Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáoviên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
726

xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáoviên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------O0O---------------

NGUYỄN THỊ THOA

XÂY DỰNG BẢN HỌA ĐỒ TÂM LÝ CỦA GIÁOVIÊN DẠY

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

Chuyên ngành: Tâm Lý Học

Mã số: 60. 31. 80

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LÊ THỊ MINH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh- 2010

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm thành

phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn sự cộng tác của Lãnh đạo, Ban Giám Hiệu và giáo viên của các trường chuyên

biệt, các TTBT Xã hội một số tỉnh phía nam như trường chuyên biệt Ánh Dương (Q12), Trường

Khuyết tật Hoàng Mai (Gò Vấp), TTBT Trẻ tàn tật Mồ côi Thị Nghè, TT BTXH Đồng Nai, TT

BTXH Khánh Hòa, TT BT XH Ninh Hòa, TTBT XH Tiền Giang, TTBT XH Trà Vinh,…đã nhiệt

tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và các thông tin nghiên cứu quan trọng của đề tài.

Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, Ban lãnh đạo trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CSII) đã tạo

nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài và quý thầy cô trong khoa Công tác Xã hội đã cung

cấp những tư liệu cần thiết, trao đổi những thông tin bổ ích.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà

đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa và động viên em trong suốt thời gian thực hiện để hoàn thành luận

văn này.

Đề tài được thực hiện với thái độ nghiêm túc của tác giả, nhưng trong quá trình nghiên cứu

không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự góp ý từ phía các thầy cô giáo, các bạn đồng

nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng kính chào.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2010

Tác giả

Nguyễn Thị Thoa

Các chữ viết tắt trong đề tài

1. Chậm phát triển trí tuệ: CPTTT

2.Trung tâm bảo trợ xã hội: TTBTXH

3. Giáo viên: GV

4. Lãnh đạo, hiệu trưởng: LĐ

5. Nhà xuất bản: NXB

6. Bản đồ di truyền: BĐDT

7.Nhiễm sắc thể: NST

8. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: Bộ LĐTB&XH

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và cũng là một

chủ trương đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, Việt

Nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình trợ giúp trẻ khuyết tật, nhằm tạo cơ hội cho trẻ

khuyết tật hòa nhập cộng đồng và phát triển như những trẻ em khác. Công việc giáo dục trẻ khuyết

tật tại các trường chuyên biệt và tại các cơ sở bảo trợ xã hội gặp rất nhiều khó khăn vất vả. Để đáp

ứng được mong muốn của trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật phát triển hòa nhập cộng đồng, đòi

hỏi giáo viên không chỉ có cái tâm mà còn cần có kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất nhân cách

phù hợp, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

Hiện nay, bên cạnh các trường giáo dục chuyên biệt, các trung tâm bảo trợ trẻ khuyết tật ở các

tỉnh phía nam cũng thực hiện nhiệm vụ giáo dục văn hóa cho trẻ khuyết tật. Giáo viên dạy trẻ

khuyết tật nói chung và giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng là một trong những lực

lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ hòa nhập cộng đồng, sống

tự lập và sống có ích góp phần làm giảm thiểu gánh nặng của xã hội. Người giáo viên dạy trẻ

khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ khuyết tật. Họ góp một phần không nhỏ vào

sự nghiệp công tác xã hội, giúp đỡ trẻ khuyết tật vươn lên, hòa nhập và phát triển. Việc hình thành

phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đáp ứng được yêu

cầu của nghề là một vấn đề cần được khoa học tâm lý quan tâm đúng mực .

Vấn đề phẩm chất nhân cách cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp đã được đề cập tới trong

một số lĩnh vực như Kinh doanh, quản lý, thể thao, quân sự, y tế, giáo dục,….Tuy nhiên, cho đến

nay việc nghiên cứu các phẩm chất nhân cách của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là vấn đề

chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.

