lý DN nói chung và quản lý tài chính nói riêng không
cao, phụ thuộc vào kinh nghiệm và ý chí chủ quan của nhà quản lý.
Qua nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu thực hiện nghiên cứu nhằm đưa
ra những mô hình ra quyết định có thể ứng dụng trong thực tiễn vừa mang
tính khoa học, định lượng vừa phù hợp với môi trường quản lý của Việt
Nam đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Hơn nữa, theo mô hình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty
công ty cổ phần thì ngày càng nhiều các mô hình công ty cổ phần ra đời. Và
cấu trúc vốn đối với công ty cổ phần luôn là vấn đề mà các nhà quản lý
quan tâm.
Mặt khác, hiện nay khi các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị
trường, chịu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty như:
lạm phát, lãi suất, trình độ quản lý, khoa học công nghệ…Những biến động
này có thể làm thu nhập của công ty tăng lên hay giảm xuống. Do đó một
cấu trúc thâm dụng nợ có thể phù hợp trong giai đoạn này nhưng có thể
không còn phù hợp trong giai đoạn khác. Vì thế, nhà quản trị phải dự đoán
được trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra các quyết định
đúng đắn, xây dựng CTVTƯ cho từng giai đoạn phát triển của công ty là
điều rất cần thiết.
2
Đặc trưng của một CTVTƯ đó là chi phí sử dụng vốn thấp nhất, rủi
ro phát sinh thấp nhất và đem lại tỷ suất sinh lợi cao nhất. Một CTVTƯ
nhằm đến mục tiêu tối đa hóa giá trị DN, cụ thể hơn là tối đa hóa giá trị cổ
phần mà cổ đông nắm giữ đang là một khó khăn rất lớn cho tất cả các DN
mà cụ thể là ban điều hành DN.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu
cho công ty cổ phần Alphanam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình. Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống cơ sở lý luận về CTV, từ đó đề xuất giải pháp hoạch định CTV với
mục tiêu xây dựng cơ cấu cho doanh nghiệp, ngoài ra còn đáp ứng được yêu
cầu lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CTV công ty cổ phần và cụ thể
là cấu trúc vốn công ty cổ phần Alphanam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tài chính 3 năm 2008, 2009, 2010 của công ty cổ phần
Alphanam nhằm phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của DN.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Định tính: Bằng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh CTV và
chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần Alphanam qua 3 năm.
- Định lượng: Bằng cách xây dựng mô hình nghiên cứu, chạy phần
mềm solver để tìm ra CTVTƯ cho công ty cổ phần Alphanam.
5. Một số nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá cổ phiếu có tương quan
thuận (dương) với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả
hoạt động DN với cơ cấu vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ
3
hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động DN. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ
có lợi cho DN.
Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về
hiệu quả hoạt động của DN (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: (1)
hiệu quả hoạt động của DN có mối liên hệ cùng chiều (dương) với tỷ lệ nợ;
(2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% tới 51,13%thì hiệu quả hoạt động
có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ
cấu vốn và hiệu quả hoạt động của DN cho thấy hiệu quả hoạt động của DN
ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, và ngược lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu
quả hoạt động của DN.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy CTV mà cụ thể là tỷ
lệ nợ, thuế suất thuế TNDN có tác động tới hiệ quả hoạt động của DN. Vì
vậy, đề tài tập trung hướng tới đi tìm một CTV hợp lý cho DN nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của DN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần vào lý luận một cách có hệ thống của việc xây
dựng CTVTƯ cho DN.
Đưa ra giải pháp nhằm xây dựng được CTVTƯ cho công ty cổ phần
Alphanam và có thể vận dụng phương pháp này cho các công ty cổ phần
khác tại Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công
ty cổ phần Alphanam
Chương III: Xây dựng mô hình nghiên cứu
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu
1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu
Cấu trúc vốn của DN được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ và
vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy
động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ ngắn
hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà tại đó doanh nghiệp có
thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với mức chi phí
sử dụng vốn là thấp nhất.
1.1.2 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu
1.1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
a, Lợi nhuận (ROA)
Được đo lường bằng chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Theo lý
thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Nợ ngắn hạn không thường xuyên
Nợ ngắn hạn thường xuyên
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Cấu
Trúc
Vốn
5
nguồn vốn nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra các
công ty có lời không thích huy động thêm VCSH nhằm tránh việc pha loãng
quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các công ty có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay
thấp. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ; Rajan và Zingales (1995)
ở các nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở
Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) giữa đòn bẩy tài chính và
lợi nhuận.
b, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bằng một số lý thuyết đã nghiên cứu và kiểm chứng bằng thực
nghiệm, Ivo Welch cho rằng: tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu có ảnh hưởng
ngược chiều (-) đến hệ số nợ. Vì nếu DN có tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu cao,
các cổ đông sẵn sàng đồng ý giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư mà không nhận
cổ tức. Khi đó, DN sẽ chuyển từ việc huy động nợ sang sử dụng VCSH từ
nguồn lợi nhuận tái đầu tư.
c, Tài sản cố định hữu hình (TANG)
Được đo lường bằng chỉ số TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản. Theo
các lý thuyết, TSCĐ hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy
tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho
các khoản vay. Hơn nữa giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có
TSCĐ hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản.
