Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ MẠNH ÂN ĐỨC
XÂY DỰNG BẢN SẮC VĂN HÓA KINH DOANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ MẠNH ÂN ĐỨC
XÂY DỰNG BẢN SẮC VĂN HÓA KINH DOANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Mai Yến
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôixin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ
luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Dương Thị Mạnh Ân Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyênnhững người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và
những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề
tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Mai Yến người
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa, Trung tâm trường Đại học
Kinh tế & QTKD đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban, cùng các bạn
bè đồng nghiệp tại các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên đã cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình,người thân và bạn bè đã
quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Dương Thị Mạnh Ân Đức
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 3
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 3
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI.................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải
taxi........................................................................................................................ 4
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vận tải taxi .................................................... 4
1.1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi7
1.1.3. Vai trò của bản sắc văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp vận tải
taxi........................................................................................................................ 9
1.1.4. Các yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp
vận tải taxi .......................................................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải taxi .............................................................................................. 17
1.2.1. Các điển hình về xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải taxi ở Việt Nam và nước ngoài................................................... 17
iv
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh của các
doanh nghiệp vận tải taxi ................................................................................... 21
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 23
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 23
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu............................................................................ 24
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.............................................................. 24
2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu....................................................... 25
2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ..................................... 27
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 27
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 27
2.4. Thang đo...................................................................................................... 28
2.5. Mã hóa biến................................................................................................. 29
2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 30
Chương 3.THỰC TRẠNG BẢN SẮC VĂN HÓA KINH DOANHCỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN........................................................................................................... 32
3.1. Khái quát về các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên32
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vận tải taxi trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên ......................................................................... 32
3.1.2. Khái quát về bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.................................................................. 34
3.2. Thực trạng xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp taxi
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.................................................................. 36
3.2.1. Thực trạng các yếu tố cấu thành băn sắc văn hóa kinh doanh ................. 36
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh trong các doanh
nghiệp taxi tại Thái Nguyên............................................................................... 44
3.3. Phân tích đánh giá ....................................................................................... 48
3.3.1. Mô tả mẫu ................................................................................................ 48
v
3.3.2. Hệ số tin cậy và kiểm định thang đo........................................................ 50
3.3.3. Kết quả phân tích nhân tố và tính hội tụ của thang đo............................. 52
3.3.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu...................................................................................................................... 54
3.3.5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy.......................................................... 55
3.3.6. Đánh giá về bản sắc văn hóa các doanh nghiệp taxi................................ 56
3.4. Đánh giá chung về bản sắc văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp vận
tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...................................................... 66
3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 66
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 67
Chương 4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BẢN SẮC VĂN HÓA KINH DOANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN...................................................................................... 69
4.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh
nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................... 69
4.1.1. Quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh................................................ 69
4.1.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa kinh doanh................................................... 70
4.1.3. Sự cần thiết xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp
vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên ................................................................ 70
4.2. Giải pháp xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận
tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...................................................... 73
4.2.1. Xây dựng triết lý kinh doanh ................................................................... 73
4.2.2 Xây dựng văn hóa ứng xử......................................................................... 75
4.2.3. Xây dựng văn hóa doanh nhân................................................................. 78
4.2.4. Xây dựng giá trị hữu hình, thương hiệu của doanh nghiệp...................... 79
4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................... 80
4.3. Đề xuất kiến nghị ........................................................................................ 83
4.3.1. Tạo lập môi trường lành mạnh cho VHKD trong doanh nghiệp ............. 83
4.3.2. Nâng cao nhận thức về VHKD ................................................................ 84
4.3.3. Có biện pháp hỗ trợ xây dựng VHDN ..................................................... 84
vi
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 89
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSVH Bản sắc văn hoá
CBNV Cán bộ nhân viên
DN Doanh nghiệp
TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
TH Thương hiệu
TLKD Triết lý kinh doanh
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
VHDN Văn hoá doanh nhân
VHKD Văn hoá kinh doanh
VHUX Văn hoá ứng xử
XHCN Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mã hóa biến khảo sát.................................................................... 29
Bảng 3.1. Sứ mệnh kinh doanh được các doanh nghiệp taxi công bố.......... 36
Bảng 3.2. Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp taxi............................. 38
Bảng 3.3. Các giá trị tuyên bố....................................................................... 39
Bảng 3.4. Hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp ............................... 40
Bảng 3.5. Quy định về văn hóa giao tiếp ứng xử ......................................... 41
Bảng 3.6. Xây dựng nội dung tài liệu về bản sắc VHKD............................. 45
Bảng 3.7. Xây dựng phong cách lãnh đạo .................................................... 46
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo khảo sát.................... 50
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định phân tích nhân tố............................................ 52
Bảng 3.10. Ma trận xoay nhân tố.................................................................... 53
Bảng 3.11. Ma trận tương quan các nhân tố ................................................... 54
Bảng 3.12. Kết quả phân tích phương trình hồi quy....................................... 55
Bảng 3.13. Đánh giá về triết lý kinh doanh .................................................... 57
Bảng 3.14. Đánh giá về thương hiệu .............................................................. 59
Bảng 3.15. Đánh giá về văn hóa ứng xử......................................................... 61
Bảng 3.16. Đánh giá về văn hóa doanh nhân.................................................. 63
Bảng 3.17. Đánh giá về bản sắc văn hóa ........................................................ 65
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa kinh doanh.............................11
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài...........................................................27
Biểu đồ 3.1. Thông tin về giới tính của đối tượng khảo sát....................................48
Biểu đồ 3.2. Thông tin về độ tuổi đối tượng khảo sát ............................................48
Biểu đồ 3.3. Thông tin về số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ................49
Biểu đồ 3.4. Thông tin về vị trí công tác của đối tượng khảo sát...........................50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau khi tham gia Lễ
ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 2/2016 sẽ tác
động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đó không chỉ là tác động đối
với công cuộc cải cách nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể
chế mà còn là sức ép về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.Ngoài các yếu
tố về nguồn lực của doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là yếu tố có vai trò quan trọng
trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tạo lợi thể cạnh tranh dài hạn cho
doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, khi người tiêu dùng quyết
định lựa chọn nhà cung cấp và đánh giá chất lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào uy
tín, hình ảnh của doanh nghiệp, thì việc xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh đối với
các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn.
Trong vài năm gần đây, do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, có
thể nhận thấy số lượng các doanh nghiệp vận tải taxi ngày càng tăng nhanh, đặc biệt
là ở các thành phố lớn. Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi xây dựng được hình ảnh
chuyên nghiệp, đào tạo lái xe bài bản, do vậy dù giá cước taxi đắt hơn vẫn được người
tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp vận tải taxi có sản
phẩm dịch vụ kém chất lượng, văn hóa phục vụ taxi còn chưa tốt, không minh bạch
về tính cước phí, gây khó chịu cho khách hàng.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với nhiều lợi thế về vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã được hoàn thiện
dần với hệ thống giao thông thuận lợi ngày càng được nâng cấp tốt hơn. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế hiện nay của Thái Nguyên đạt gần 19% và cũng là một trong các tỉnh,
thành phố có kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI cao tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực lớn nhất trong cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển của
Thái Nguyên đã đem lại nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển các sản phẩm dịch
vụ vận chuyển hành khác, nhưng chính sự hấp dẫn của thị trường đã khiến cho có sự
tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp vận tải taxi với sự cạnh tranh gay gắt