Việc giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều đặc thù riêng như tính Tính Linh hoạt trong

xử lý các tình huống xảy ra bất thường, tính kiên trì nhẫn nại, sự chịu khó và am hiểu tâm – sinh lý

của trẻ chậm phát triển trí tuệ,….Trên thực tế hầu hết giáo viên đến với nghề dạy trẻ chậm phát triển

trí tuệ còn gặp nhiều bất cập về chuyên môn, thái độ với nghề và sự hiểu biết về nghề,…nên chưa

thực sự an tâm với nghề nghiệp của mình.

Thực hiện thỏa thuận khung hợp tác giữa Bộ lao Động – Thương binh Xã hội và tổ chức

Caritas (Cộng hòa Liên Bang Đức), trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CSII) đã mở chuyên ngành

mới “ Giáo dục chăm sóc người khuyết tật” nhằm mục đích đào tạo và bồi dưỡng nhận thức và tay

nghề cho nhân viên và giáo viên hiện đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường,

trung tâm bảo trợ xã hội các tỉnh phía nam được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản. Đồng

thời nhằm mục đích phát triển nghề giáo dục chăm sóc người khuyết tật thành một nghề trong xã

hội. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hình thành những yếu tố tâm lý phù hợp với nghề giáo dục

người khuyết tật đang được các trung tâm, trường đại học LĐXH, những người đang theo nghề

quan tâm.

Tóm lại: Xuất phát từ mục tiêu của Đảng, Chính phủ về việc hỗ trợ người Khuyết tật hòa nhập

cộng đồng. Từ thực tiễn công tác giảng dạy chuyên ngành Giáo dục chăm sóc người khuyết tật cho

các giáo viên làm công tác giáo dục người khuyết tật của trường ĐH Lao Động Xã hội (CSII) và của

các trường chuyên biệt, trung tâm Bảo trợ xã hội về việc tuyển chọn, đào tạo những giáo viên dạy

trẻ chậm phát triển trí tuệ. Từ chính nhu cầu của những người đã và đang theo nghề để điều chỉnh

bản thân, đáp ứng phù hợp với những yêu cầu của nghề. Để giải quyết vấn đề nêu trên chúng tôi

chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí

tuệ”

2. Mục đích nghiên cứu

- Đề tài khảo sát thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng

của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trên cơ sở đó xây dựng bản họa đồ tâm lý nghề

nghiệp phục vụ cho công tác hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý giáo viên dạy

trẻ chậm phát triển trí tuệ.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bản họa đồ tâm lý của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

3.2. Khách thể nghiên cứu: Tổng số 180 người trong đó bao gồm :

-151 giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại một số trường chuyên biệt , các trung tâm

BTXH phía nam (dùng trong nghiên cứu thực trạng).

- 29 khách thể là lãnh đạo, ban giám hiệu một số trường chuyên biệt, các trung tâm BTXH phía

nam (dùng cho nghiên cứu khảo nghiệm).

Cụ thể số lượng khách thể được phân bố ở các đơn vị như sau :

STT Đơn vị công tác Giáo viên Lãnh Đạo Ghi chú

1. TTBTXH tỉnh Khánh Hòa 13 03

2 TTBTXH Ninh Hòa 13 03

3. TTBT XH Đồng Nai 13 02

4. Trường chuyên biệt Ánh Dương (Q12) 11 03

5. TT BTXH Trà Vinh 21 03

6. TTBT Trẻ em tàn tật Thị Nghè (Q.BT) 40 03

7. Trường chuyên biệt Hoàng Mai (Q.GV) 16 03

8. TTBTXH Gò Vấp 24 03

9. TT BTXH Tỉnh Tiền Giang 0 03

10. Trường Đại học Lao Động Xã Hội 0 03

Tổng số (180): 151 29

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

- Khảo sát thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng của

giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

- Xây dựng bản họa đồ tâm lý của người giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

5. Phạm vi nghiên cứu

5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

Vì bản họa đồ tâm lý là một khái niệm rộng bao gồm toàn bộ các phẩm chất nhân cách của con

người, nên trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các phẩm chất nhân

cách đặc trưng của giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

5.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

Giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt và trung tâm Bảo trợ Xã Hội tại một số

tỉnh phía nam.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được những phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ chậm

phát triển trí tuệ, thì sẽ xây dựng được bản họa đồ tâm lý của họ- Làm cơ sở cho công tác hướng

nghiệp, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng các giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài.