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ; Rajan và Zingales (1995) ở các
nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở
Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) giữa đòn bẩy tài chính và
TSCĐ hữu hình.
d, Thuế (TAX)
Được đo lường bằng thuế suất thuế TNDN mà công ty phải chịu. Các
công ty có thuế suất thuế TNDN cao thường có xu hướng sử dụng nhiều nợ
6
vay để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế từ lãi vay. Vì thế thuế suất thuế
TNDN tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính.
e, Quy mô của công ty (SIZE)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa hệ
số nợ và quy mô DN. Marsh (1982) nhận thấy các doanh nghiệp lớn thường
lựa chọn vay nợ dài hạn, trong khi các DN nhỏ lại chọn nợ ngắn hạn. Trước
hết do lợi thế về quy mô cũng như uy tín, rủi ro phá sản thấp, dòng tiền ổn
định các DN lớn có thể tiếp cận thị trường tín dụng dễ dàng hơn các DN
nhỏ. Trong khi đó các DN nhỏ, thu nhập chưa ổn định hoặc thấp lại rất ít
mạo hiểm vay nợ vì nó làm cho rủi ro phá sản của DN vốn đã cao còn cao
hơn nữa. Nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999); Huang và Song (2002);
Chen (2004) ở các nước đang phát triển; của Titman và Wessels (1988);
Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô của công
ty và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+).
f, Lá chắn thuế từ khấu hao (TSE)
Lá chắn thuế do khấu hao được gọi là các khoản tiết kiệm thuế
không phải nợ. Deangelo và Mauslis (1980) cho rằng khoản tiết kiệm thuế
không phải nợ được dùng để thay thế cho phần tiết kiệm thuế do tài trợ
bằng nợ, và khi các điều kiện khác không đổi thì một DN có khoản tiết
kiệm thuế không phải nợ được dự đoán là sẽ vay nợ ít hơn.
g, Chi phí nợ (rd)
Lãi vay được sử dụng làm chi phí nợ vì DN không phát hành trái
phiếu. Về lý thuyết, lãi vay càng cao thì việc sử dụng nợ sẽ giảm vì khi chi
phí nợ tăng lên DN sẽ chuyển sang sử dụng vốn chủ sở hữu.
h, Chi phí vốn chủ sở hữu (re)
Chi phí VCSH được đo lường bằng tỷ lệ lãi suất yêu cầu của chủ sở
hữu đối với vốn đầu tư vào DN. Đây là chi phí rất quan trọng ảnh hưởng
7
đến cơ cấu vốn của DN. Do vậy, về lý thuyết thì chi phí VCSH sẽ biến động
cùng chiều (+) với tỷ số nợ, chi phí VCSH tăng sẽ hạn chế DN sử dụng
VCSH mà chuyển sang dùng nợ.
i, Chi phí phá sản
Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản thì những chi phí như: chi phí
hành chính, chi phí liên quan đến việc bán và chuyển nhượng tài sản…
được coi như chi phí phá sản của công ty. Theo thứ tự ưu tiên khi phá sản,
lợi nhuận từ bán tài sản được phân phối cho chủ nợ trước sau đó mới được
dành cho cổ đông. Trong sự kiện phá sản, nói chung, những người nắm giữ
chứng khoán nhận được ít hơn so những gì họ có thể nhận khi không có chi
phí phá sản. Vì vậy khi chi phí phá sản cao sẽ ít hấp dẫn các nhà đầu tư nắm
giữ chứng khoán công ty hơn và công ty sẽ tăng cường sử dụng nợ để tài trợ
cho dự án. Chi phí phá sản sẽ biến động cùng chiều (+) với hệ số nợ.
STT YẾU TỐ GIẢI THÍCH QUAN HỆ
1 ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (-) Nghịch biến
2 ROE Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (-) Nghịch biến
3 TANG Tài sản cố định hữu hình/ Tổng tài sản (+) Đồng biến
4 TAX Thuế TNDN hiện hành/ Lợi nhuận
trước thuế và lãi vay (+) Đồng biến
5 SIZE Gía trị logarith của tổng tài sản (+) Đồng biến
6 TSE Khấu hao/ Tổng tài sản (-) Nghịch biến
7 rd Chi phí nợ (-) Nghịch biến
8 re Chi phí vốn chủ sở hữu (+) Đồng biến
9 Chi phí phá sản (+) Đồng biến
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến CTV (hệ số nợ)
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu
a, Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh doanh có tác dụng khuếch đại EBIT từ đó khuếch đại
EPS. Rủi do kinh doanh cao sẽ làm EBIT giảm mạnh, để EPS không giảm