7.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xin ý kiến các chuyên gia đại diện lĩnh vực: giáo dục

đặc biệt; lãnh đạo các trung tâm Bảo trợ xã hội về vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu Anket.

Là phương pháp chính của đề tài nghiên cứu. Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề lý luận,

chúng tôi đặc biệt chú ý đến phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Bước đầu, chúng tôi xây dựng

phiếu hỏi với những câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến của khách thể nghiên cứu về những phẩm

chất nhân cách đặc trưng của người giáo viên dạy trẻ CPTTT. Sau đó chúng tôi xây dựng bảng hỏi

với những câu hỏi để tìm hiểu và hệ thống lại những phẩm chất nhân cách đặc trưng của người giáo

viên dạy trẻ CPTTT.

7.4.Phương pháp phỏng vấn sâu.

Để minh họa cho kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên dạy trẻ

chậm phát triển trí tuệ giỏi, có kinh nghiệm trong nghề. Cụ thể chúng tôi phỏng vấn 08 người.

7.5.Phương pháp toán thống kê

Phương pháp này được sử dụng để xử lí số liệu thu thập từ phiếu điều tra.

8. Đóng góp mới của đề tài

8.1.Về mặt lý luận

Đề tài hệ thống được những phẩm chất nhân cách của người giáo viên dạy trẻ CPTTT, trên cơ

sở đó xây dựng bản họa đồ tâm lý của giáo viên họ là cơ sở cho quá trình đào tạo giáo viên ngành

giáo dục- chăm sóc người khuyết tật.

8.2.Về mặt thực tiễn:

Chỉ ra thực trạng nhận thức và tự đánh giá về những phẩm chất nhân cách đặc trưng của giáo

viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ và xây dựng bản họa đồ tâm lý của họ, nhằm phục vụ cho công

tác hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng giáo viên dạy người khuyết tật.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Bản họa đồ tâm lý trong các hoạt động nghề nghiệp đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước

quan tâm đề cập để làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề. Nhưng những nghiên cứu về

lĩnh vực này còn tản mạn. Chưa có công trình cụ thể nghiên cứu về bản họa đồ tâm lý người giáo

viên dạy trẻ CPTTT, các công trình nghiên cứu thường quan tâm đến các phẩm chất nhân cách đặc

trưng phù hợp với một số nghề cụ thể. Trong đề tài này, chúng tôi tham khảo một số vấn đề lí luận

nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu .

1.1.Các công trình nghiên cứu ngoài nước.

Ở các nước phương Tây, đặc biệt ở Mỹ và ở Anh, nghiên cứu về những phẩm chất nhân cách

đặc trưng và sự phát triển nghề của cá nhân cũng đã sớm được quan tâm nghiên cứu trong các công

trình của các tác giả như: Parsons R. (1942), Diggory I.C.(1996), Bachman I.G (1977)

Một số tác giả khi nghiên cứu đến các đặc điểm tâm lý cá nhân liên quan đến hoạt động nghề

nghiệp thường xem xét chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau như:

R.M.Stogdill với các công trình nghiên cứu của mình đã xác định 5 đặc điểm về thể chất có

liên quan đến khả năng lãnh đạo như thể lực, ngoại hình, chiều cao,…4 đặc điểm về tri thức và khả

năng, 16 đặc điểm về nhân cách như khả năng thích nghi, sự năng nổ nhiệt tình, tự tin,…9 đặc điểm

xã hội như sự hợp tác, giao tiếp, kỹ năng hành chính….và 6 đặc điểm khác như bền bỉ, sáng

tạo…Ông tổng kết rằng : “ Có một mối tương quan nhất định giữa các đặc điểm về sự thông minh,

uyên bác, đáng tin cậy, trách nhiệm, sự tham gia xã hội và địa vị kinh tế xã hội của người lãnh đạo

so với hiệu quả lãnh đạo”[tr 53, 42]. Khi nghiên cứu quan hệ từng đặc điểm riêng rẽ với sự thành

công, nhưng một nhóm đặc điểm thì có tương quan rất chặt chẽ với sự thành công. Các nghiên cứu

của Stogdill thể hiện cách tiếp cận theo đặc điểm là con người phải có được những đặc điểm đặc

biệt để có thể trở thành người lãnh đạo thành công. Tuy nhiên không ít người lãnh đạo có một số

đặc điểm như đã phát hiện nhưng họ đã không thành công, ngược lại một số lãnh đạo có rất ít những

đặc điểm như vậy lại rất thành công. Hơn nữa, hai người lãnh đạo tuy có những phẩm chất khác

nhau nhưng lại cùng thành công trong những điều kiện như nhau.

Ngay từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ này, ở Liên xô cũ đã có nhiều công

trình nghiên cứu nhằm xác định những phẩm chất, đặc điểm cơ bản của người lao động trong một

nghề như các công trình nghiên cứu của các tác giả như T. Marcarian, R. Cuchepốp, M.P.Xôcôlôp,

T.C.Chuguep). Đến năm 60-70 nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu sự hình thành nghề và sự phát

triển nhân cách nghề trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu về họa đồ nghề nghiệp, đặc biệt là đi sâu

nghiên cứu về các mặt động cơ và thao tác của hoạt động nghề.

Những nghiên cứu của các tác giả N.V.Cuzmina (1967), V.A.Xlatvenin đã coi các chỉ số tâm

lý của sự hình thành nghề chính là sự thể hiện mô hình nhân cách của người giáo viên như những

đặc tính và biểu hiện về mặt xu hướng tư tưởng, xu hướng nghề và nhận thức về nghề; những yêu

cầu cần thiết để hình thành những xu hướng đó trong quá trình đào tạo; khối lượng và thành phần

của công tác đào tạo chuyên về nghề; nội dung và phương pháp đào tạo nghiệp vụ. Những nghiên

cứu tập trung vào đặc điểm của chủ thể trong quá trình lựa chọn và học nghề. Trong các công trình

nghiên cứu của R.I. Khomeluch (1971), T.A. Borobeva (1979), E.A. Climôp (1969, 1980),

T.V.Cuđryavtsev, V.I.Segurova(1987, 1998) đã đi sâu nghiên cứu về hứng thú nghề, xu hướng

nghề, tự xác định nghề, lựa chọn nghề ở chủ thể nhằm phục vụ cho công tác hướng nghiệp và dạy

nghề.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả như N.V.Cuzmina (1961, 1967, 1970), A.I.Serbacop, V.A.

Xlatvenin (1978) về quá trình hình thành nhân cách người giáo viên, sự phát triển năng lực sư phạm

và trình độ tay nghề, cơ chế và tính liên tục của nghề sư phạm; sự hình thành kỹ xảo nghiệp vụ; đặc

tính sáng tạo của hoạt động sư phạm. Ph.N.Gônôbôlin (1977) với “những phẩm chất nhân cách của

người giáo viên” có đề cập đến các đặc điểm tâm lý phù hợp với công việc giáo dục và giảng dạy

học sinh, đó là các phẩm chất như: Đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức,

những đặc điểm hoạt động trí tuệ, tình cảm trong lao động, phẩm chất ý chí của người thầy giáo

trong quá trình dạy học và giáo dục.

Một số tác giả của trường đại học tổng hợp Lêningrat (Liên xô) trong phương án thử nghiệm

đã đưa ra 109 yêu cầu về phẩm chất nhân cách người kỹ sư thiết kế theo 8 nhóm: các phẩm chất,

biểu hiện thái độ đối với công việc (yêu lao động, thái độ quan tâm đến công việc, sáng tạo,…); các

phẩm chất, đặc trưng cho phong cách chung của hành vi và hoạt động ( tính chấp hành, tính độc lập,

tính năng động,…); kiến thức (kiến thức kĩ thuật theo chuyên ngành của mình, kiến thức toán học,

văn hóa nói chung,…); Các kỹ năng tổ chức- kỹ thuật (kỹ năng giải quyết nhiệm vụ kĩ thuật, kỹ

năng làm việc với tài liệu và sổ tay kỹ thuật, kỹ năng thực hiện sự tác động qua lại đối với các bộ

phận khác,…); Các kỹ năng tổ chức- hành chính (kĩ năng thiết lập bầu không khí lao động; kỹ năng

lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục người khác,…); Các phẩm chất, đặc trưng cho thái độ đối với con

người (trung thực, thẳng thắn , độ lượng…); Các phẩm chất , đặc trưng cho thái độ đối với bản thân

(khiêm tốn, tự tin, tự hoàn thiện…), [tr 31, 21]

1.2.Những công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về bản họa đồ tâm lý hoặc phẩm chất nhân cách phù hợp nghề chủ

yếu nhằm phục vụ cho công tác hướng nghiệp. Khái niệm hướng nghiệp được nhắc đến từ những

năm 60 nhưng những công trình nghiên cứu về mảng phẩm chất nhân cách mãi đến những năm 80

mới bắt đầu được quan tâm.

Công trình nghiên cứu đầu tiên về những phẩm chất nhân cách trong lĩnh vực kĩ thuật quân sự phải

kể đến tác giả Tô Như Khuê và V.A.Egorốp (1983) trong “ Đại cương tâm lý học kỹ thuật quân sự”.

Tác giả đã viết về một số phẩm chất nhân cách của trắc thủ như: chú ý, trí nhớ, đặc điểm quá trình

xử lý thông tin, độ tin cậy của trắc thủ trong hệ thống “con người- kỹ thuật, quân sự” [tr 23, 21]

Vào năm 1985, Viện NCKHGD nghiên cứu về “ tuyển chọn giáo viên dạy nghề”. Sau đó là công

trình “ tuyển chọn giáo viên thực hành nghề và năng lực sư phạm”. Trong các công trình này, các

tác giả đã nghiên cứu về các đặc trưng tâm lý phù hợp nghề và đưa ra các phương pháp xác định các

đặc điểm tâm lý phù hợp nghề.

Năm 1990, tác giả Đỗ Thị Hòa với đề tài “ Tuyển chọn phẩm chất tâm- sinh lý học sinh học

nghề lái xe” đã đưa ra 5 đặc điểm tâm lý cơ bản cần thiết cho nghề lái xe là: Có khả năng phản ứng

nhanh, nhạy trước tình huống bất ngờ, có khả năng phối hợp thao tác, động tác tốt; có độ bền vững

và phân phối chú ý tốt; có khả năng tập trung và di chuyển chú ý tốt; có khả năng phân tích và tổng

hợp sự kiện tốt; có khả năng phán đoán tình huống chính xác [tr23, 21]

Năm 1993, tác giả Nguyễn thị Kim Luân trong “nghiên cưú một số phẩm chất nhân cách đặc

trưng của vận động viên bóng bàn trẻ Việt Nam” trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động thể thao

của môn bóng bàn đã đưa ra 6 phẩm chất nhân cách đặc trưng của vận động viên bóng bàn là: năng

lực chú ý; tri giác không gian, cảm giác vận động cơ; đặc điểm hoạt động hệ thần kinh; tư duy trực

quan hình ảnh- hành động; trạng thái tâm lý thi đấu

Năm 1994, tác giả Mạc Văn Trang trong : “ Nghiên cứu những yêu cầu tâm lý cơ bản đối với

một số nghề và phương pháp xác định những đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp nghề , làm cơ sở

cho công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề” đã xác định những đặc điểm tâm lý phù hợp nghề đối với

một số nghề như nghề y, nghề giáo viên mầm non, nghề giáo viên tiểu học, nghề bán hàng, nghề

khảm trai.

Năm 1994, Tác giả Nguyễn Viết Sự trong đề tài “Phạm trù nghề và sự phát triển của nó” đã

nghiên cứu một số nghề như nghề thợ tiện, nghề thợ nề, nghề vận hành cơ khí nông nghiệp và có

đưa ra một số yêu cầu về tâm – sinh lý đối với các nghề này.

Năm 1996, tác giả Nguyễn thị Phương Anh đi sâu nghiên cứu : “ Một số đặc điểm Tâm lý- xã

hội của nhà doanh nghiệp”. trên cơ sở phân tích các đặc điểm tâm lý của các nhà doanh nghiệp nước

ngoài, tác giả đã đưa ra 14 đặc trưng tâm lý của nhà doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh

doanh là: Bền bỉ, cần cù, có chí, dám mạo hiểm, có đầu óc tính toán kinh doanh; ham học hỏi; hiểu

biết; Tính Linh hoạt; năng động; nhạy bén; có óc sang kiến; sang tạo; quảng giao; quyết đoán; thạo

việc; có kinh nghiệm về lĩnh vực mình kinh doanh; thận trọng; thông minh; tự tin [tr36, 24]

Năm 1996, tác giả Nguyễn thị Kim Phương trong “ Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý – xã

hội của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam” đã khảo sát 60 phẩm chất theo 3 nhóm: Những khả năng;

những kỹ năng; và những phẩm chất nhân cách đặc trưng hiện có ở giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

Năm 1998, tác giả Nguyễn Hữu Chùy, Mai Ngọc Luông đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình

hình giáo dục trẻ khuyết tật trên cơ sở tâm lý học sinh và bước đầu định hướng phương thức đào tạo

giáo viên ” trong đề tài, tác giả có manh nha đề cập đến những phương thức đào tạo người giáo viên

dạy người khuyết tật.

Năm 2003, Tác giả Nguyễn Hữu Chùy có đề cập đến những phẩm chất và năng lực của người

giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở phần cơ sở lý luận trong đề tài: “ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ

khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo”. Nhưng vấn

đề này chỉ mang tính sơ lược, khái quát trong phần cơ sở lý luận mà chưa qua nghiên cứu cụ thể.

Năm 2005, Tác giả Lê Thị Minh Hà đã nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng chương trình

đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt”, trong đề tài này, tác giả có đề cập đến một số yêu cầu về nhân

cách của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật như mặt phẩm chất, kỹ năng. Những tư liệu này được

nghiên cứu ở mức khái quát .

Có thể nói rằng, các công trình này đã đóng góp một phần dù nhỏ vào việc xây dựng các

phương pháp, đặc biệt là phương pháp dự đoán nhân cách nhằm mục đích tuyển chọn nghề. Để đáp

ứng nhu cầu cấp thiết về tư vấn nghề cho thanh niên và nhu cầu tuyển chọn về tâm lý đối với một số

nghề cần thiết trong cơ chế thị trường hiện nay.

Tóm lại, nghiên cứu về các phẩm chất nhân cách cá nhân phù hợp với nghề làm cơ sở cho công

tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển chọn nghề mới chỉ bắt đầu. Điều chú ý là lĩnh vực nghiên cứu

họa đồ tâm lý nhằm xác định các phẩm chất nhân cách đặc trưng cho cán sự xã hội hỗ trợ người

khuyết tật hòa nhập cộng đồng và giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn bị bỏ ngỏ. Chính vì vậy, đề tài

này với mong muốn góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác hướng

nghiệp, tuyển chọn và đào tạo giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

2. Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài.

2.1.Bản họa đồ

Là bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những tính chất liên quan trực

tiếp đến sự vật hiện tượng .

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bản đồ: Bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bề mặt trái

đất hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ

được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước [tr 84, 20]

Bản đồ thường dùng nhất trong địa lý. Theo nghĩa này bản đồ thường có hai chiều mà vẫn biểu

diễn một không gian có ba chiều đúng đắn. Môn bản đồ là khoa học và nghệ thuật vẽ bản đồ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!